Bài 1: Vai trò, ảnh hưởng của môn Bóng đá đối với sức khoẻ và xã hội. Kế hoạch luyện tập môn Bóng đá | Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Đá) | Phần II - Chủ đề 1. Những vấn đề chung. - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Đá) - Phần II - Chủ Đề 1 - Bài 1


(Trang 15)

Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Hiểu được vai trò, ảnh hưởng của môn Bóng đá đối với sức khỏe và xã hội.

- Biết lập kế hoạch luyện tập môn Bóng đá.

- Tự chủ và tích cực hợp tác với các bạn trong học tập.

MỞ ĐẦU

- Hãy kể tên một số kĩ thuật cơ bản của môn Bóng đá.

- Lợi ích của việc luyện tập bóng đá đối với sức khỏe là gì?

- Môn Bóng đá có ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội?

KIẾN THỨC MỚI

1. Vai trò và ảnh hưởng của môn bóng đá đối với sức khỏe

Đặc điểm kĩ thuật, tính chất hoạt động của môn Bóng đá tạo nên những tác động tích cực đối với sức khỏe người tập về những mặt sau:

- Phát triển toàn diện và hài hoà các tố chất thể lực; nâng cao khả năng hoạt động, khả năng đáp ứng của các cơ quan chức năng trong cơ thể; hình thành, phát triển những kĩ năng vận động và phản xạ cần thiết đối với hoạt động lao động, sinh hoạt của con người.

- Phát triển nhanh số lượng và sức mạnh cơ bắp, đặc biệt là đối với chi dưới; giúp cơ thể đốt cháy lượng mỡ thừa và kiểm soát cân nặng một cách hợp lí, hiệu quả.

- Cải thiện một cách đáng kể khả năng hoạt động của hệ hô hấp và tuần hoàn; nâng cao chất lượng nhịp thở và khả năng lưu thông máu chứa nhiều oxygen; ngăn ngừa sự hình thành và phát triển tình trạng bệnh lí về tim mạch.

(Trang 16)

- Nâng cao sức khỏe tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ; tăng cường khả năng giải phóng một số hormone có tác dụng giúp kiểm soát tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng.

- Trong điều kiện luyện tập ngoài trời, cơ thể được gần gũi với thiên nhiên, giúp tâm trạng được cải thiện một cách tích cực; quá trình tổng hợp vitamin D của cơ thể người ta thuận lợi giúp phát triển xương và tăng chiều cao.

2. Vai trò và ảnh hưởng của môn bóng đá đối với xã hội

Nằm trong hệ thống các phương tiện giáo dục thể chất, cũng như nhiều môn thể thao khác, Bóng đá được coi là môn thể thao có sức thu hút lớn đối với đông đảo thanh thiếu niên. Vì vậy Bóng đá không chỉ có giá trị lớn để thực hiện mục tiêu phát triển thể chất và sức khoẻ cho con người, mà còn là quá trình rèn luyện, phát triển ở thế hệ trẻ các phẩm chất tốt đẹp và tác động tích cực đối với đời sống xã hội:

- Hình thành và phát triển tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, khả năng làm việc và phối hợp nhóm, tính kỉ luật trong hành động vì quyền lợi chung.

- Chủ động và kiên trì rèn luyện để hoàn thiện bản thân, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của tập thể; thân ái và sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong mọi hoàn cảnh.

- Hình thành và phát triển nhu cầu thường xuyên rèn luyện thân thể, khả năng tự rèn luyện; biết lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng ý kiến nhận xét, đánh giá của mọi người.

- Có nhận thức đúng đắn về giá trị học tập và rèn luyện thường xuyên; có khát vọng vươn lên, sẵn sàng phấn đấu vì khát vọng và sự cống hiến; tôn trọng những thành quả lao động của bản thân, của người khác và xã hội.

- Tạo điều kiện để người tập được trải nghiệm về giá trị, về những thành quả mà bản thân đã đạt được thông qua học tập và rèn luyện; hiểu giá trị của tinh thần đồng đội, của hợp tác trong hành động.

- Là phương tiện giao lưu xã hội, có tác dụng tích cực đối với quá trình hình thành, phát triển mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng ở tất cả các cấp độ của quốc gia, quốc tế; góp phần mở rộng quan hệ quốc tế, là cầu nối giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá,...; là tiếng nói chung của hoà bình, hữu nghị.

- Góp phần làm phong phú và lành mạnh đời sống văn hoá, tinh thần của đông đảo nhân dân ở mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội; góp phần truyền tải những giá trị văn hoá, giá trị thẩm mĩ giữa các vùng miền, giữa các thế hệ và tầng lớp nhân dân.

- Nhu cầu thưởng thức các trận đấu bóng đá đã mang lại giá trị kinh tế to lớn ở các nước có nền bóng đá phát triển. Đó cũng là điều kiện để Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) hỗ trợ cho bóng đá trẻ, bóng đá trường học và bóng đá chuyên nghiệp của các nước chưa có nền bóng đá phát triển.

