Nội Dung Chính
(Trang 19)
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Hiểu và phân tích được một số điều luật của môn Bóng đá trong luyện tập và thi đấu.
- Tích cực tham gia công tác trọng tài điều khiển các trận thi đấu của trường, của lớp để nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện.
MỞ ĐẦU
- Hãy nêu một số điều luật trong thi đấu bóng đá.
- Công nghệ nào hỗ trợ trọng tài trong thi đấu bóng đá?
- Học Luật Bóng đá có tác dụng gì đối với người tập?
KIẾN THỨC MỚI
1. Một số điều luật trong thi đấu bóng đá
a) Quả phạt đền (Điều 14)
Cầu thủ vi phạm một trong mười lỗi dẫn đến quả phạt trực tiếp, vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình và lúc bóng đang trong cuộc, đội bóng đó sẽ bị phạt quả phạt đền.
Một bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ quả phạt đền.
Khi quả phạt đền được thực hiện vào cuối mỗi hiệp chính hoặc hiệp phụ, thời gian phải được kéo dài thêm để thực hiện xong quả phạt đền.
* Vị trí bóng và các cầu thủ
- Bóng: phải được đặt trên chấm phạt đền.
- Cầu thủ thực hiện quả phạt đền: phải được xác định một cách rõ ràng.
(Trang 20)
- Thủ môn đội phòng thủ: Đứng trên đường khung thành giữa hai cột dọc, song song với xà ngang và bắt bóng.
- Các cầu thủ khác phải ở phía sau chấm phạt đền, cách bóng tối thiểu 9,15m.
* Trình tự thực hiện quả phạt đền
- Sau khi các cầu thủ đã ở đúng vị trí như quy định trong luật này, trọng tài thổi còi cho thực hiện quả phạt đền.
- Cầu thủ đá phạt đền phải đá bóng về phía trước.
- Cầu thủ đá phạt đền không được phép chạm bóng lần hai trước khi bóng chạm một cầu thủ khác.
- Bóng được coi là trong cuộc khi bóng được đá và di chuyển về phía trước.
- Bàn thắng được công nhận khi bóng vượt qua đường cầu môn ở vị trí giữa các cột doc và phía dưới xà ngang.
- Trọng tài là người quyết định khi nào quả phạt đền được thực hiện xong.
* Những vi phạm và xử phạt
Nếu sau khi trọng tài ra hiệu còi cho thực hiện quá phạt đẻn và trước khi bóng vào cuộc, một trong những vi phạm sau xảy ra:
- Cầu thủ đá phạt đền vi phạm luật thi đấu:
+ Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.
+ Nếu bóng vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.
+ Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài cho dừng trận đấu và trận đấu được bắt đầu lại với quả phạt gián tiếp dành cho đội phòng thủ, thực hiện tại vị trí xảy ra vi phạm.
- Thủ môn vi phạm luật thi đấu:
+ Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.
+ Nếu bóng vào cầu môn, bàn thắng được công nhận.
+ Nếu bóng không vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.
- Đồng đội của cầu thủ đá phạt vi phạm luật thi đấu:
+ Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.
+ Nếu bóng vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.
+ Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài cho dừng trận đấu và trận đấu được bắt đầu lại với quả phạt gián tiếp dành cho đội phòng thủ, thực hiện tại vị trí xảy ra vi phạm.
(Trang 21)
- Đồng đội của thủ môn vi phạm luật thi đấu:
+ Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.
+ Nếu bóng vào cầu môn, bàn thắng được công nhận.
+ Nếu bóng không vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.
- Cầu thủ của cả đội phòng thủ và đội tấn công vi phạm luật thi đấu: Quả phạt được thực hiện lại. Nếu sau khi quả phạt đền đã được thực hiện:
+ Cầu thủ đá phạt chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác: Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.
+ Cầu thủ đá phạt cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác: Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.
+ Nếu một người ngoài cuộc chạm bóng khi bóng đang di chuyển về phía trước: quả phạt được thực hiện lại.
+ Nếu bóng bật lại từ thủ môn, xà ngang hoặc cột dọc bật trở lại sân thi đấu và sau đó chạm người ngoài cuộc:
- Trọng tài cho dừng trận đấu.
- Trận đấu được bắt đầu lại bằng quả thả bóng chạm đất tại vị trí khi bóng chạm người ngoài cuộc, trừ khi bóng chạm người ngoài cuộc trong khu cầu môn. Trong trường hợp này, trọng tài thả bóng trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang, tại điểm gần nhất với nơi có bóng khi trận đấu bị dừng lại.
b) Ném biên (Điều 15)
Quần ném biên là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.
Khi quả bóng đã hoàn toàn vượt ra đường biên dọc dù là ở mặt sân hay trên không, cầu thủ của đội không chạm bóng cuối cùng sẽ được thực hiện quả ném biên.
