Bài 18: Tập tính ở động vật | Giải bài tập Sinh học 11 | Chương 2: Cảm Ứng Ở Sinh Vật - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Sinh học 11 - Bài 18


Mở đầu trang 115 Sinh học 11: Trong tự nhiên, các loài động vật thể hiện rất nhiều hành vi khác nhau. Tại sao chúng lại thể hiện các hành vi đó? Các hành vi đó đem lại lợi ích gì cho chúng?

Lời giải:

- Động vật thể hiện các hành vi khi bị kích thích. Kích thích có thể đến từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể.

- Lợi ích của các hành vi đối với động vật: Các hành vi làm tăng khả năng sinh tồn, tăng sự thành công sinh sản và cân bằng nội môi. Như vậy, các hành vi sẽ giúp động vật thích nghi để tồn tại và phát triển.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 117)

Câu hỏi 1 trang 117 Sinh học 11: Khi nào tập tính được biểu hiện? Lấy một số ví dụ về tập tính ở động vật và cho biết mỗi tập tính đó có ý nghĩa gì đối với động vật.

Lời giải:

- Tập tính được biểu hiện khi động vật bị kích thích. Kích thích có thể đến từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể.

- Một số ví dụ về tập tính ở động vật và ý nghĩa của tập tính đó:

Tập tính Ý nghĩa của tập tính
Tập tính đứng tập trung xếp thành vòng tròn và thay phiên nhau hứng gió lạnh của chim cánh cụt. Giúp chim cánh cụt duy trì được thân nhiệt, vượt qua được điều kiện khí hậu lạnh khắc nghiệt.
Tập tính ngủ đông của gấu. Giúp gấu duy trì sự sống qua mùa động lạnh giá và thiếu thức ăn.
Tập tính bỏ chạy khi nhìn thấy mèo của chuột. Giúp chuột tránh khỏi được sự săn đuổi của vật săn mồi – con mèo.
Tập tính ấp trứng và chăm sóc, bảo vệ con non của các loài chim. Giúp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chim non sinh trưởng và phát triển.
Tập tính tập thể dục buổi sáng ở người. Giúp con người tăng cường sức khỏe.
Tập tính đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu của chó Giúp chó bảo vệ được nơi ở, nguồn thức ăn, bạn tình,… của mình.

Câu hỏi 2 trang 117 Sinh học 11: Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tìm thêm ví dụ về hai loại tập tính này.

Lời giải:

- Sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được:

Tiêu chí Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Nguồn gốc Có tính bẩm sinh, do gene quy định. Hình thành trong đời sống cá thể.
Tính chất Di truyền, rất bền vững,  đặc trưng cho loài. Không di truyền, dễ mất đi nếu không được củng cố, mang tính đặc trưng cá thể.
Tác nhân kích thích Tác nhân kích thích thích ứng với thụ thể cảm giác. Tác nhân kích thích bất kì đối với thụ thể cảm giác.
Số lượng Số lượng có giới hạn. Số lượng không giới hạn.
Trung ương Tủy sống thân não. Có sự tham gia của vỏ não.

- Một số ví dụ về hai loại tập tính trên:

+ Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…

+ Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Tập thể dục buổi sáng ở người;…

Dừng lại và suy ngẫm (trang 119)

Câu hỏi 1 trang 119 Sinh học 11: Kể tên các dạng tập tính phổ biến ở động vật. Tìm thêm ví dụ cho mỗi dạng tập tính.

Lời giải:

Các dạng tập tính phổ biến ở động vật và ví dụ:

