Bài 2: Kĩ thuật phát bóng bằng mu giữa bàn chân | Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Đá) | Phần II - Chủ đề 5. Kĩ thuật thủ môn - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Đá) - Phần II - Chủ Đề 5 - Bài 2


(Trang 63)

Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Thực hiện đúng kĩ thuật phát bóng bằng mu giữa bàn chân; thực hiện thuần thục, ổn định kĩ thuật phát bóng đã học trong luyện tập và thi đấu.

- Thể hiện được khả năng và sự đam mê đối với môn Bóng đá trong học tập và rèn luyện.

- Chủ động hợp tác, giúp đỡ bạn hoàn thành nội dung học tập và lượng vận động của buổi tập.

MỞ ĐẦU

1. Khởi động chung

a) Khởi động chung

- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.

- Xoay, gập, duỗi các khớp; ép dọc, ép ngang.

b) Khởi động chuyên môn

- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ, chạy chuyển hướng.

- Chạy đà 3 – 5 bước phát bóng cao tay; tâng bóng bằng mu giữa bàn chân; dẫn bóng nhanh trên đường thẳng bằng mu giữa bàn chân; chuyền bóng phối hợp dừng bóng bằng mu giữa bàn chân; đá bóng vào cầu môn bằng mu giữa bàn chân.

2. Trò chơi hỗ trợ khởi động

Thi tâng bóng nhanh (H.1)

♦ Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát. Mỗi bạn có một quả bóng.

(Trang 64)

♦ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội vừa di chuyển đến vạch đích vừa tâng bóng bằng mu giữa bàn chân, nếu bóng rơi, nhặt bóng lên và tiếp tục trò chơi tại vị trí bóng rơi. Bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn thực hiện trước đã vượt qua vạch đích. Kết thúc đội nào hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.

hinh-anh-bai-2-ki-thuat-phat-bong-bang-mu-giua-ban-chan-12643-0

Hình 1. Trò chơi Thi tâng bóng nhanh

KIẾN THỨC MỚI

Kĩ thuật phát bóng bằng mu giữa bàn chân

Phát bóng bằng mu giữa bàn chân là kĩ thuật thường được thủ môn sử dụng để chuyền bóng cho đồng đội ở hàng tấn công (từ khu vực 16,5 m sau khi bắt được bóng), kĩ thuật gồm hai loại: phát bóng trên không và phát bóng bật mặt sân nảy lên.

♦ TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân phải (chân đá bóng) đặt trước, chân trái (chân trụ) đặt sau, khoảng cách hai chân bằng một bước chân, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân trái. Hai tay cầm bóng trước bụng, thân trên thẳng, mắt quan sát hướng đá bóng đi (H.2a).

♦ Thực hiện:

- Phát bóng trên không: Từ TTCB, chuyển trọng lượng cơ thể lên chân phải và đưa nhanh chân trái từ sau ra trước một bước dài (60 – 70 cm), tiếp mặt sân bằng cả bàn chân (bàn chân đặt thẳng hướng đá bóng đi), gối khuỵu để hạ thấp trọng tâm cơ thể (H.2b). Đồng thời với chuyển động của chân trái, hai tay tung bóng ra trước, hơi chếch sang phải, sao cho bóng có điểm rơi cách bàn chân trái khoảng 30 – 40 cm (H.2c). Khi chân trái chạm mặt sân, nhanh chóng vung chân phải theo hưởng từ sau ra trước, dùng mu giữa bàn chân đá vào phía sau, chếch dưới bóng (H.2d). Khi đá bóng đi, thân trên hơi xoay sang trái (H.2e).

(Trang 65)

hinh-anh-bai-2-ki-thuat-phat-bong-bang-mu-giua-ban-chan-12643-1

Hình 2. Kĩ thuật phát bóng trên không bằng mu giữa bàn chân

- Phát bóng nửa nảy: Từ TTCB, động tác đặt chân trụ, tung bóng và vung chân đá bóng giống kĩ thuật phát bóng trên không. Điểm khác cơ bản của kĩ thuật là: Sau khi tung bóng, bóng có điểm chạm mặt sân ở phía trước bàn chân trái khoảng 30 – 40 cm, hơi chếch sang phải (H.3c). Khi bóng vừa bật sân nảy lên là thời điểm dùng mu giữa bàn chân phải đá bóng đi (H.3d). Khi đá bóng đi, thân trên hơi xoay sang trái (H.3e).

hinh-anh-bai-2-ki-thuat-phat-bong-bang-mu-giua-ban-chan-12643-2

Hình 3. Kĩ thuật phát bóng nửa nảy bằng mu giữa bàn chân

- Kết thúc: Chân đá bóng vươn ra trước theo bóng di chuyển ra trước 1 – 3 bước để giảm tốc độ chuyển động của cơ thể và giữ thăng bằng.