Nếu bóng trực tiếp đi vào cầu môn từ quả ném biên, bàn thắng không được công nhận.
* Trình tự thực hiện
(Trang 22)
* Những vi phạm và xử phạt
c) Quả phát bóng (Điều 16)
Quả phát bóng là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.
Quả phát bóng được thực hiện khi bóng đã hoàn toàn vượt ra khỏi đường biên ngang, dù là ở mặt đất hay trên không, do cầu thủ của đội tấn công chạm bóng lần cuối cùng và không có bàn thắng được công nhận theo Điều 10: Bàn thắng.
Một bàn thắng có thể trực tiếp được ghi từ quả phát bóng, nhưng chỉ được tính nếu bóng vào cầu môn đội đối phương.
* Trình tự thực hiện
(Trang 23)
* Những vi phạm và xử phạt
d) Quả phạt góc (Điều 17)
Quả phạt góc là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.
Quả phạt góc được thực hiện khi bóng hoàn toàn vượt ra khỏi đường biên ngang, dù là trên mặt đất hay trên không do cầu thủ của đội phòng thủ chạm bóng lần cuối cùng và không có bàn thắng được công nhận theo Điều 10: Bàn thắng.
Một bàn thắng có thể trực tiếp được ghi từ quả phạt góc, nhưng chỉ được tính khi bóng vào cầu môn đối phương.
(Trang 24)
* Trình tự thực hiện
* Những vi phạm và xử phạt
2. Một số kí hiệu của trọng tài
a) Một số kí hiệu của trọng tài chính
- Phạt trực tiếp: Đứng ở vị trí đá phạt, mặt hướng về đội bị đá phạt, cánh tay chỉ về hướng đội bị đá phạt (H.1a).
(Trang 25)
- Phạt gián tiếp: Đứng mặt hướng về đội được đá phạt, cánh tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng về đội được đá phạt cho đến khi quả đá phạt được thực hiện (H.1b).
- Lợi thế: Hai cánh tay đưa lên ngang vai, song song với nhau theo hướng tấn công (H.1c).
- Thẻ vàng: Đứng đối diện với cầu thủ bị phạt, cánh tay cầm thẻ vàng đưa lên cao (H.1d).
- Thẻ đỏ: Đứng đối diện với cầu thủ bị phạt, cánh tay cầm thẻ đỏ đưa lên cao (H.1e).
Hình 1. Một số kí hiệu của trọng tài chính
b) Một số kí hiệu của trợ lí trọng tài
- Ném biên: Mặt hướng vào trong sân, cánh tay cầm cờ đưa sang ngang, hơi chếch lên cao trên vai hướng về đội phòng thủ (H.2a).
- Thay người: Đứng ở giữa sân, mặt hướng vào trong sân, một tay cầm cán cờ, một tay cầm đầu cờ đưa lên cao trên đầu (H.2b).
- Việt vị: Đứng trên phần sân của đội phòng thủ, ngang với cầu thủ phòng thủ cuối cùng thứ hai, mặt hướng vào trong sân, cánh tay cầm cờ đưa thẳng lên cao khi có tín hiệu từ trọng tài chính (H.2c), cánh tay cầm cờ hướng về vị trí việt vị.
+ Vị trí việt vị ở phần sân gần với vị trí của trợ lí trọng tài: cánh tay cầm cờ chỉ hướng chếch dưới vai (H.2d).
+ Vị trí việt vị ở khu vực giữa sân: cánh tay cầm cờ đưa cao ngang vai (H.2e).
+ Vị trí việt vị ở phần sân xa với vị trí của trợ lí trọng tài: cánh tay cầm cờ chỉ hướng chếch trên vai (H.2g).
Hình 2. Một số kí hiệu của trợ lí trọng tài
(Trang 26)
LUYỆN TẬP
- Sử dụng sa bàn bóng đá, xác định vị trí đứng của trọng tài chính và trợ lí trọng tài khi giao bóng (H.3).
Hình 3. Vị trí đứng của trọng tài khi giao bóng
- Sử dụng sa bàn bóng đá, xác định vị trí đứng của trọng tài chính và trợ lí trọng tài khi đá phạt góc (H.4).
Hình 4. Vị trí đứng của trọng tài khi đá phạt góc
- Sử dụng sa bàn bóng đá, xác định vị trí đứng của trọng tài chính và trợ lí trọng tài khi đá phạt đền (H.5).
Hình 5. Vị trí đứng của trọng tài khi đá phạt đền
VẬN DỤNG
1. Trong thi đấu bóng đá, cầu thủ nào được phép thực hiện quả đá phạt đền?
2. Thông qua quá trình quan sát các bạn luyện tập và thi đấu để phát hiện những lỗi vi phạm Luật bóng đá.
3. Vận dụng những hiểu biết về Luật bóng đá luyện tập, thi đấu và làm trọng tài.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn