Bài 1: Đọc | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 1: Đọc


(Trang 8)

Đó là những câu chuyện, không phải lịch sử.

Cái mà tôi muốn biết là những câu chuyện này

xảy ra khi nào và như thế nào.

E. H. Gôm-bríc (E. H. Gombric)

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

 

  • Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ của đất nước và nhân loại. Chúng ta có thể trở về quá khứ bằng nhiều con đường khác nhau: qua những bài học môn Lịch sử trong nhà trường, qua những cuốn sử kí được viết nên bởi các nhà sử học; qua những bộ phim hoặc cuốn truyện tái hiện các sự kiện, các nhân vật lừng danh thời xa xưa.... Ở các nền văn học, luôn có những câu chuyện lịch sử được kể lại trong các tác phẩm truyện.
  • Hai văn bản truyện ở bài học này cho ta sống lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cha ông thuở trước. Chúng ta sẽ được gặp những anh hùng dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, lập nên những chiến công lừng lẫy. Tất cả được khắc hoạ bằng nghệ thuật hấp dẫn của thể loại truyện lịch sử. Kết nối chủ đề của bài học là một văn bản thơ bộc lộ niềm tự hào về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, thể hiện tư thế đi lên của dân tộc Việt Nam.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà vân bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.

 

(Trang 9) 

  • Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.
  • Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách.
  • Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

Đọc

TRI THỨC NGỮ VĂN

Truyện lịch sử

  • Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người, là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra.
  • Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó.
  • Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn. 
  • Thông thường, truyện lịch sử tập trung khắc hoạ những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,... - những con người có vai trò quan trọng đồ với đời sống của cộng đồng, dân tộc. Tuy nhiên, các nhân vật đó hiện ra dưới cái nhìn riêng, thể hiện cách lí giải độc đáo của nhà văn về lịch sử. Bên cạnh đó, mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội cũng được nhà văn quan tâm thể hiện.
  • Dù viết bằng văn xuôi hay văn vần, truyện ngắn hay tiểu thuyết, ngôn ngữ trong truyện lịch sử, nhất là ngôn ngữ nhân vật, phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng.

Chủ đề của tác phẩm văn học

Chủ đề của tác phẩm văn học là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lõi hay thông điệp chính của tác phẩm. Thông thường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung của tác phẩm.

(Trang 10)

Biệt ngữ xã hội

Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.

VĂN BẢN HỌC

VĂN BẢN 1. Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích), Nguyễn Huy Tưởng

VĂN BẢN 2. Quang Trung đại phá quân Thanh (trích Hoàng Lê nhất thống chí), Ngô gia văn phái

VĂN BẢN 3. Ta đi tới (trích), Tố Hữu

VĂN BẢN 1

TRƯỚC KHI ĐỌC

  1. Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,... mà em đã đọc, đã xem).
  2. Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?

ĐỌC VĂN BẢN

Lá cờ thêu sáu chữ vàng(1)

Trích, NGUYỄN HUY TƯỞNG

Hoài Văn(2) nằn nì thế nào, quân Thánh Dục(3) cũng không cho chàng xuống bến Hầu(4) đứng trên bờ, thẫn thờ nhìn bến Bình Than Hai cây đa cổ thụ bóng râm mát che kín cả một khúc sông.

hinh-anh-bai-1-doc-6055-0

Dưới bến, những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư(5), đậu dải san sát, sơn đủ các màu. Trên mui thuyền, phất phới những lá cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương,

(1) Lá cờ thêu sâu chữ vàng là cuốn truyện lịch sử gồm 18 phần. Nhân vật chính của tác phẩm là Trần Quốc Toản, một thiếu niên thuộc dòng dõi nhà Trần, sớm mồ côi cha. Khi quân Nguyên lăm le sang cướp nước ta, do chưa đến tuổi trưởng thành, không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc, Trần Quốc Toản đã về xin mẹ được chiêu mộ binh lính, huấn luyên quân sĩ, dựng cờ lớn để sáu chữ Phá cường địch báo hoàng ân (Diệt giặc mạnh báo ơn vua), ra trận diệt giặc, lập nhiều chiến công.
(2) Hoài Văn: tên chủ của Trần Quốc Toản.
(3) Quân Thành Dực: quân sĩ bảo vệ vua.
(4) Hầu: tước thứ hai, sau tước công trong bậc thang tước hiệu thời phong kiến. Đây là tước hiệu của Trần Quốc Toản.
(5) Hội sư: gặp nhau để bàn việc quân.

(Trang 11)

của Chiêu Thành Vương, chú ruột mình. Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự(1). Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tản vàng, tán tía và đồ nghi trượng(2) của đấng thiên tử(3). Hết thuyền của các đại vương, là thuyền của các tước vương bậc dưới, rồi đến thuyền của các tước hầu, cuối cùng là thuyền của các tướng sĩ đi hộ vệ. Mắt Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hung Hiếu Vương... Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt. Những người em họ ấy, chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này! Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa.

hinh-anh-bai-1-doc-6055-1

 

 

Qua các cửa sổ có chấn song triện(4) và rủ mành mảnh hoa của thuyền rồng(5), Hoài Văn thấy các vương hầu đang ngồi bản việc nước với quan gia(6). Hoài ăn chẳng biết các vị nói gì. Nhưng bàn gì thì bàn, Hoài Văn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh Chiêm Thành hay chống cự lại mà thôi. Dã tâm(7) của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam. Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại? Chao ôi! Lúc này mà Hoài Văn được xuống thuyền rồng và được bàn việc nước! Chàng sẽ quỳ trước mặt quan gia, và xin quan gia cho đánh!

hinh-anh-bai-1-doc-6055-2

 

 

Thuyền rồng im lặng. Tần tán(8), cờ quạt và các đồ nghi trượng in màu son vàng trên mặt nước sông trong vắt. Chốc chốc lại thấy những người nội thị quỳ ở ngoài mui, dâng trầu cau, dâng trà, dâng thuốc. Hoài Văn muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống bến nhưng lại sợ tội chém đầu.

Chàng muốn thét to: “Xin quan gia cho đánh”, nhưng lại e phạm thượng(9)!

Mấy tháng ở kinh, thấy sứ Nguyên hạch sách đủ điều, Hoài Văn chỉ có một ý nghĩ là đánh, đánh để giữ lấy quốc thể(10). Rồi lại đến ngày quan gia mời các bô lão khắp bàn dân thiên hạ về kinh để nhà vua hỏi ý dân xem nên cho giặc mượn đường hay nên đánh lại. Các bô lão là những người quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chưa bao giờ được bản việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nằm tay, gân mặt, khẳng khái tâu lên. “Xin đánh!", trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả

----------------------------

(1) Thuyền ngự: thuyền của vua.
(2) Nghi trượng: vật dụng hoặc vũ khí trang hoàng nơi cung thất, dinh thự hay dùng khi đi đường của vua quan.
(3) Thiên tử: con trời, xưa dùng để chỉ nhà vua.
(4) Chấn song triện: chấn song hình dấu triện. 
(5) Thuyền rồng: thuyền cô chạm hình rồng, xưa chỉ dành cho vua.
(6) Quan gia: từ dùng để chỉ vua nhà Trần trong cách xưng hô của những người trong hoàng tộc.
(7) Dã tâm: lòng dạ hiểm độc.
(8) Tàn tán: đồ dùng hình tròn, làm bằng vóc hoặc nhiễu, xung quanh rủ xuống, có cán dài, cầm để che cho bậc vua chúa hoặc che kiệu trong các đám rước.
(9) Phạm thượng: phạm tội với bề trên.
(10) Quốc thể: danh dự của một quốc gia.

(Trang 12)

toà điện Diên Hồng. Những người áo vải ấy còn biết đường phải trái, huống chi ta là bậc tôn thất(1) há lại không nghĩ được như họ sao? Đến họ mà quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gụi, quan gia chẳng hỏi một lời?

Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại. Quốc Toản tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại: 

Dự đoán
Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?

- Không buông ra, ta chém!

Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tưởng nói:

- Quân pháp vô thân(2), hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh(3).

Hoài Văn đỏ mặt bùng bùng, quát lớn:

– Ta xuống xin bệ kiếm(4) quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!

Viên tướng tái mặt, hô quân sĩ vây kín lấy Hoài Văn. Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần. Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông.

Vừa lúc ấy thì cuộc họp bàn ở dưới thuyền rồng tạm nghỉ. Vua Thiệu Bảo và nhiều vị vương hầu ra ngoài mui, ngắm cảnh sông nước. Nghe tiếng ồn ào trên bến, vua và các vương hầu nhìn lên, thấy Hoài Văn đang giằng co với một đám quân Thánh Dực. Vua hỏi

- Cái gì trên ấy?

Quốc Toản nhìn xuống bến, thấy vua Thiệu Bảo đứng tựa đầu rồng dưới một cái tàn vàng. Nhà vua còn rất trẻ, mặt đỏ như gấc chín. Đứng sau vua là Hưng Đạo Vương cao lớn, chòm râu dài đốm bạc bay theo chiều gió. Chiêu Thành Vương lật đật chạy lên bờ, hỏi cháu:

– Cháu không sợ tội chết hay sao mà đến đây? Ai bảo cháu?

Hoài Văn thưa:

- Cháu nghe tin thiên tử họp với các vương hầu ở đây nên cháu đến.

