Bài 1 : Đọc | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 5 : NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 1 : Đọc


(Trang 99)

Cái hài đánh trúng hơn bất kì vũ khí nào.

(Tục ngữ Pháp)

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

  Cuộc sống không thể thiếu tiếng cười. Có tiếng cười vui, sảng khoái; có tiếng cười đầy sức mạnh, có thể góp phần loại bỏ những cái xấu trong đời sống. Điều gì làm chúng ta cười? Con người đã dùng những cách thức, những loại hình nghệ thuật nào để tạo nên tiếng cười trước những thói tật của chính mình? Em sẽ tìm thấy một phần câu trả lời qua bài học này.

   Ở bài học trước, em đã làm quen với những biểu hiện của tiếng cười qua thơ trào phúng Đường luật. Trong bài học này, em tiếp tục khám phá những cách thức tạo ra tiếng cười ở các văn bản thuộc thể loại hài kịch và truyện cười. Những bài ca dao trào phúng kết nối với chủ đề bài học sẽ cho em hiểu rõ hơn ý nghĩa phong phú và biểu hiện đa dạng của tiếng cười trong văn học.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

• Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.

• Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật và ngôn ngữ.

• Nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu; nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ và nghĩa hàm ẩn; giải thích được nghĩa của một số câu tục ngữ thông dụng.

• Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống; nêu được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.

• Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.

• Có ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hướng đến cách ứng xử phù hợp.

(Trang 100)

Đọc

TRI THỨC NGỮ VĂN

Hài kịch

   Hài kịch là một thể loại của kịchhinh-anh-bai-1-doc-9895-0

, hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch, lạc hậu,... đối lập với các chuẩn mực về cái tốt đẹp, tiến bộ. Trong hài kịch có nhiều hình thức xung đột, nhưng phổ biến nhất là sự không tương xứng giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Xung đột kịch biểu hiện qua hành động kịch với các sự việc, tình huống gây cười. Nhân vật chính trong hài kịch là những kiểu người có tính cách tiêu biểu cho các thói xấu đáng phê phán: hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ,... Lời đối thoại trong hài kịch mang đậm tính khẩu ngữ; cấu trúc đối thoại dựa trên những nội dung đối nghịch. Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như: tạo tình huống kịch tính, cải trang; dùng điệu bộ gây cười; dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ, gây hiểu lầm, thoại bỏ lửng, nhại,...

Truyện cười

•  Truyện cười là một thể loại tự sự có dung lượng nhỏ, dùng tiếng cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mĩ tục của con người và còn nhằm mục đích giải trí. Truyện cười thường ngắn, cốt truyện tập trung vào sự việc có yếu tố gây cười, tình huống trớ trêu, những nghịch lí trong đời sống,... Bối cảnh được xây dựng trong truyện cười thường bị cường điệu so với thực tế, có yếu tố bất ngờ. Nhân vật chính trong truyện cười thường là đối tượng bị chế giễu. Ngôn ngữ truyện cười dân dã, nhiều ẩn ý.

•  Truyện cười thường là truyện dân gian, tuy nhiên cũng có cả ở hình thức truyện kể của văn học viết.

Câu hỏi tu từ

   Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,... Khác với câu hỏi thông thường, câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm đạt một số hiệu quả giao tiếp như tăng sắc thái biểu cảm, biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển.

Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

   Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu. Nghĩa hàm ẩn là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của cả câu, từ nghĩa của từ ngữ trong câu và từ ngữ cảnh sử dụng câu.
-----------------------------------------------
hinh-anh-bai-1-doc-9895-1Kịch: loại hình nghệ thuật tổng hợp, vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học, trong đó, kịch bản là phương diện văn học của kịch.

(Trang 101)

VĂN BẢN ĐỌC

VĂN BẢN 1. Trưởng giả học làm sang (trích), Mô-li-e (Molière)

VĂN BẢN 2. Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

VĂN BẢN 3. Chùm ca dao trào phúng

 

VĂN BẢN 1

TRƯỚC KHI ĐỌC

   Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích.

ĐỌC VĂN BẢN

Trưởng giảhinh-anh-bai-1-doc-9895-2 học làm sanghinh-anh-bai-1-doc-9895-3

-------------------

Trích, MÔ-LI-E
------------------

HỒI THỨ HAI

LỚP V

PHÓ MAYhinh-anh-bai-1-doc-9895-4, THỢ BẠNhinh-anh-bai-1-doc-9895-5


(Mang bộ lễ phụchinh-anh-bai-1-doc-9895-6của ông Giuốc-đanh)

ÔNG GIUỐC-ĐANH, NHỮNG TÊN HẦU

Theo dõi
Cách trình bày văn bản kịch bản (chỉ dẫn, lời thoại).

Ông Giuốc-đanh:  – À! Bác đã tới đấy à! Tôi đang sắp phát cáu lên với bác đấy.

Phó may: – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chủ thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.

Ông Giuốc-đanh: – Bác đã gửi đến cho tôi đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được, và đã đút mất hai mắt rồi đấy.

Phó may: – Rồi nó giãn ra, lo lại không rộng quá ấy chứ.
------------------------------------------------

hinh-anh-bai-1-doc-9895-7Trưởng giả: người xuất thân bình dân, nhờ làm ăn buôn bán mà giàu có.
hinh-anh-bai-1-doc-9895-8Trưởng giả học làm sang là một vở kịch 5 hồi. Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Giuốc-đanh (Jourdain), con một nhà buôn giàu có. Lão là người ít hiểu biết. Do rất tôn sùng giới quý tộc nên lão muốn học theo những cung cách quý tộc để “làm sang”. Lão còn mơ tưởng đến một bà hầu tước, muốn bày tỏ tình yêu với bà. Nhiều người, trong đó có cả một vị bá tước là Đô-răng (Dorante), đã lợi dụng tính cách đó để moi tiền lão. Lão không đồng ý cho con gái Luy-xin (Luxile) lấy chàng Clê-ông (Cléonte) vì chàng không phải là quý tộc. Được đầy tớ bày mưu, Clê-ông cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ đến cầu hôn Luy-xin và được ông Giuốc-đanh ưng thuận.
hinh-anh-bai-1-doc-9895-9Phó may: thợ may chính.
hinh-anh-bai-1-doc-9895-10

Thợ bạn: thợ phụ cho thợ may chính.
hinh-anh-bai-1-doc-9895-11Lễ phục: trang phục may theo kiểu quy định để mặc trong những dịp đặc biệt.

(Trang 102)

Ông Giuốc-đanh: – Phải, nếu tôi cứ làm đứt mắt mãi. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi, làm tôi đau chân ghê gớm.

Phó may: – Thưa ngài, đâu có.

Ông Giuốc-đanh: – Đâu có là thế nào?

Phó may: – Không, không đau đầu mà

Ông Giuốc-đanh: – Tôi bảo đau, là đau.

Phó may: – Ngài cứ tưởng tượng ra thế.

Ông Giuốc-đanh: – Tôi tưởng tượng vì tôi thấy đau. Lí với lẽ hay chưa kìa!

Phó may:Thưa đây là bộ áo lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đenhinh-anh-bai-1-doc-9895-12, thật là một kì công tuyệt tác. Tôi thách các thợ may giỏi nhất mà làm nổi đấy.

Ông Giuốc-đanh: – Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi.

Phó may: – Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu.

Ông Giuốc-đanh: – Lại còn phải bảo cái đó à?

Phó may: – Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.

Theo dõi
Chi tiết thợ may may áo ngược hoa.

Ông Giuốc-đanh: – Những người quý phái mặc ngược hoa à?

Phó may: – Thưa ngài, vâng. 

Ông Giuốc-đanh: – À! Thế thì được đấy.

Phó may: – Nếu ngài muốn, thì sẽ xoay hoa xuôi lại thôi mà.

Ông Giuốc-đanh: – Không, không.

Phó may: – Ngài chỉ việc bảo tôi.

Ông Giuốc-đanh: – Đã bảo không mà. Bác làm thế này được rồi. Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không?