Các dạng tập tính phổ biến ở động vật Ví dụ
Tập tính kiếm ăn Nhện có tập tính giăng tơ để di chuyển và làm bẫy bắt mồi; Hổ thực hiện một loạt hành động như rình, rượt, vồ để bắt lấy con mồi;…
Tập tính bảo vệ lãnh thổ Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu lãnh thổ; Chó, mèo, hổ,… đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu;…
Tập tính sinh sản Vào cuối xuân, các con ếch đực phát ra tiếng kêu để quyến rũ ếch cái, khi ghép đôi, ếch cái cõng ếch đực trên lưng đi tìm bờ nước để đẻ trứng, ếch cái đẻ trứng còn ếch đực phía trên tưới tinh trùng để thụ tinh cho trứng; Nhện, bọ ngựa có thói quen ăn thịt bạn tình sau khi giao phối;…
Tập tính di cư Vào mùa thu, cá voi xám định hướng bằng cách sử dụng các vật mốc trên đường bờ biển Bắc Mỹ ở bên trái hướng đi để di cư xuống phía nam, còn vào mùa xuân, chúng dựa vào bờ biển bên phải để di cư lên phía bắc; Cá chình di cư theo dòng chảy từ vùng nước ngọt ra biển để đẻ trứng;…
Tập tính xã hội Tập tính thứ bậc ở sư tử (sư tử đầu đàn là con đực to khoẻ và hung dữ nhất, con đực đầu đàn sẽ giành quyền ưu tiên về thức ăn và sinh sản); Tập tính vị tha ở ong (hầu hết các công việc trong xã hội đều do ong thợ đảm nhận); Tập tính hợp tác ở chó sói (Chó sói săn mồi bằng cách cả đàn rượt đuổi theo con mồi, sói đầu đàn vượt lên chặn con mồi để cả đàn vồ mồi);…

Câu hỏi 2 trang 119 Sinh học 11: Lợi ích khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn là gì?

Lời giải:

Lợi ích khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn:

- Tập tính kiếm ăn: đảm bảo chất dinh dưỡng cho động vật sinh tồn và phát triển.

- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: bảo vệ được nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.

- Tập tính sinh sản: đảm bảo truyền lại bộ gene cho thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.

- Tập tính di cư: tránh được khí hậu khắc nghiệt (lạnh giá, nhiệt độ môi trường quá cao, khô hạn,...), thiếu thức ăn hoặc tìm được môi trường phù hợp cho sinh sản.

- Tập tính sống theo bầy đàn (còn gọi là tập tính xã hội): tăng hiệu quả săn bắt mồi (ở sư tử, chó sói, cá heo,...); báo động, tự vệ tránh kẻ săn mồi (ở khỉ, hươu nai, ngựa vằn, các loài chim sống theo bầy đàn,...); xây dựng tổ và bảo vệ tổ (ở ong, kiến,...).

Dừng lại và suy ngẫm (trang 121)

Câu hỏi 1 trang 121 Sinh học 11: Động vật có những hình thức học tập nào? Tìm thêm ví dụ về các hình thức học tập.

Lời giải:

- Một số hình thức học tập ở động vật: quen nhờn, in vết, học cách nhận biết không gian và các bản đồ nhận thức, học liên kết (điều kiện hoá đáp ứng và điều kiện hoá hành động), học xã hội, nhận thức và giải quyết vấn đề.

- Ví dụ về các hình thức học tập:

+ Quen nhờn: Mỗi khi có bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con vội vàng chạy đi ẩn nấp. Nếu kích thích (bóng đen) đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm nào thì sau một thời gian, khi nhìn thấy bóng đen gà con sẽ không chạy đi ẩn nấp nữa.

- In vết: Voi con chạy theo các voi trưởng thành trong đàn.

- Học cách nhận biết không gian và các bản đồ nhận thức: Ong bắp cày cái (Philanthus triangulum) có tập tính đi kiếm ăn xa tổ và tìm lại đúng tổ của nó giữa rất nhiều các tổ khác khi trở về.

- Học liên kết:

+ Điều kiện hoá đáp ứng: Kết hợp gọi gà và cho ăn một số lần. Sau này chỉ cần nghe tiếng gọi là gà chạy về.

+ Điều kiện hoá hành động: Chuột ăn phải thức ăn độc có mùi khác thường và bị nôn. Một vài lần như vậy, chuột sẽ không ăn thức ăn có mùi khác thường đó nữa.

- Học xã hội: Tinh tinh bắt chước nhau dùng cành cây chọc vào tổ mối và ăn mối bám vào cành cây.

- Nhận thức và giải quyết vấn đề: Thường có ở động vật thuộc bộ Linh trưởng và người. Ví dụ: Con người làm dụng cụ săn bắn để bắt động vật hoang dã.

Câu hỏi 2 trang 121 Sinh học 11: Những hành vi dưới đây thuộc kiểu học nào? Giải thích.

+ Chó săn bắt được thỏ, chuột,… sẽ mang về cho những người nuôi dạy nó. Khi bắt được một con vật chó sẽ nhận được một phần thưởng từ người nuôi dạy.

+ Một con mèo đang đói, khi nghe tiếng bày bát đũa lách cách liền chạy ngay xuống phòng ăn.

+ Tinh tinh dùng lá cây múc nước từ suối lên và đưa lên miệng uống.