------------------------

(1) Tôn thất dòng họ nhà vua.

(2) Quân pháp vô thân: phép nước, phép vua không nể người thân.

(3) Thượng lệnh: lệnh của bề trên.

(4) Bệ kiến: xin gặp vua.

(5) Vua Thiệu Bảo: vua Trần Nhân Tông.

(Trang 13)

– Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước. Bên trong là tình họ hàng máu mủ, xuề xoà, thân mật với nhau thế nào cũng được. Nhưng ra ngoài là việc nước, có tôn ti, có phép tắc, không thể coi thường. Cháu tự tiện đến đây đã là không phải, lại gây sự với quân Thánh Dực, đấy là tội chết. Chú cũng phải vạ lây. Sao cháu không nghe lời chú, về quê thờ mẹ, mà lại tự nhiên vô cớ đến đây gây ra cái vạ tày trời này?

Hoài Văn cúi đầu thưa:

Theo dõi

Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động của mình?

- Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến(2) thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bản việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử(3) cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời. Thưa chú, chẳng hay quan gia cùng các vương hầu bản định thế nào? Cho nó mượn đường hay đánh lại?

– Việc đó còn đang bàn. Có người chủ chiến. Có người chủ hoà...

Quốc Toản đứng phắt dậy, mắt long lên:

– Ai chủ hoà? Ai chủ hoà? Cho nó mượn đường ư? Không biết đấy là kế giả đồ diệt Quắc(4) của nó đấy sao? Dâng giang sơn gấm vóc này cho giặc hay sao mà lại bán thế?

Theo dõi
Thái độ của Trần Quốc Toản thể hiện như thế nào qua lời nói?

Quốc Toản chạy xồng xộc xuống bến, quỳ xuống tâu vua, tiếng nói như thét

– Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.

Nói xong, Hoài Văn run bắn, tự đặt thanh gươm lên gáy và xin chịu tội. Thiệu Bảo gật đầu, mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương và Hưng Đạo Vương cũng gật đầu. Lời nói của Hoài Văn chính hợp với ý của nhà vua và Hưng Đạo. Nhưng trong đám vương hầu, có một người sầm nét mặt. Đấy là Chiêu Quốc Vương Ích Tắc. Ích Tắc là kẻ chủ hoà. Chiêu Quốc Vương nói:

– Hoài Văn Hầu làm loạn phép nước. Muốn trị nước phải trị người thân trước đã. Cúi xin quan gia cho chém đầu để nghiêm quân lệnh!

Hoài Văn cúi rạp đầu xuống đất. Bên cạnh Hoài Văn, Chiêu Thành Vương cũng quỳ để xin chịu tội. Thiệu Bảo ôn tồn nói:

- Hoài Văn Hầu làm trái phép nước, tội ấy đáng lẽ không dung. Nhưng Hoài Văn còn trẻ, 

Đối chiếu

Cách nhà vua xử lí hành động của Trần Quốc Toản có đúng như dự đoán của em không?

(1) Thờ mẹ: ý nói chăm sóc, phụng dưỡng mẹ.
(2) Quốc biển: đất nước gặp biến cố, nguy nan.
(3) Thần tử: bề tôi, con cái.
(4) Giả đồ diệt Quắc: (thành ngữ) mượn đường diệt Quắc. Vua nước Tấn (thời Chu, Trung Quốc) là Hiến Công muốn diệt nước Quắc bèn biếu quà và thuyết phục vua nước Ngu cho mượn đường đi qua để đánh nước Quắc. Sau khi diệt xong nước Quắc, trên đường trở về, quân Tấn thôn tính luôn nước Ngu. Thành ngữ này được dùng với nghĩa: cần luôn cảnh giác trước mưu đồ sâu xa của kẻ khác.

(Trang 14)

tình cũng đáng thương, lại biết lo cho vua, cho nước, chú ấy đáng trọng.

Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:

- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân(1) sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.

hinh-anh-bai-1-doc-6055-3

Vừa lúc ấy, một người nội thị(2) bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo một nội thị đưa xuống cho Hoài Văn. Vua nói:

– Tất cả các vương hầu đến đây đều có phần cam. Chẳng có lẽ Hoài Văn lại không được hưởng. Vậy thưởng cho em ta một quả.

