Bài 2: Sự Cần Thiết Và Biện Pháp Giải Quyết Vấn Đề Tác Động Tiêu Cực Của Phát Triển Kinh Tế Đến Môi Trường Tự Nhiên | Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 | Chuyên Đề 1: Phát Triển Kinh Tế Và Biến Đổi Môi Trường Tự Nhiên - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Bài 2: Sự Cần Thiết Và Biện Pháp Giải Quyết Vấn Đề Tác Động Tiêu Cực Của Phát Triển Kinh Tế Đến Môi Trường Tự Nhiên


Trang 15

Yêu cầu cần đạt:

• Giải thích được sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

• Thực hiện được bài tập nghiên cứu về trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

• Đánh giá được một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

MỞ ĐẦU

Những biến đổi tiêu cực của môi trường dưới tác động của phát triển kinh tế đã và đang gây ra những hậu quả to lớn đối với đời sống xã hội, trở thành nguy cơ cản trở mục tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi cần có những hành động mạnh mẽ, chung tay bảo vệ trường của chúng ta.

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Liên hợp quốc chọn ngày 21 – 3 hằng năm là ngày Quốc tế về Rừng. Chủ đề ngày Quốc tế về Rừng năm 2021 là: "Khôi phục rừng con đường dẫn tới khôi phục kinh tế và hạnh phúc".

Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về chủ để này.

KHÁM PHÁ

1. Sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Báo cáo Gánh nặng Bệnh tật toàn cầu (IMHE, 2019) đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây tử vong và tàn tật tại Việt Nam, trong đó ô nhiễm môi trường không khí đứng thứ 5, tăng 2 bậc so với năm 2007, đứng sau các nguyên nhân như cao huyết áp, đường huyết, hút thuốc và sử dụng rượu bia.

Trang 16

Ô nhiễm không khí đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, đột quỵ, đau tim, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính và ung thư phổi. Ngoài ra, người lao động trong một số ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng,... thường có nguy cơ mắc các bệnh như bụi phổi, bệnh điếc,...

Ô nhiễm nguồn nước gây nên một số bệnh như: bệnh tiêu hoá, bệnh giun sán, các bệnh do muỗi truyền, bệnh về mắt, bệnh ngoài da,...

Ô nhiễm đất ảnh hưởng đến sức khoẻ con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, còn mối đe doạ tiềm tàng từ sự xâm nhập của các chất ô nhiễm trong đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người.

Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ của chúng ta và thế hệ tương lai, mỗi người cần ý thức bảo vệ môi trưởng bằng những hành động cụ thể.

(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, NXB Dân trí, 2021)

2️⃣ Hiện nay, diện tích đất gieo trồng của Việt Nam là khoảng 9,4 triệu ha (trong đó có 4 triệu ha đất trồng lửa). Nếu mực nước biển dâng thêm 1 m thì Việt Nam sẽ bị mất đi khoảng hơn 2 triệu ha đất trồng lúa (khoảng 50%). Điều này đồng nghĩa với việc người dân mất đất sản xuất, mất đi sinh kế, kéo theo đó là gia tăng nghèo, đói. Theo số liệu của Tổng cục Thuỷ lợi, vụ đông – xuân năm 2015 – 2016 có 104.000 ha lúa bị ảnh hưởng nặng đến năng suất do xâm nhập mặn, chiếm 11% số diện tích gieo trồng của 8 tỉnh ven biển. Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiễm mặn ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và giảm năng suất lúa, trung bình giảm tới 20% – 25%, thậm chí tới 50%. Người dân trồng lúa, trồng cây ăn trái và nuôi trồng thuỷ sản đứng trước nguy cơ bị mất sinh kế, mất việc làm, mất thu nhập và rất có thể sẽ bị buộc phải trở thành người dân “tị nạn môi trường", những người buộc phải di cư kiếm sống do không thể canh tác trên chính mảnh đất của mình.

(Theo Nguyễn Thị Hà, Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản, ngày 5 – 5 – 2022)

Câu hỏi

Dựa vào các thông tin, em hãy đưa ra lí do cần phải giải quyết các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên gây ô nhiễm, suy giảm môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh và các hoạt động kinh tế, làm cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm, gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng gây áp lực cho người dân, ngành y tế và xã hội, gây rất nhiều thiệt hại về kinh tế – xã hội, cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Vì vậy, cần phải nhanh chóng tìm ra các biện pháp để hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường để bảo vệ Trái Đất, bảo vệ cuộc sống bình yên của con người và giới tự nhiên.

Trang 17

2. Một số biện pháp, chính sách nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

1️⃣ Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu phấn đấu 100% các cơ sở sản xuất nhóm tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa, nhuộm, chế biến thuỷ sản và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các làng nghề sẽ được thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm, khắc phục hậu quả hoặc lập kế hoạch di dời vào các khu, cụm công nghiệp hay chuyển đổi ngành nghề sản xuất.