Phó may: – Còn phải nói! Tôi thách một hoạ sĩ lấy bút mà vẽ cho sát hơn đượchinh-anh-bai-1-doc-9895-13.Ở nhà tôi có một chú thợ bạn, may quần cộchinh-anh-bai-1-doc-9895-14 thì tài nhất thiên hạ, và một chú khác, về may áo chẽnhinh-anh-bai-1-doc-9895-15

, là anh hùng của thời đại.
------------------------------------------------------
hinh-anh-bai-1-doc-9895-16Thời bấy giờ ở Pháp, bộ lễ phục trang trọng phải may bằng vải màu đen.
hinh-anh-bai-1-doc-9895-17Lấy bút vẽ vào người cũng không sát hơn, nghĩa là may áo quá chật (thợ may ăn bớt vải).
hinh-anh-bai-1-doc-9895-18Quần cộc: trang phục của tầng lớp quý tộc Pháp thế kỉ XVII, có thể dài đến đầu gối hoặc đến mắt cá chân.
hinh-anh-bai-1-doc-9895-19Áo chẽn: trang phục của tầng lớp quý tộc Pháp thế kỉ XVII, may sát người, che kín từ cổ đến thắt lưng.

(Trang 103)

Ông Giuốc-đanh: – Bộ tóc giả với lông cắm mũhinh-anh-bai-1-doc-9895-20

có được chỉnh tề không?

Phó may: – Mọi thứ đều tốt cả.

Ông Giuốc-đanh:(Nhìn áo mặc của phó may) – Ô kìa! Bác phó may, đây đúng là thứ hàng của bộ áo bác may cho tôi lần trước mà. Tôi nhận đúng nó rồi.

Phó may: – Chả là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã có ý gạn lấy một bộ áo cho tôi thì phải.

Ông Giuốc-đanh: – Phải, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi.

Phó may: – Ngài có muốn mặc thử áo không?

Ông Giuốc-đanh: – Có, đưa tôi.

Phó may: – Khoan đã. Phải có thể thức chứ. Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ. Ơ này! Vào đây các chú. Các chú hãy mặc bộ áo này cho ngài đây, theo cách thức mặc cho những người quý phái.

Tưởng tượng
Cảnh ông Giuốc-đanh mặc áo.

   Bốn chú thợ bạn ra, hai chú cởi tuột quần cộc tập võ của lão, và hai chú kia cởi áo lót của lão ra. Rồi họ mặc áo mới vào cho lão; và ông Giuốc-đanh đi đi lại lại giữa đám họ và phô áo mới cho họ xem có được không. Tất cả những việc đó làm theo nhịp đàn của tất cả ban hợp xướng.

Theo dõi
Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc- đanh.

Thợ bạn: – Bẩm ngài quý tộc, xin ngài ban cho các anh em ít tiền uống rượu.

Ông Giuốc-đanh: – Anh gọi ta là gì?

Ông Giuốc-đanh: (Ngài quý tộc) – Ấy đấy, ăn mặc ra người quý phái thì thể đấy! Cứ bo bo y phục trưởng giả, thì chẳng có ai gọi là “Ngài quý tộc!”. Đây, thưởng cho câu “Ngài quý tộc!” đây này.

Thợ bạn: – Bẩm tướng công, anh em đa tạ tướng công ạ.

Ông Giuốc-đanh: (Tướng công) – Ố! Ố! “Tướng công”. Hãy thong thả, chú mình “Tướng công” là đáng thưởng lắm, “tướng công” không phải là một câu tầm thường đâu nhé. Này, tướng công ban cho các chú đấy.

Thợ bạn: – Bẩm tướng công, tất cả các anh em sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ của đại nhân!
---------------------------------------------

hinh-anh-bai-1-doc-9895-21Bộ tóc giả với lông cắm mũ: các thứ gắn với trang phục của tầng lớp quý tộc Pháp thế kỉ XVII. Bác phó may được ông Giuốc-đanh tín nhiệm giao cho việc cung cấp tất cả các bộ phận phục trang đặt làm ở nơi khác.

(Trang 104)

Ông Giuốc-đanh: (Đại nhân) – Ố! ỐI Ố !Thong thả, hinh-anh-bai-1-doc-9895-22
đừng đi vội, gọi ta là “Đại nhân!” (Nói riêng) – Quả đáng tội nó mà đi tới Đức ông, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Này, thưởng cho câu “Đại nhân” đây.

Thợ bạn: – Bẩm tướng công, anh em xin bái tạ ơn Người.

Ông Giuốc-đanh: (Nói riêng) – Thế là phải chăng, ta đang sắp cho nó tất cả túi tiền.

Bốn chú thợ bạn vui mừng nhảy múa, khúc múa này làm thành màn phụ thứ hai.

 

                               HỒI THỨ BA

                           LỚP I

ÔNG GIUỐC-ĐANH, NHỮNG TÊN HẦU

Ông Giuốc-đanh: – Chúng bay hãy đi theo tao, để tao đi phố chưng diện bộ áo của tao một tí, cần nhất là hai đứa bay phải đi bám gót tao, cho thiên hạ thấy rõ chúng bay là quân hầu của tao đấy nhé.

Những tên hầu: – Bẩm ông, vâng ạ.

Ông Giuốc-đanh: – Gọi con Ni-côn (Nicole) lên đây cho tao sai bảo. Thôi, cứ đứng yên đấy, nó lên kia rồi. 

LỚP II

NI-CÔN, ÔNG GIUỐC-ĐANH, NHỮNG TÊN HẦU

Suy luận
Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

Ông Giuốc-đanh: – Ni-côn!

Ni-côn: Dạ?

Ông Giuốc-đanh: – Nghe đây!

Ni-côn: - Hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Mày cười cái gì?

Ni-côn: - Hí, hí, hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Cái con mất dạy này, làm cái trò gì thế?

Ni-côn: – Hí, hí, hí! Trông ông ăn mặc đến hay! Hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Thế nào?

(Trang 105)

Ông Giuốc-đanh: Con ranh con, lạ chưa kìa? Mày trêu tao đấy hẳn?

Ni-côn: – Không, thưa ông con đâu dám thế. Hí, hí, hí, hí, hí !

Ông Giuốc-đanh: – Mày mà còn cười nữa thì tao vả cho vỡ mặt bây giờ .

Ni-côn: – Thưa ông, con không thể nào nhịn được. Hí, hí, hí !

Ông Giuốc-đanh: – Mày không thôi đi phỏng?

Ni-côn: – Thưa ông, con xin lỗi ông, nhưng nom ông buồn cười quá, con không thể nào nín cười được. Hí, hí, hí !

Ông Giuốc-đanh: – Cái con này mới láo chứ!

Ni-côn: – Nom ông như thế kia, tức cười quá. Hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Tao thì ...

Ni-côn: – Xin ông bỏ quá cho. Hí, hí, hí, hí !

Ông Giuốc-đanh: – Này, hễ mày còn cười một tí nào nữa, tao thề sẽ cho mày một cái tát bằng trời giáng cho mà xem.

Ni-côn: – Dạ vâng, thưa ông, thế là hết rồi, con không cười nữa ạ.

Ông Giuốc-đanh: – Cứ rờ hồn đấy. Mày phải lau chùi ngay cho kịp ...

Ni-côn: – Hí, hí !

Ông Giuốc-đanh: – Tao bảo rằng phải lau chùi phòng khách, và...

Ni-côn: – Hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Chưa thôi phỏng?

Ni cônhinh-anh-bai-1-doc-9895-23: - Thôi, thưa ông, thà là ông cửa đánh con đi nhưng để cho con được cười bằng thích, còn hơn. Hí, hí, hí, hí, hí !

Theo dõi
Lời đề nghị của Ni-côn.

Ông Giuốc-đanh: – Điên tiết thật!

Ni-côn: – Xin ông làm ơn để cho con cười. Hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Tao mà...

Ni-côn: – Thưa ô..... ông, không cười, thì con tức bụng mà chết mất. Hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Có con chết treo nào mà lại như cái con này, hỗn hỗn láo láo, cười sằng sặc vào mặt tao, chứ không nghe tao dặn bảo công việc.

(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang, Tuấn Đô dịch,
NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021, tr. 59–67)

---------------------------------------
hinh-anh-bai-1-doc-9895-24Theo bản in năm 1734: Ni-côn (cười lăn quay xuống đất).