Hoài Văn đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua, lủi thủi bước lên bờ. Đằng sau có tiếng cười của Thiệu Bảo và các vương hầu. Nghe rõ cả tiếng cười của mấy vị tước vương chỉ nhỉnh hơn mình vài tuổi. Vua ban cam quý. Nhưng việc dự bàn thì vẫn không cho Hoài Văn tức, vừa hờn vừa tủi. Uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Hoài Văn quắc mắt, nắm chặt bàn tay lại. Được rồi! Ta sẽ chiêu binh mãi mã(3), cầm quân đi đánh giặc Xem cái thẳng phải đứng ngoài ra này có phải

Theo dõi
Tâm trạng của Hoài Văn.

là một kẻ toi cơm không. Hai hàm răng Hoài Văn nghiền chặt. Hai bàn tay càng nắm chặt lại, như để nghiền nát một cái gì. Hai bàn tay rung lên vì giận dữ. Hoài Văn lẩm bẩm “Rồi xem ai giết được giặc, ai bảo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta.”. Hai nắm tay Hoài Văn càng bóp mạnh.

Đám người nhà trông thấy Hoài Văn hầm hầm trở ra thì chạy ùa tới hỏi chuyện Để đỡ ngượng với họ, Hoài Văn nói liều: 

– Ta đã tâu với quan gia cho đánh. Quan gia ban cho ta quả cam này. Ơn vua lộc nước, ta đem về để biểu mẫu thân(4).

Trần Quốc Toản xoè bàn tay phải ra. Quả cam đã nát bét, chỉ còn trơ bã.

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng,
NXB Văn học, Hà Nội, 1997, tr 11 – 19)

(1) Phu nhân: từ thường dùng để xưng hô hoặc để nói về người phụ nữ đã có chồng, có địa vị cao trong xã hội; ở đây chỉ mẹ của Trần Quốc Toản.
(2) Nội thị: người hầu ở trong cung.
(3) Chiêu binh mãi mã: chiêu mộ binh sĩ, mua ngựa, ý nói chuẩn bị một đội quân.
(4) Mẫu thân: mẹ (cách nói tôn kính).

(Trang 15)

SAU KHI ĐỌC

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê ở Hà Nội. Trong sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có đóng góp nổi bật ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch. Tác phẩm chính của ông: Đêm hội Long Trì (1942), Vũ Như Tô (1943), An Tư (1944), Bắc Sơn (1946), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960), Sống mãi với Thủ đô (1961),..

• Văn bản trên đây thuộc phần 3 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

hinh-anh-bai-1-doc-6055-4

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào.

2. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

3. Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy?

4. Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?

5. Trang lời người kể chuyện đổi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân văn
Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó.

6. Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện?

7. Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng.

8. Hãy khái quát chủ đề của văn bản và cho biết căn cứ vào đâu em khái quát như vậy.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

(Trang 16)

Thực hành tiếng Việt

BIỆT NGỮ XÃ HỘI Nhận biết biệt ngữ xã hội

1 Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó.

a. Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu.

(Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu)

2. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy.
Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to.

(Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí)

Vì sao ở câu trên, người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn"? Theo em, tác giả dùng cụm từ đó với mục đích gì?

3. Trong phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại:

- Mày đã “làm xe” lần nào chưa?

- Bẩm, chúng cháu chưa làm bao giờ cả.

Trong Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng – một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn.

Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì?

• Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ âm. Ví dụ:

Anh đây công tử không “vòm

Ngày mai “kện rệp” biết “mòm” vào đâu.

(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

Cuốn Bỉ vỏ (NXB Dân Trí, 2011) chủ thích: vòm là nhà, kện rệp là hết gạo, mòm là ăn. Kện rệp và mòm có hình thức ngữ âm hoàn toàn mới lạ, chưa gặp trong vốn từ chung của tiếng Việt. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ nghĩa. Ví dụ:

Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau thì tớ cho cậu ngửi khói.

Từ ngửi khói trong câu trên không có nghĩa là dùng mũi để nhận biết mùi khói, mà là tụt lại phía sau.

• Do những đặc điểm khác biệt như vậy, trong văn bản, biệt ngữ xã hội thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa.

• Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ những người có mối liên hệ riêng với nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, sinh hoạt, sở thích,... và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp.

Sử dụng biệt ngữ xã hội

• Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.

• Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ xã hội để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực.

(Trang 17)

4. Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:

a. - Cậu ấy là bạn con đấy à?

   - Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?

b. - Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết vì sao không? Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

VĂN BẢN 2

TRƯỚC KHI ĐỌC

1. Hãy kể tên một số nhân vật lịch sử mà em biết. Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

2. Chia sẻ những hiểu biết của em về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.

ĐỌC VĂN BẢN

Quang Trung đại phá quân Thanh

--------------------------------------------------

Trích Hoàng Lê nhất thống chí, NGÔ GIA VĂN PHÁI

--------------------------------------------------

HỒI THỨ MƯỜI BỐN

Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận

Bộ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài

(Đoạn đầu của hồi này nói về việc Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long, thấy dễ dàng, cho là vô sự, không để phòng gì cả. Điều đó làm cho vua tôi Lê Chiêu Thống, vốn đã biết rất rõ tài cầm quân của Nguyễn Huệ, rất lo lắng.)