(Theo Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 - 4-2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trưởng làng nghề đến năm 2020 và định hưởng đến năm 2030)

2️⃣ Kế hoạch hành động quốc gia về quản lí rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 xác định mục tiêu đến năm 2025: giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 50% ngư cụ khai thác thuỷ sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni-lông khó phân huỷ; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm biển trên toàn quốc; 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

Thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỉ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 5 lưu vực sông chính tại Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ, Nam Trung bộ, Nam bộ và tại các đảo có tiềm năng phát triển du lịch thuộc 12 huyện đảo.

(Theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4 – 12 – 2019 về việc Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lí rác thải nhựa đại dương đến năm 2030)

3️⃣ Kế hoạch phòng ngừa xử lí ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước xác định mục tiêu cụ thể:

Từ năm 2010 đến năm 2015, tập trung xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Từ năm 2016 đến năm 2025, tiếp tục điều tra, xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường còn lại, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Phòng ngừa, giảm thiểu tác hại các hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu cho con người, môi trường và cộng đồng.

(Theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 – 10 – 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt kế hoạch phòng ngừa xử lí ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước)

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, trong đó quy định trách nhiệm của chủ dự án và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp:

Trang 18

– Thống nhất và kí văn bản thoả thuận điều kiện đấu nối nước thải với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu gom nước thải của nhà máy xử lí nước thải tập trung dưới sự giám sát của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp;

– Các cơ sở quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư này phải có hệ thống xử lí nước thải bảo đảm đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tổ chức quan trắc nước thải và kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật. Thực hiện chương trình quan trắc môi trường, báo cáo theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả quan trắc cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.

– Thực hiện các trách nhiệm bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật. (Nguồn: Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, kí ngày 30 – 6 – 2015).

Câu hỏi

1/ Em hãy nêu mục đích đề ra các biện pháp, chính sách nêu trên và đánh giá việc thực hiện các biện pháp, chính sách đó trong thực tế đã góp phần khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường như thế nào?

2/ Em hãy nêu những chính sách, biện pháp khác có tác dụng khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường.

Để đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường tiến tới phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm trong thời gian tới, trong đó có những biện pháp:
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám số sát, thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (ví dụ: Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra giám sát trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Đề án bảo vệ tổng thể môi trường làng nghề),...
- Xử lí, khắc phục ô nhiễm, phục hồi chất lượng môi trường kịp thời, nhanh chóng như: Kế hoạch phòng ngừa, xử lí ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật của Chính phủ; Kế hoạch hành động quốc gia về quản lí rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 của Chính phủ bằng việc thu gom rác thải, ngư cụ trên biển, thực hiện quan trắc biển hằng năm;...
- Kết hợp sử dụng các chế tài về pháp lí, kinh tế cùng với tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân, cộng đồng, doanh nghiệp; thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế it chất thải, kinh tế tuần hoàn.

 

Trang 19

LUYỆN TẬP

1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Biến đổi khí hậu có thể làm cho một bộ phận dân cư phải di cư tìm nơi kiếm sống.

b. Nước thải cũng là nguồn tài nguyên nước quan trọng cần được xử lí, khai thác.

c. Bảo vệ môi trường chính là đảm bảo sự công bằng giữa các nhóm người trong cùng thế hệ và công bằng giữa các thế hệ trong việc sử dụng các nguồn lực từ tự nhiên.

d. Để bắt kịp với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, các nước đang phát triển có thể thực hiện tăng trưởng trước, làm sạch môi trường sau.

2. Em hãy cho biết các biện pháp dưới đây được thực hiện sẽ góp phần hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đối với môi trường như thế nào.

a. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động chương trình 'Triệu cây xanh – Vì một Việt Nam xanh" năm 2022.

b. Chương trình Đổi rác lấy cây: Khi tham gia đổi rác, mọi người có thể đem các loại rác như pin, giấy vụn, vỏ chai,... để đổi quà. Tuỳ vào số lượng rác sẽ quy đổi ra số lượng quà khác nhau như: 5 kg giấy vụn, 3 kg vỏ lon hoặc 5 cục pin sẽ nhận được một cây xanh và một cuốn sách.

c. Ngành xây dựng thực hiện chương trình vật liệu không nung.

d. Đoàn thanh niên phát động phong trào thanh niên xung kích xây dựng nông thôn mới, xây dựng địa chỉ xanh, giúp các hộ dân di chuyển chuồng trại chăn nuôi ra khỏi nhà ở,....

3. Bài tập nghiên cứu

Em hãy lập và thực hiện kế hoạch nghiên cứu về trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên theo hướng dẫn sau đây:

* Mục tiêu:

- Lập được kế hoạch nghiên cứu về trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên ở địa phương mà em quan tâm.

- Thực hiện được kế hoạch nghiên cứu.

- Trình bày được kết quả nghiên cứu.

* Cách thực hiện:

Bước 1. Cá nhân lập kế hoạch nghiên cứu về trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên ở địa phương mà em quan tâm.

Trang 20

- Xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể.

- Xác định thời gian, địa điểm nghiên cứu: một buổi; địa điểm ở gần nơi em sống.