(Trang 106)

SAU KHI ĐỌC

•   Mô-li-e (1622 – 1673) là một trong những nhà viết hài kịch lớn nhất nước Pháp và thế giới. Hài kịch Mô-li-e là tiếng cười khoẻ khoắn, yêu đời, vui nhộn mà sâu sắc, thâm trầm. Mỗi nhân vật chính trong hài kịch Mô-li-e là hiện thân của một tính cách nhất định: đạo đức giả, hà tiện, thông thái rởm, học đòi, ảo tưởng,... Những vở hài kịch tiêu biểu của Mô-li-e: Tác-tuýp (1664), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Người bệnh tưởng (1673),...

•   Trưởng giả học làm sang phê phán thói học đòi, rởm đời, lố bịch của những người giàu có nhưng ít hiểu biết, ham danh vọng hão huyền đến mức loá mắt, không nhận ra được thật hay giả, tốt hay xấu, trở thành kẻ lố bịch và ngu ngốc đến mức bị lợi dụng, cợt nhạo mà vẫn không hết ảo tưởng, mù quáng.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

2. Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

3. Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu. 

4. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

5. Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra nét tương phản trong hành động của ông Giuốc đanh và các nhân vật.

6. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

7. Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

8. Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không? Cho ví dụ.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

   Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.

(Trang 107)

Thực hành tiếng Việt

CÂU HỎI TU TỪ

1. Chỉ ra các câu hỏi tu từ trong đoạn trích vở kịch Trưởng giả học làm sang. Giải thích vì sao đó là những câu hỏi tu từ.

2. Hãy viết lại các câu hỏi tu từ em tìm được ở bài tập 1 thành câu kể (kết thúc bằng dấu chấm) sao cho vẫn giữ được ý nghĩa thông báo của câu. So sánh hiệu quả của câu hỏi tu từ và hiệu quả của câu kể.

3. Chuyển đổi các câu sau đây sang hình thức câu hỏi tu từ:

a. – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.

b. – Hãy thong thả, chú mình.

(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang)

4. Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn dưới đây có phải câu hỏi tu từ không? Vì sao?

Ơi ơi người gái xoã tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đổi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?

(Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt)

 

 

 

 

 

Nhận biết câu hỏi tu từ

Đọc các ví dụ sau:

a. – Có đi xem phim với tớ không?

– Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thế này à?

Câu thứ nhất là câu có mục đích hỏi. Câu thứ hai có hình thức là câu hỏi nhưng lại biểu thị sự từ chối (không đi xem phim được). Vậy câu thứ hai là câu hỏi tu từ.

b. Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: 

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

(Ta-go, Mây và sóng)

Câu "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?" là câu có mục đích hỏi. Câu "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" dùng hình thức câu hỏi nhưng là để khẳng định (không thể đi chơi ở những nơi kì thú, xa xôi). Vậy câu" Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" là câu hỏi tu từ.

Tác dụng của câu hỏi tu từ

• Trong giao tiếp, câu hỏi tu từ nhằm thu hút sự quan tâm của người nghe, làm cho lời nói thêm uyển chuyển, giàu sắc thái biểu cảm. Câu “Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thế này à?” ở ví dụ a cho thấy người được rủ đi xem phim đưa ra lí do để từ chối lời mời, mong nhận được sự thông cảm của người mời.

• Câu hỏi tu từ được dùng trong văn học nhằm làm tăng sắc thái biểu cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa, tạo hiệu quả thẩm mĩ cho văn bản. Câu “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” ở ví dụ b là sự khẳng định gắn bó, không thể tách rời của con với mẹ.

(Trang 108)

5.  Hãy đặt câu hỏi tu từ cho từng tình huống sau đây:

a. Bày tỏ cảm xúc khi được nhận một món quà từ người thân.

b. Bày tỏ suy nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc.

 

VĂN BẢN 2

 TRƯỚC KHI ĐỌC

   Hãy nêu tên những truyện cười mà em biết. Chọn kể một truyện cười em cho là
thú vị.