Nhắc lại, Ngô Văn Sở sau khi đem các đạo quân rút lui, tức tốc sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm(1) vào Nam các cấp(2). Một mặt, chặn ngang đất Trường Yên(3) làm giới hạn, đóng thuỷ quân ở hải phận Biện Sơn(4), quân bộ thì chia giữ vùng núi Tam Điệp(5), hai mặt thuỷ bộ liên lạc với nhau, ngăn hẳn miền Nam với miền Bắc. Vì thế, việc ở bốn trấn(6) Đàng Ngoài không hề thấu đến hai xứ Thanh, Nghệ. Vì vậy việc quân Thanh đến Thăng Long và việc vua Lê thụ phong(7) ngày 22 tháng 11, từ Thanh Hoá trở vào, không một người nào được biết. Ngày 20 tháng ấy, Sở lui về Tam Điệp, thì ngày 24 Tuyết đã

-------------------------

(1) Chạy trạm: thời xưa, việc chuyển công văn giấy tờ trên đường dài được thực hiện bằng người và ngựa, cho nên người ta đặt trạm nghỉ trên từng chặng đường. Đến đó, người và ngựa được thay để chạy tiếp chặng sau.

(2) Cáo cấp: báo cáo công việc một cách gấp gáp, khẩn cấp.

(3) Trường Yên: nay là một xã thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

(4) Biện Sơn: hòn đảo nằm sát bờ biển ở thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

(5) Núi Tam Điệp: dãy núi nằm ở vùng ranh giới giữa thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn cùng huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoả ngày nay.

(6) Trấn: đơn vị hành chính thời xưa, tương đương với tỉnh, thành hiện nay.

(7) Thụ phong: nhận sắc phong. Ở đây chỉ việc Lê Chiêu Thống nhận sắc phong từ vua nhà Thanh (Trung Quốc).

(Trang 18)

vào đến thành Phú Xuân Bắc(1) Bình Vương(2) tiếp được tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng các người đến họp đều nói:

Theo dõi

Thời điểm diễn ra các sự kiện và thái độ, phản ứng của Bắc Bình Vương.

– Chúa công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn phò(3) của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh, càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu), ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau sẽ cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn.

Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân(5), tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện(6), lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)(7).

Theo dõi

Những công việc Quang Trung đã tiến hành và thời điểm nhà vua hạ lệnh xuất quân.

Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời (8 )người cống sĩ(9) ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:

- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?

Thiếp nói

- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan

Vua Quang Trung mừng lắm, liền sai đại tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất định thì lấy một người, chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ(10). Rồi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn(11), đem số thân quân(12)
-----------------------------

(1) Phú Xuân: thủ phủ của Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn, sau trở thành kinh đô của Việt Nam dưới triều Quang Trung, Quang Toản và thời nhà Nguyễn.

(2) Bắc Bình Vương: tước hiệu của Nguyễn Huệ trước khi lên ngôi hoàng đế, do Nguyễn Nhạc phong.

(3) Tôn phò: kính trọng, ủng hộ.

(4) Chính vị hiệu: xác định cương vị, tước hiệu một cách rõ ràng, chính đáng, chuẩn mực.
(5) Núi Bận: tên chữ là Bản Sơn, một ngọn núi thấp ở phường An Tây, thành phố Huế.

(6) Áo cồn mũ miện: áo mũ của vua.

(7) Ở đây trích theo nguyên văn bản dịch Hoàng Lê nhất thống chí của Nguyễn Đức Vân – Kiều Thu Hoạch. Tuy nhiên, theo cuốn Lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, trang 350 thì ngày lên ngôi của vua Quang Trung là 25 tháng 11 năm Mậu Thân.

(8) Vời: mời một cách trân trọng.

(9) Cống sĩ: người đã đỗ hương cống (từ triều Lê trở về trước) hoặc cử nhân (dưới triều Nguyễn) đi thi Hội.

(10) Quân tinh nhuệ: quân được huấn luyện kĩ, trang bị đầy đủ, có sức chiến đấu cao.

(11) Doanh trấn: nơi đóng quân. Doanh: đơn vị quân đội xưa, mỗi doanh có khoảng 500 quân.

(12) Thân quân: quân đội thân cận, tin cậy nhất.

(Trang 19)

Thuận Hoá, Quảng Nam chia làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì làm trung quân.

Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi(1) quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ(2) họ rằng:

Theo dõi

Nội dung lời dụ quân lính của vua Quang Trung.

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc(3) không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc(4) xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy, đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri(5) lương năng(6), hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chở có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!

