Bài 1 : Đọc | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 4 : TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 1 : Đọc


(Trang 80)

Tiếng cười là một trong những đặc quyền của lí trí,

chỉ xuất hiện ở loài người.

Thô-mát Ca-lai (Thomas Carlyle)

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

•    Tiếng cười trào phúng với nhiều sắc thái và cung bậc khác nhau là một phần của đời sống. Tiếng cười đó được bật ra từ những phản ứng lành mạnh của con người trước cái chưa hay, chưa đẹp, hoặc cái tiêu cực, xấu xa tồn tại xung quanh chúng ta. Nó góp phần thanh lọc cuộc sống theo cách ý vị, tinh tế và hướng chúng ta đến với chân, thiện, mĩ.

•    Thơ trào phúng chuyển tải tiếng cười trào phúng dưới hình thức ngôn ngữ thi ca. Trong bài học này, em sẽ được đọc một số bài thơ trào phúng sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt. Đây cũng là dịp em củng cố kĩ năng đọc hiểu một bài thơ Đường luật. Bên cạnh đó, em cũng sẽ được tiếp cận một văn bản nghị luận kết nối về chủ đề để thấy những giọng điệu khác nhau của tiếng cười trào phúng và cảm nhận rõ nét hơn ý nghĩa, giá trị tốt đẹp mà tiếng cười ấy đem lại cho cuộc đời.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

• Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

• Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng.

• Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó; hiểu được sắc thái nghĩa của từ ngữ và biết lựa chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp với sắc thái.

(Trang 81)

• Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

• Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội.

• Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động

Đọc

TRI THỨC NGỮ VĂN

Thơ trào phúng

• Về nội dung, thơ trào phúng dùng tiếng cười để phê phán những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa.... nhằm hướng con người tới các giá trị thẩm mĩ, nhân văn hoặc lí tưởng sống cao đẹp.

• Về nghệ thuật, thơ trào phúng thường sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nói quá,... tạo ra tiếng cười khi hài hước, mỉa mai, châm biếm nhẹ nhàng; lúc đả kích mạnh mẽ, sâu cay.

Từ Hán Việt

   Trong vốn từ gốc Hán, có một bộ phận các từ đơn được cảm nhận như từ thuần Việt, ví dụ: tổ, đầu, phòng, cao, tuyết, bang, thần, bút,... và một bộ phận các từ phức (có chứa yếu tố thường không có khả năng sử dụng độc lập như từ đơn) ít nhiều còn gây khó hiểu như: sĩ tử, nhân văn, nhân đạo, không phận, hải phận, địa cực, kí sinh,... Nhóm các từ phức gốc Hán này thường được gọi là từ Hán Việt. Mỗi tiếng của từ thuộc nhóm này có tên gọi tương ứng là yếu tố Hán Việt.

Sắc thái nghĩa của từ ngữ

   Sắc thái nghĩa của từ ngữ là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản, thể hiện thái độ, cảm xúc, cách đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nói đến.

VĂN BẢN ĐỌC

VĂN BẢN 1. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Trần Tế Xương

VĂN BẢN 2. Lai Tân, Hồ Chí Minh

VĂN BẢN 3. Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, Trần Thị Hoa Lê

(Trang 82)

VĂN BẢN 1

TRƯỚC KHI ĐỌC

1. Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?

2. Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,...) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?

ĐỌC VĂN BẢN

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậuhinh-anh-bai-1-doc-9849-0

-----------------

TRẦN TẾ XƯƠNG
--------------------

hinh-anh-bai-1-doc-9849-1

Lễ xướng danh khoa thi Hương năm Đinh Dậu tại Nam Định, ngày 27/12/1897, ảnh của Phi-a-manh Ăng-đờ-rê San (Fiin André Salles)

Theo dõi
Các chi tiết miêu tả con người và khung cảnh lễ xướng danh.

Nhà nước ba năm mở một khoahinh-anh-bai-1-doc-9849-2,

Trường Nam thi lẫn với trường Hàhinh-anh-bai-1-doc-9849-3.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọhinh-anh-bai-1-doc-9849-4,

Âm oẹ quan trường miệng thét loa.

---------------------------------

hinh-anh-bai-1-doc-9849-5

Khoa Đinh Dậu: ở đây chỉ khoa thi Hương năm 1897 tại Nam Định. Bài thơ còn có tên khác là Vịnh khoa thi Hương.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-6Thời nhà Nguyễn, cứ ba năm triều đình lại mở khoa thi Hương ở một số địa phương do nhà nước chỉ định.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-7Từ năm 1831, ngoài Bắc có hai trường thi ở Nam Định và Hà Nội. Từ năm 1886, hai trường này gộp lại thi chung tại Nam Định, lấy tên là trường Hà Nam.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-8Lọ: lọ đựng bút lông.

(Trang 83)

Chú ý
Sự xuất hiện của các nhân vật người nước ngoài trong kì thi.

Cờ kéo rợp trời, quan sứhinh-anh-bai-1-doc-9849-9 đến,

Váy lê quét đất, mụ đầmhinh-anh-bai-1-doc-9849-10

ra.

Nhân tài đất Bắchinh-anh-bai-1-doc-9849-11 nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1218)

SAU KHI ĐỌC

   Trần Tế Xương (1870 – 1907) quê ở Nam Định, là người có tài nhưng lận đận thi cử, đỗ Tú tài nên thường được gọi là Tú Xương. Trần Tế Xương sáng tác nhiều thơ Nôm. Thơ của ông đậm chất trữ tình và chất trào phúng, phản ánh rõ nét bức tranh hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến nước ta cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Một số bài thơ Nôm tiêu biểu của Trần Tế Xương: Năm mới chúc nhau, Thương vợ, Áo bông che bạn, Sông Lấp,...