ĐỌC VĂN BẢN

Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Lợn cưới, áo mới

  Anh nọ tính hay khoe của, một hôm may được cái áo mới bèn mặc vào, ra cửa đứng mong có ai đi qua người ta khen. Nhưng đúng từ sáng đến chiều, chẳng thấy ma nào ngó đến. Đang lúc ấy, bỗng thấy một anh cũng có tính hay khoe của, chạy qua cửa hỏi to lên rằng:

– Tôi có con lợn cưới, bác có thấy nó chạy qua đây không? Anh ta liền phanh hai vạt áo ra mà trả lời:

– Này bác có lợn kia ơi! Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả.

So sánh
Cách hỏi và cách trả lời của hai nhân vật.

hinh-anh-bai-1-doc-9895-25


(Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr. 184)


(Trang 109)

 

Treo biển

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

“Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

– Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải để biển là “cá tươi”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

Hôm sau, có người khác đến hỏi cá, cũng nhìn lên biển cười bảo:

Theo dõi
Hành động của nhà hàng mỗi khi có người nhận xét cái biển.

– Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây” :

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.

– Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cả hay sao mà phải đề là “ở đây”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.

Cách vài hôm lại có người khác đến mua cá, mua xong, cũng nhìn lên biển, cười bảo

– Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”?

Nhà hàng nghe thấy cũng có lí liền bỏ hai chữ “có bán” đi. Thành ra chỉ còn mỗi một chữ “cá”, trong bụng chắc từ giờ chẳng còn ai bắt bẻ gì được nữa.

Vài hôm sau nữa, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:

– Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa.

Thế là nhà hàng cất cái biển đi luôn.

Suy luận
Vì sao nhà hàng cất cái biển?

( Theo Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam,
Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, Sđd, tr. 81 – 82)

Nói dóchinh-anh-bai-1-doc-9895-26 gặp nhau

Có một anh đi làm ăn xa lâu ngày về làng, bà con xúm đến hỏi chuyện lạ phương xa. Anh nọ được dịp, trổ tài nói dóc:

Theo dõi
Chú ý độ dài của chiếc ghe.

  – Nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là chuyện này: Có một cái ghe dài không lấy gì đo cho xiết. Một người tuổi hai mươi đứng ở đầu mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.

------------------------------------
hinh-anh-bai-1-doc-9895-27 Nói dóc: nói khoát lác và bịa đặt cho vui hay để ra vẻ ta đây.

(Trang 110)

Trong làng ấy có một anh nói dóc khác, nghe thấy chuyện anh kia, liền kể ngay một câu chuyện khác:

   Thế đã lấy chi làm lạ! Tôi đi rừng thấy một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hột đa. Hột đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hột đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi nảy lộc thành nhiều cây đa con. Đa con lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra đàn cây đa cháu, cứ thế mãi cho đến khi roi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

Theo dõi
Chú ý chiều cao của cái cây

Anh chàng đi xa về nghe thế cãi:

– Làm gì có cây cao vậy? Không thể tin được.

Anh kia lúc đó mới cười:

– Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?

(Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam,
Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, Sđd, tr. 220 – 221)

SAU KHI ĐỌC

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người?

2. Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới có gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?

3. Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết nào?

4. Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ của nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?

5. Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê – gỡ biển nhiều lần có tác dụng gì?

6. Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau? 7.

7. Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết nào tạo ra sự bất ngờ cho truyện?

(Trang 111)

8. Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

   Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên.

VĂN BẢN 3

ĐỌC VĂN BẢN

Chùm ca dao trào phúng

1.  Chập chập rồi lại cheng cheng     hinh-anh-bai-1-doc-9895-28

Con gà sống lớn để riêng cho thầy

   Đơm xôi thì đơm cho đầy

Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưa.

 

2.    Con mèo mà trèo cây cau 

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

    Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.

 

3.    Anh là con trai học trò

Em mà thách cưới thế anh lo thế nào?

   Em khoe em đẹp như sao

Để anh lận đận ra vào đã lâu

   Mẹ em thách cưới cho nhiều

Thử xem anh nghèo có cưới được không

(Trang 112)

Nghèo thì bán bể bản sông

Anh cũng cố cưới lấy công ra vào

Cưới em trăm tám ông sao

Trăm tấm lụa đào mươi cóthinh-anh-bai-1-doc-9895-29 trầu cau

Cưới em một trăm con trâu

Một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn

Cưới em tám vạn quan tiền

Để làm tế lễ gia tiên ông bà

Cưới em một chĩnh vàng hoa

Mười chum vàng cốm bạc là trăm nong

Cưới em ba chum mật ong

Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy...