Các quân lính đều nói: “Xin vâng lệnh, không dán hai lòng!”.

Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lâu ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội.

Vua Quang Trung nói:

Theo dõi
Lời của vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh.

- Các người đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên(7), lại cho tuỳ tiện(8) làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp(9) dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng(10), chỉ biết gặp giặc là đánh,

------------------------------

(1) Yên ủi: có một bản dịch khác lấy nguyên chữ Hán là phủ dụ (vỗ về, khuyên bảo bề dưới).
(2) Dụ: (vua chúa) truyền bảo cho bề tôi và dân chúng.
(3) Người phương Bắc: chỉ bọn xâm lược đến từ phương Bắc (Trung Quốc).
(4) Hồi nội thuộc: thời đất nước ta bị phong kiến Trung Hoa cai trị.
(5) Lương tri: khả năng nhận biết điều phải trái, đúng sai, tốt xấu trong cuộc sống.
(6) Lương năng: năng lực vốn có của con người.
(7)Thừa tuyên: đơn vị hành chính thời Lê, tương đương với tỉnh, thành hiện nay.
(8) Tuỳ tiện: tự do làm việc theo ý mình (nghĩa cũ).
(9) Binh pháp: phép dùng binh.
(10) Võ dũng: có sức mạnh nhưng thiếu tài trí, mưu lược.

(Trang 20)

đến như việc tuỳ cơ ứng biến(1) thì không có tài. Cho nên, ta để Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các ngươi, chính là lo về điều đó. Bắc Hà mới yên, lòng người chưa phục, Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa. Năm trước ta ra đánh đất ấy, chúa Trịnh quả nhiên không thể chống nổi, đó là chứng cớ rõ ràng. Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kỉ làm nội ứng(2) cho chúng, thì các ngươi làm sao mà cử động được? Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng. Khi mới nghe nói, ta đã đoán là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy...

Thì Nhậm bèn lạy hai lạy để tạ ơn. Vua Quang Trung lại nói:

- Lần này ta ra, thân hành(3) cầm quân, phương lược(4) tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đạo không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới đẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

Bọn Sở, Lân đều lạy tạ và nói:

- Chúa thượng thật là lo xa, chúng tôi ngu dại không thể nghĩ tới chỗ đó. Hiện nay phương lược tiến đánh ra sao, xin chúa thượng nhất nhất chỉ rõ để chúng tôi tuân theo mà làm.

Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng Chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng:

Dự đoán
Theo em, kết quả trận đánh giữa quân Tây Sơn và quân Thanh sẽ như thế nào? Dựa vào đâu em dự đoán như vậy?

– Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!

[...] Cả năm đạo quân đều lạy vâng mệnh lệnh, đúng ngày, gióng trống lên đường ra Bắc.

Khi quân ra đến sông Giản, nghĩa binh(5) trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt. Vua Quang Trung liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên(6) thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát. Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi(7) đều không biết gì cả.

----------------------------

(1) Tuỳ cơ ứng biến: theo tình hình cụ thể mà có cách ứng phó thích hợp.

(2) Nội ứng: người từ trong hàng ngũ đối phương hoạt động phối hợp với lực lượng bên ngoài để đánh phá. 

(3) Thân hành: (như thân chinh) tự mình làm việc gì đó mà đáng lẽ giao cho cấp dưới.

(4)Phương lược: cách thức, mưu kế.

(5) Nghĩa binh quân đội của vua Lê Chiêu Thống, tay sai quân Thanh

(6) Phú Xuyên: một huyện ở phía nam của Hà Nội ngày nay.

(7)Hà Hồi, Ngọc Hồi: Hà Hồi là làng thuộc huyện Thường Tín và Ngọc Hồi là làng thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.

(Trang 21)

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng, năm Ki Dậu (1789), vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khi giới đều bị quân Nam lấy hết.

Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khi theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”(1); vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hỏng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khi theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.

Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết [...] Quân Thanh đại bại.

Đối chiếu
Em có đoán đúng kết quả trận đánh không?

hinh-anh-bai-1-doc-6055-5

------------------------

(1) Dàn thành trận chữ "nhất": dàn hàng ngang (theo cách viết chữ Hán, chữ nhất là một nét ngang).

(Trang 22)

Trước đó, vua Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghỉ binh(1) ở phía đông. Đến lúc ấy, quân Thanh chạy về trông thấy, càng thêm hoảng sợ, bèn tìm lối tắt theo đường Vịnh Kiều mà trốn. Chợt lại thấy quân voi từ Đại Áng tới, quân Thanh đều hết hồn hết vía, vội trốn xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đô(2), quân Tây Sơn lùa voi giày đạp, chết đến hàng vạn người.

Giữa trưa hôm ấy vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành.