* Chú ý:

- Lỗi sai thường gặp: Tung bóng quá xa hoặc hoặc quá gần.

- Cách sửa: Luyện tập lặp lại nhiều lần động tác tung và phát bóng.

LUYỆN TẬP

1. Luyện tập

a) Luyện tập cá nhân

- Luyện tập không bóng:

+ Tại chỗ mô phỏng động tác tung bóng và xác định điểm rơi của bóng.

+ Mô phỏng phối hợp đặt chân trụ, tung bóng và vung chân đá bóng bằng mu giữa bàn chân.

(Trang 66)

- Luyện tập có bóng:

+ Tung bóng, thực hiện tiếp xúc bóng ở thời điểm bóng trên không và tiếp xúc bóng nửa nảy bằng mu giữa bàn chân.

+ Phát bóng trên không và phát bóng nửa nảy bằng mu giữa bàn chân vào tường với cự li 5 – 6 m (H.4).

hinh-anh-bai-2-ki-thuat-phat-bong-bang-mu-giua-ban-chan-12643-3

Hình 4. Sơ đồ luyện tập phát bóng trên không và phát bóng nửa nảy bằng mu giữa bàn chân vào tường

b) Luyện tập cặp đôi

- Luân phiên luyện tập phát bóng cao tay cho bạn với cự li 8 – 10 m.

- Luân phiên luyện tập phát bóng trên không và phát bóng nửa nảy cho bạn bằng mu giữa bàn chân với cự li 10 – 15 m.

- Luân phiên luyện tập ngả người bắt bóng lăn sệt, bóng do bạn đá đến bằng lòng bàn chân với cự li 5 – 6 m.

c) Luyện tập nhóm

Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập

- Nhóm 3, 4 bạn đứng thành hình tam giác hoặc hình vuông lần lượt phát bóng bằng mu giữa bàn chân cho nhau với cự li 10 – 15 m (H.5)

hinh-anh-bai-2-ki-thuat-phat-bong-bang-mu-giua-ban-chan-12643-4

Hình 5. Sơ đồ nhóm 3, 4 bạn luyện tập phát bóng bằng mu giữa bàn chân

- Hai nhóm đứng đối diện nhau sau vạch giới hạn 1,5 – 2 m, luân phiên phát bóng bằng mu giữa bàn chân với cự li 15 – 20 m, yêu cầu tay tung bóng phải rời bóng trước khi bóng vượt qua mặt phẳng thẳng đứng của vạch giới hạn (H.6).

hinh-anh-bai-2-ki-thuat-phat-bong-bang-mu-giua-ban-chan-12643-5

Hình 6. Sơ đồ luyện tập phát bóng bằng mu giữa bàn chân

(Trang 67)

2. Trò chơi vận động

Thi phát bóng trúng đích (H.7)

- Mục đích: Rèn luyện khả năng dùng sức và định hướng.

- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội nam, nữ, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch chuẩn bị. Mỗi bạn có một quả bóng.

- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội di chuyển đến vạch giới hạn và phát bóng bằng mu giữa bàn chân vào vòng tròn đích (đối với nữ, vòng tròn đích cách vạch giới hạn 10 – 12 m; đối với nam, vòng tròn đích cách vạch giới hạn 15 – 17 m). Kết thúc, đội có số bạn phát bóng trúng đích nhiều nhất là đội thắng cuộc.

hinh-anh-bai-2-ki-thuat-phat-bong-bang-mu-giua-ban-chan-12643-6

Hình 7. Trò chơi Thi phát bóng trúng đích

VẬN DỤNG

1. Trong kĩ thuật thủ môn, phát bóng bằng mu giữa bàn chân thường được thực hiện trong những trường hợp nào?

2. Trong kĩ thuật thủ môn, phát bóng bằng mu giữa bàn chân có những ưu điểm và hạn chế nào so với phát bóng bằng tay?

3. Vận dụng kĩ thuật phát bóng bổng và phát bóng nửa nảy bằng mu giữa bàn chân để luyện tập và vui chơi hằng ngày.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Kĩ thuật phát bóng bằng mu giữa bàn chân | Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Đá) | Phần II - Chủ đề 5. Kĩ thuật thủ môn - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Đá)

  1. Phần I. Kiến Thức Chung.
  2. Phần II - Chủ đề 1. Những vấn đề chung.
  3. Phần II - Chủ đề 2. Kĩ thuật đá bóng
  4. Phần II - Chủ đề 3. Kĩ thuật dừng bóng
  5. Phần II - Chủ đề 4. Kĩ thuật đánh đầu
  6. Phần II - Chủ đề 5. Kĩ thuật thủ môn
  7. Phần II - Chủ đề 6. Kĩ thuật tranh bóng
  8. Phần II - Chủ đề 7. Chiến thuật nhóm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.