3. Tìm hiểu phương pháp lập kế hoạch luyện tập môn Bóng đá

(Trang 17)

a) Nội dung cơ bản của kế hoạch luyện tập

* Xác định mục đích luyện tập

Mục đích không chỉ là định hướng cơ bản về nội dung và sản phẩm cần đạt của quá trình luyện tập mà còn là căn cứ để xác định thời gian, thời lượng, hình thức tổ chức hoạt động luyện tập,... Vì vậy, việc xác định mục đích cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phù hợp với nhu cầu của bản thân hoặc tố, nhóm (để vui chơi, giải trí: đề rèn luyện kĩ năng vận động, phát triển thế lực;...).

- Phù hợp với khả năng và điều kiện thực hiện (về tình trạng sức khoẻ và trình độ thế lực, về thời gian và dụng cụ, sân bãi;...).

* Xác định thời gian luyện tập

Xác định thời gian luyện tập là sự cụ thể hoá thời điểm tiến hành luyện tập trong mỗi ngày, mỗi tuần,... trên cơ sở:

- Phù hợp với điều kiện học tập, lao động và nghỉ ngơi, phù hợp với tình trạng sức khoẻ và nhu cầu luyện tập của cá nhân.

- Phù hợp với mục đích luyện tập, đặc điểm của bài tập và mức độ mệt mỏi sau các buổi tập.

* Xác định nội dung luyện tập

Nội dung luyện tập là cách thức, là phương tiện để hiện thực hóa mục đích đã đề ra, vì vậy xác định nội dung luyện tập cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Loại hình bài tập, loại hình vận động phù hợp với mục đích luyện tập.

- Đảm bảo an toàn trong luyện tập (tính tuần tự về mức độ phức tạp của bài tập, độ lớn của lượng vận động,...).

- Đảm bảo tính hiệu quả trong mỗi buổi tập (số lượng bài tập, số lượng nội dung luyện tập phù hợp với trình độ thế lực và khả năng tiếp thu).

* Xác định hình thức tổ chức luyện tập

Là sự cụ thể hoá về:

- Hình thức luyện tập (cá nhân, nhôm, tô, luyện tập, thi đấu).

- Địa điểm luyện tập (ở nhà, ở trường,...); dụng cụ, thiết bị phục vụ luyện tập.

* Dự kiến về nội dung và hình thức đánh giả kết quả luyện tập

- Nội dung và hình thức đánh giá sau mỗi buổi tập (mức độ thực hiện kĩ thuật; mức độ hoàn thành lượng vận động của buổi tập,...).

- Nội dung và hình thức đánh giá sau một số buổi hoặc một số tuần luyện tập (mức độ hoàn thành kĩ thuật; mức độ hình thành kĩ năng vận động; mức độ phát triển thế lực).

b) Bản kế hoạch luyện tập

KẾ HOẠCH LUYỆN TẬP MÔN BÓNG ĐÁ

Ngày ... tháng ... năm ...

- Mục đích:

- Thời gian:

- Mục tiêu, yêu cầu cần đạt:

(Trang 18)

- Nội dung:

TT

Thời gian luyện tập

Nội dung luyện tập

Hình thức luyện tập

Đánh giá kết quả luyện tập

1

Thứ, ngày

Buổi, giờ

- Nội dung 1               

- Nội dung 2

- Cá nhân, ở nhà

- Nhóm, ở câu lạc bộ

 

2

         
           

Người lập kế hoạch

LUYỆN TẬP

a) Luyện tập cá nhân

- Tự nghiên cứu nội dung bài học.

- Lập kế hoạch luyện tập môn Bóng đá.

b) Luyện tập nhóm

Thảo luận nhóm, tổ chức các nội dung sau:

- Vai trò và ảnh hưởng của môn Bóng đá đối với sức khỏe như thế nào? Hãy bổ sung những ảnh hưởng của môn Bóng đá đối với sức khỏe mà em biết.

- Vai trò và ảnh hưởng của môn Bóng đá trong đào tạo thế hệ trẻ là gì? Hãy bổ sung những điều em biết.

- Vai trò ảnh hưởng của môn Bóng đá đối với đời sống xã hội là gì? Hãy bổ sung những điều em biết.

- Lập kế hoạch luyện tập có tác dụng gì? Để lập và thực hiện kế hoạch luyện tập, người tập phải làm những công việc gì?

VẬN DỤNG

1. Hãy tìm hiểu về vai trò và ảnh hưởng của môn Bóng đá đối với sức khỏe và đời sống xã hội.

2. Tại sao nói "Môn Bóng đá góp phần làm phong phú và lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân."? Cho ví dụ minh họa.

3. Hãy nêu những nội dung cơ bản của môn Giáo dục thể chất - Bóng đá đối với cấp THPT và vận dụng để lập kế hoạch luyện tập.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Vai trò, ảnh hưởng của môn Bóng đá đối với sức khoẻ và xã hội. Kế hoạch luyện tập môn Bóng đá | Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Đá) | Phần II - Chủ đề 1. Những vấn đề chung. - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.