[....] Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê ở thành Thăng Long, tuyệt nhiên không nghe tin cấp báo gì cả cho nên trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chỉ đến việc bất trắc(3). Nào hay cuộc vui chưa tàn, cơ trời đã đổi. Ngày mồng 4 bỗng thấy quân ở đồn Ngọc Hồi chạy về cáo cấp. Thật là “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”.

Theo dõi
Những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của Tôn Sĩ Nghị.

[...] Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhĩ Hà(4) vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.

Theo dõi
Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành.

Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài. Cả bọn chạy đến bến sông thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng không, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh viên đánh cá, vội cướp lấy rồi chéo sang bờ bắc. Trưa ngày mồng 6, vua Lê và những người tùy tòng chạy đến núi Tam Tằng, nghe nói Tôn Sĩ Nghị đã đi khỏi đó. Bấy giờ quân Thanh chạy về nước, trên đường đông nghịt như chợ, đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi. Vua đưa thái hậu cùng đi với họ đến đồn Hoà Lạc thì gặp một người thổ hào(5). Hồi trước vua Lê chạy ra ngoài, người ấy đã được biết mặt, lúc đó thấy vua, người ấy bất giác rơi lệ, nhân tiện mời vua vào trại trong núi tạm nghỉ. Bấy giờ, vua Lê và những người tuy tòng luôn mấy ngày không ăn, ai nấy đều đã mệt lử. Người thổ hào kia liền giết gà làm cơm thết đãi. Vua sai bưng một mâm lên mời thái hậu, còn mình thì cùng ăn với bọn Quýnh, Hiến ở mâm dưới.

Ăn vừa xong, chợt nghe tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi. Vua cuống quýt bảo người thổ hào rằng:

– Muôn đội hậu tình(6), không có gì để báo đáp, chỉ có trời cao đất dày chứng giám

----------------------------

(1) Nghi binh: hành động đánh lừa đối phương trong chiến đấu.
(2) Quỳnh Đô: làng thuộc xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.
(3) Bất trắc: không liệu trước được (thường nói về những việc không hay).
(4) Nhĩ Hà: tên gọi khác của sông Hồng.
(5) Thổ hào: người có quyền thể ở địa phương thời phong kiến.
(6) Hậu tình: ân tình sâu nặng.

(Trang 23)

tấc lòng thành của ông mà ban phúc cho thôi. Bây giờ quân giặc gần tới, trước mắt đây có con đường sống nào có thể chạy gấp lên cửa ải, xin tính kế ngay cho.

Người thổ hào vội vã sai con đưa đường, theo lối tắt trong núi mà đi. Trời nhá nhem tối thì nhà vua đến cửa ải, theo kịp chỗ nghỉ của Tôn Sĩ Nghị . Một lát các viên quan khác cũng lục tục theo đến, cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt. Tôn Sĩ Nghị cũng lấy làm xấu hổ.

(Ngô gia văn phải, Hoàng Lê nhất thống chí, tập II, Nguyễn Đức Vân – Kiều Thu Hoạch địch, NXB Văn học, Hà Nội, 1984, tr. 177 – 187)

SAU KHI ĐỌC

Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội ngày nay. Đây là một dòng họ lớn có truyền thống nghiên cứu và sáng tác văn chương với những tên tuổi tiêu biểu như: Ngô Thì Ức (1709 – 1736), Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780), Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), Ngô Thì Chí (1753 – 1788), Ngô Thì Du (1772 – 1840), Ngô Thì Hương (1774 – 1821),...

• Hoàng Lê nhất thống chỉ là cuốn tiểu thuyết lịch sử, viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi, gồm 17 hồi. Dựa vào việc ghi chép lại những sự kiện lịch sử – xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực, tác phẩm đã phản ánh những biến động của lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX, trong đó tập trung phơi bày sự thối nát dẫn đến sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

2. Em hãy liệt kê những nhân vật và sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản.

3. Tìm những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách gì của nhân vật?

4. Nêu cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc hoạ trong đoạn trích, qua đó nhận xét cảm hứng của các tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này.

5. Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc hoạ rõ nét qua những chi tiết tiêu biểu nào? Phân tích một chi tiết đặc sắc, thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống, qua đó thấy được thái độ của tác giả đối với nhân vật này.

6. Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích? Hãy khái quát chủ đề đó.

(Trang 24)

7. Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng? Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.

Thực hành tiếng Việt

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

1. Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau:

a. Ai đi vô nơi đây
   Xin dừng chân xứ Nghệ.

(Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ)

b. Đến bờ ni anh bảo:

- “Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều.

Nhớ lấy để mùa sau

Nhà cố làm cho tốt".

(Trần Hữu Thung, Thăm lúa)

c. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy

Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi! 