- Xác định nội dung, nhiệm vụ, cách thức tiến hành nghiên cứu:

+ Nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện là: xác định được một tác động tiêu cực cụ thể của phát triển kinh tế đến môi trường từ đó quan sát, phỏng vấn, lưu lại hình ảnh thể hiện tác động tiêu cực đó ảnh hưởng xấu như thế nào đến cuộc sống của con người ở địa phương. Các nhiệm vụ đặt ra cần phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu nghiên cứu. Với mỗi nội dung, nhiệm vụ hoạt động, các em cần thảo luận xác định cụ thể cách thức tiến hành để đưa vào kế hoạch nghiên cứu.

- Xác định phương tiện thực hiện: giấy, bút, phiếu phỏng vấn, nếu có điều kiện thì thêm điện thoại thông minh để quay phim, chụp ảnh.

Bước 2. Lập kế hoạch nghiên cứu theo nhóm

- Thành lập nhóm nghiên cứu, bầu nhóm trưởng và thư kí nhóm, tập hợp kế hoạch nghiên cứu của các cá nhân trong nhóm thành một bản kế hoạch chung, trong đó cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Bước 3. Trình bày kế hoạch nghiên cứu của nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày bản kế hoạch nghiên cứu của nhóm và nghe góp ý, bổ sung.

- Nhận xét, đánh giá chung kết quả lập kế hoạch nghiên cứu của các nhóm.

Bước 4. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu

Cách thức thực hiện:

- Các nhóm triển khai công việc, liên hệ với cá nhân, hộ gia đình đang bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường mà nhóm quan tâm nghiên cứu để quan sát, phỏng vấn, cần trình bày rõ ràng mục đích nghiên cứu và mong muốn được chia sẻ thông tin.

- Lưu ý khi thực hiện kế hoạch nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, chú ý tìm hiểu, quan sát, ghi tóm tắt nội dung tim hiểu, quan sát được theo nhiệm vụ được phân công. Có thể dùng điện thoại thông minh để chụp ảnh những biểu hiện của ảnh hưởng.

- Phỏng vấn người dân để thu thập thông tin về vấn đề nhóm đang quan tâm, nghiên cứu. Chú ý lắng nghe và ghi những thông tin thu thập được qua phỏng vấn.

Trang 21

* Báo cáo kết quả nghiên cứu:

- Mỗi nhóm trưng bày kết quả thực hiện dự án tại một khu vực trong lớp (bài báo cáo trên giấy A0, hình ảnh, video, sơ đồ,...).

hinh-anh-bai-2-su-can-thiet-va-bien-phap-giai-quyet-van-de-tac-dong-tieu-cuc-cua-phat-trien-kinh-te-den-moi-truong-tu-nhien-13592-0

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU....

Nhóm thực hiện: ........

Địa điểm thực hiện: .......

Thời gian thực hiện: ...........

Nội dung: .........

Kết quả: .........

Đánh giá chung: .......

- Từng thành viên trình bày các sản phẩm nghiên cứu đã thực hiện và những điều thu nhận được theo nhiệm vụ được phân công.

- Các nhóm thảo luận nội dung, cách trình bày sản phẩm chung của nhóm. Cần đưa những hình ảnh, số liệu, thông tin thuyết phục vào bài trình bày của nhóm.

- Đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm và trình bày kết quả nghiên cứu.

- Lắng nghe thầy, cô giáo nhận xét chung về báo cáo nghiên cứu của các nhóm cũng như tuyên dương, khen ngợi những nhóm có báo cáo sinh động, hấp dẫn và thể hiện được đầy đủ nội dung cơ bản theo mục tiêu đã xác định.

VẬN DỤNG

Em hãy viết bài hoặc vẽ tranh tuyên truyền về ngày Môi trường thế giới.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Sự Cần Thiết Và Biện Pháp Giải Quyết Vấn Đề Tác Động Tiêu Cực Của Phát Triển Kinh Tế Đến Môi Trường Tự Nhiên | Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 | Chuyên Đề 1: Phát Triển Kinh Tế Và Biến Đổi Môi Trường Tự Nhiên - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Chuyên đề học tập Toán 11

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11

Chuyên đề học tập Vật lí 11

Chuyên đề học tập Hóa học 11

Chuyên đề học tập Sinh học 11

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Chuyên đề học tập Lịch Sử 11

Chuyên đề học tập Địa lí 11

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11

Toán tập 1

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ Cơ khí)

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ chăn nuôi)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng tin học ứng dụng)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng khoa học máy tính)

Toán tập 2

Vật lí

Hoá Học

Sinh Học

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Lịch sử

Địa Lý

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật

GDTC_Cầu Lông

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

Âm Nhạc

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

GDTC_Bóng Rổ

Mỹ Thuật Điêu Khắc

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật Kiến Trúc

Mỹ Thuật Thiết Kế Công Nghiệp

Tin Học

Mỹ Thuật Thiết Kế Đa Phương Tiện

Tin học 11 - Định hướng khoa học máy tính

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Thời Trang

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.