(Nguyễn Xuân Kinh (Chủ biên), Ca dao người Việt, quyển 3,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015, tr. 90, 172 – 173, 183)

SAU KHI ĐỌC

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Bài ca dao số 1 nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

2. Bài ca dao số 1 phê phán đối tượng nào? Tại sao đối tượng đó lại bị phê phán?

3. Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố nào? Bài ca dao đó thể hiện tính cách gì của mèo và quan hệ như thế nào giữa mèo với chuột?

4. Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán những thứ gì để có tiền dẫn cưới? Hãy nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo. Có thể có những điều này trong thực tế không?

5. Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?
----------------------------------------------
hinh-anh-bai-1-doc-9895-30

Cót: đồ đựng làm bằng những tấm được đan từ nan nứa mỏng (tương tự như thùng, bồ,...).

(Trang 113)

Thực hành tiếng Việt

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN CỦA CÂU

1. Đặt trong ngữ cảnh cuộc đối thoại được thể hiện ở bài ca dao số 2, nghĩa hàm ẩn của câu “Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo" là gì?

2) Theo em, qua câu ca dao “Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy...”, anh học trò thực sự muốn nói điều gì?

3. Cho biết nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm trong các trường hợp sau:

a. Chập chập rồi lại cheng cheng

Con gà sống lớn để riêng cho thầy.

b. Ông Giuốc-đanh: - Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi.

Phó may: – Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu.

Ông Giuốc-đanh: – Lại còn phải bảo cái đó à?

Phó may: - Vâng, phải bảo chứ.

Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.

4. Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:

a. Có tật giật mình.

b. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày, còn có nửa gang.

c. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

d. Lời nói gói vàng.

e. Lưỡi sắc hơn gươm.

Nhận biết nghĩa tường minh
và nghĩa hàm ẩn của câu

• Trong giao tiếp bằng ngôn từ, có những ý nghĩa được hiển thị ngay trên từ ngữ (nghĩa tường minh) và có những ý nghĩa ngầm chứa, cần phải suy luận mới biết được (nghĩa hàm ẩn).

• Có những nghĩa hàm ẩn  tuỳ thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ:

– Ngày mai tôi đi Hà Nội.

Có thể hiểu là: “Ngày mai tôi không gặp mặt với nhóm được”, nhưng cũng có thể hiểu: “Anh có cần gửi gì cho người thân ở Hà Nội thì tôi sẽ mang giúp cho”,... Những nghĩa này tuỳ thuộc vào nội dung trao đổi trước đó giữa người nói (người viết) và người nghe (người đọc).

Có những nghĩa hàm ẩn không tuỳ thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ:

Nó lại đi Đà Lạt.

Câu này cho biết một người nào đó đi Đà Lạt và nhờ từ lại ta có thể ra trước đó người này đã từng đi Đà Lạt. Nghĩa hàm ẩn này được suy ra từ nghĩa của từ ngữ ở trong câu, chứ không tuỳ thuộc vào ngữ cảnh.

 

• Nghĩa hàm ẩn giúp chuyển tải nhiều điều ý nhị, kín đáo, sâu xa,...; làm cho giao tiếp ngôn từ được uyển chuyển, phong phú, thú vị. Đặc biệt, trong văn học, các nội dung, thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải thường được thể hiện dưới hình thức nghĩa hàm ẩn. Ví dụ:

Chuột chù chê khỉ rằng hội

Khỉ mới trả lời: Cả họ mày thơm.

                                                                          (Ca dao)

Chuột chù và khỉ đều là các loài có mùi hôi. Nhưng chuột chù lại chê khỉ trong khi chính mình cũng hôi. Nghĩa tường minh trong câu trả lời của khỉ là lời khen, nghĩa hàm ẩn thể hiện sự mỉa mai chuột chù. Câu ca dao có hàm ý phê phán những người không tự biết cái xấu của mình mà còn đi chê bai người khác.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1 : Đọc | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 5 : NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.