(Tố Hữu, Huế tháng Tám)

d. - Nói như cậu thì... còn chi là Huế!

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm hến)

e. Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

(Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió)

2 Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau:

a. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồng và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã.

(Trích Biên bản họp lớp)

b. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả...

(Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu nhi)

(Trang 25)

c. Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi “ăn ong” đây!

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

d. Tui xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật.

(Trích một bản tường trình)

3 Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương?

a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường

b. Trò chuyện với những người thân trong gia đình

c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp

d. Nhắn tin cho một bạn thân

e. Thuyết minh về di tích văn hoá ở địa phương cho khách tham quan

VĂN BẢN 3

ĐỌC VĂN BẢN

Ta đi tới

-----------------------
Trích, TỐ HỮU

-----------------------

Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái, ung dung ta bước,

Đường ta rộng thênh thang tám thước 

Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên

Đường cách mạng, dài theo kháng chiến...

Đến hôm nay đường xuôi về biển

Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô(1), hò ô tiếng hát

Chuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca(2)...

--------------------------

(1) Sông Lô: phụ lưu tả ngạn của sông Hồng, chảy từ Trung Quốc sang các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc của Việt Nam.

(2) Bình Ca: bến Bình Ca, thuộc thôn Bình Ca, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nơi diễn ra chiến thắng Bình Ca lịch sử năm 1947.

(Trang 26)

Ai qua Phú Thọ

Ai xuôi Trung Hà

Ai về Hưng Hoá

Ai xuống khu Ba(1)

Ai vào khu Bốn(2)

Đường ta đó, tự do cuồn cuộn

Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi!

Sông Thao(3)  nao nức sóng dồi

Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền.

Ờ, đã chín năm rồi đấy nhỉ!

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân.

Ngẩng đầu lên trong sáng tuyệt trần

Tháng Tám mùa thu xanh thắm

Mây nhởn nhơ bay

Hôm nay ngày đẹp lắm!

Mây của ta, trời thắm của ta

Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà!

Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

Trên đường ta về lại Thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ

Mẹ ơi! Lau nước mắt

Làng ta giặc chạy rồi!

Tre làng ta lại mọc

Chuối vườn ta xanh chồi

Trâu ta ra bãi ra đồi

Đồng ta lại hát hơn mười năm xưa...

Các em ơi, đã học chưa?

Các anh dựng cho em trường mới nữa.

-----------------------

(1) Khu: đơn vị hành chính thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và tồn tại đến năm 1957. Khu Ba khu vực Bắc Bộ, tương đương các tỉnh Quảng Ninh (vùng Đông Bắc Bộ), Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình (vùng Đồng bằng sông Hồng) và Hoà Bình (vùng Tây Bắc Bộ).

(2) Khu Bốn: khu vực thuộc Bắc Trung Bộ, tương đương các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

(3) Sông Thao: đoạn sông Hồng tính từ biên giới Việt – Trung cho tới trước khi hợp lưu với sông Đà, bao gồm phần chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ.

(Trang 27)

Chúng nó chẳng còn mong giội lửa

Trường của em đúng giữa đồi quang

Tiếng của em thánh thót quanh làng.

Ai đi Nam Bộ

Tiền Giang, Hậu Giang

Ai vô Thành phố

Hồ Chí Minh

Rực rỡ tên vàng.

Ai về thăm bưng biền (1)  Đồng Tháp

Việt Bắc miền Nam mồ ma giặc Pháp

Nơi chôn rau cắt rốn của ta

Ai đi Nam – Ngãi, Bình – Phú(2), Khánh Hoà

Ai vô Phan Rang, Phan Thiết

Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc

Khu Năm(3) dằng dặc khúc ruột miền Trung

Ai về với quê hương ta tha thiết

Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng...

(Tố Hữu, Ta đi tới, in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987, tr. 60 – 62)

SAU KHI ĐỌC

• Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhà cách mạng, đồng thời là nhà thơ. Hành trình thơ Tố Hữu song song với hành trình cách mạng; mỗi tập thơ của ông luôn gắn với một giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại. Các tập thơ tiêu biểu của ông: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (2000).

• Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Bài thơ vừa ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến, vừa thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc.

-------------------

(1) Bưng biền: vùng đầm lầy ngập nước ở miền Tây Nam Bộ, thường được dùng làm căn cứ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

(2) Nam – Ngãi, Bình - Phú: các tỉnh Quảng Nam – Quảng Ngãi, Bình Định – Phú Yên.

(3) Khu Năm: đơn vị hành chính – quân sự ở vùng Trung Trung Bộ Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, gồm 5 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai.

(Trang 28)

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,...) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

2. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

3. Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?

4. Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

5. Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai...”, “Đường..”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

6. Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Đọc | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.