Lời giải:

Hành vi Kiểu học Giải thích
Chó săn bắt được thỏ, chuột,… sẽ mang về cho những người nuôi dạy nó. Khi bắt được một con vật chó sẽ nhận được một phần thưởng từ người nuôi dạy. Học liên kết kiểu điều kiện hoá hành động. Do trong hành vi này, chó liên kết hành động bắt được thỏ, chuột với phần thưởng.
Một con mèo đang đói, khi nghe tiếng bày bát đũa lách cách liền chạy ngay xuống phòng ăn. Học liên kết kiểu điều kiện hoá đáp ứng. Do trong hành vi này, mèo liên kết tiếng bát đũa với thức ăn.
Tinh tinh dùng lá cây múc nước từ suối lên và đưa lên miệng uống. Học xã hội. Do trong hành vi này, tinh tinh học những con khác cách dùng lá cây lấy nước.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 122)

Câu hỏi trang 122 Sinh học 11: Tìm thêm các ví dụ về áp dụng tập tính ở động vật vào thực tiễn.

Lời giải:

Ví dụ về áp dụng tập tính ở động vật vào thực tiễn:

- Huấn luyện vỗ tay để gọi cá lên ăn.

- Huấn luyện chuột dò mìn.

- Huấn luyện chó chăn cừu.

- Huấn luyện ong để thu mật.

- Sử dụng bẫy đèn để bắt côn trùng gây hại mùa màng.

- Sử dụng đèn để đi câu mực.

Luyện tập và vận dụng (trang 123)

Câu hỏi 1 trang 123 Sinh học 11: Động vật không xương sống hay động vật có xương sống có nhiều tập tính học tập hơn? Giải thích.

Lời giải:

- Động vật có xương sống có nhiều tập tính học tập hơn.

- Giải thích: Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển (dạng lưới hoặc dạng chuỗi hạch) và tuổi thọ thường ngắn nên khó khăn trong học tập và rút kinh nghiệm. Động vật có xương sống có hệ thần kinh phát triển (đặc biệt là Thú), tuổi thọ thường cao nên rất thuận lợi cho học tập và rút kinh nghiệm, chính vì vậy chúng có số lượng tập tính học tập nhiều hơn hẳn so với động vật không xương sống.

Câu hỏi 2 trang 123 Sinh học 11: Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen. Đây là hình thức học tập nào? Giải thích.

Lời giải:

- Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen là hình thức học tập liên kết.

- Giải thích: Chó liên kết hình ảnh, thậm chí mùi của người quen với những gì đã ghi nhớ trong não (người quen này không đưa đến nguy hiểm) nên chó không sủa. Đối với người lạ, chó có phản ứng sủa đề tự vệ, đề phòng sự nguy hiểm đến từ người lạ.

Câu hỏi 3 trang 123 Sinh học 11: Một số loài sếu có nguy cơ tuyệt chủng, khi nhân giống và ấp trứng bằng lò ấp người ta phải cách li các con sếu non khi mới nở và cho chúng tiếp xúc với hình ảnh và âm thanh của đồng loại và không cho chúng nhìn thấy các đối tượng chuyển động khác, kể cả người. Tại sao người ta phải làm như vậy?

Lời giải:

Sếu con mới nở có kiểu học in vết. Cho tiếp xúc với hình ảnh và âm thanh của đồng loại và không cho chúng nhìn thấy các đối tượng chuyển động khác, kể cả người, sếu con mới nở sẽ “in vết” hình ảnh và âm thanh của đồng loại. Trên cơ sở in vết chúng nhận ra sếu cùng loài, đi theo và chung sống với sếu cùng loài.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 18: Tập tính ở động vật | Giải bài tập Sinh học 11 | Chương 2: Cảm Ứng Ở Sinh Vật - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Giải bài tập Sinh học 11

  1. Chương 1: Trao Đổi Chất Và Chuyển Hóa Năng Lượng Ở Sinh Vật
  2. Chương 2: Cảm Ứng Ở Sinh Vật
  3. Chương 3: Sinh Trưởng Và Phát Triển Ở Sinh Vật
  4. Chương 4: Sinh Sản Ở Sinh Vật
  5. Chương 5: Mối Quan Hệ Giữa Các Quá Trình Sinh Lí Trong Cơ Thể Sinh Vật Và Một Số Ngành Nghề Liên Quan Đến Sinh Học Cơ Thể

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.