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

2. Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

4. Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.

5. Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

6. Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

7. Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

8. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

   Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

-------------------------------------
hinh-anh-bai-1-doc-9849-12Quan sứ: kì thi năm Đinh Dậu có vợ chồng Toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-me (Paul Doumer) và vợ chồng Công sứ Nam Định Lơ-nóc-măng (Lenormand) đến dự.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-13Mụ đầm: cách gọi người phụ nữ châu Âu với ý giễu cợt.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-14Đất Bắc: Bắc Kì, địa danh do vua Minh Mạng ấn định vào năm 1834, chỉ vùng đất từ tỉnh Ninh Bình trở ra.

(Trang 84)

Thực hành tiếng Việt

NGHĨA CỦA MỘT SỐ TỪ, THÀNH NGỮ HÁN VIỆT

1. Chỉ ra một số yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

a. Giải nghĩa mỗi yếu tố.

b. Tìm một số từ Hán Việt có sử dụng những yếu tố đó (mỗi yếu tố tìm ít nhất hai từ).

2. Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và tìm từ có yếu tố Hán Việt tương ứng:

Yếu tố Hán Việt Từ có yếu tố Hán Việt tương ứng
hinh-anh-bai-1-doc-9849-15
(lừa dối, xảo trá)
 
hinh-anh-bai-1-doc-9849-16 (giữa, khoảng giữa)  
hinh-anh-bai-1-doc-9849-17 (khó khăn, vất vả)  

3. Xếp các từ ngữ sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó:   

a. nam: kim chỉ nam, nam quyền, nam phong, phương nam, nam sinh, nam tính

b. thuỷ: thuỷ tổ, thuỷ triều, thuỷ lực, hồng thuỷ, khởi thuỷ, nguyên thuỷ

c. giai: giai cấp, giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại, giai đoạn, bách niên giai lão

4. Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt một câu với mỗi thành ngữ:

a. vô tiền khoáng hậu

b. dĩ hoà vi quý

c. đồng sàng dị mộng

d. chúng khẩu đồng từ

e. độc nhất vô nhị

Hiện tượng đồng âm
giữa một số yếu tố Hán Việt

Khi sử dụng từ Hán Việt, cần lưu ý hiện tượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau. Ví dụ: 

 • hinh-anh-bai-1-doc-9849-18 với nghĩa là “cõi, nơi tiếp giáp” trong các từ giới thuyết, giới tuyến, biên giới, địa giới, giáp giới, hạ giới, phân giới, ranh giới, thế giới, thượng giới, tiên giới.

 • hinh-anh-bai-1-doc-9849-19 với nghĩa “răn, kiêng” trong các từ như: giới nghiêm, cảnh giới, phạm giới, thụ giới.

 • hinh-anh-bai-1-doc-9849-20

với nghĩa “ở giữa, làm trung gian” trong các từ như: giới thiệu, môi giới.

hinh-anh-bai-1-doc-9849-21 với nghĩa "đồ kim khí, vũ khí" trong các từ như : cơ giới, cơ giới hoá, binh giới, khí giới, quân giới.

hinh-anh-bai-1-doc-9849-22 với nghĩa chỉ một loài cây: kinh giới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Trang 85)

VĂN BẢN 2

TRƯỚC KHI ĐỌC

1. Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Hãy kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.

2. Hãy nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết.

ĐỌC VĂN BẢN

Lai Tânhinh-anh-bai-1-doc-9849-23

---------------

HỒ CHÍ MINH
-----------------

Phiên âm:

Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,

Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền,

Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,

Lai Tân y cựu thái bình thiên.

Dịch nghĩa:

Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,

Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị áp giải,

Huyện trưởng chong đèn làm việc công, 

Lai Tân vẫn thái bình như xưa.

Dịch thơ:

Ban trưởnghinh-anh-bai-1-doc-9849-24 nhà lao chuyên đánh bạc,

Giải người, cảnh trưởnghinh-anh-bai-1-doc-9849-25

kiếm ăn quanh,

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình

Theo dõi
 Vị trí xã hội của các nhân vật.

 

Theo dõi
Hành động của các nhân vật.

Nam Trân dịch, in trong Suy nghĩ mới về Nhật kí trong tù,
Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên), NXB Giáo dục, 1997, tr. 499 – 500)

-----------------------------------------
 hinh-anh-bai-1-doc-9849-26Lai Tân: một địa danh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
 hinh-anh-bai-1-doc-9849-27Ban trưởng: chức quan coi ngục.
 hinh-anh-bai-1-doc-9849-28Cảnh trưởng, cảnh sát trưởng.

(Trang 86)

SAU KHI ĐỌC

   Tập Nhật kí trong tù gồm Lời đề từ và 133 bài thơ chữ Hán được Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị giam giữ và giải đi qua nhiều nhà tù của Quốc dân đảng tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943). Lai Tân là bài thứ 96 của tập thơ.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

2. Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

3. Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm việc gì.

4. Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

5. Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.

6. Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

   Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét. " Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Thực hành tiếng Việt

SẮC THÁI NGHĨA CỦA TỪ NGỮ VÀ VIỆC LỰA CHỌN TỪ NGỮ

1. Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:

a. ngắn và cụt lủn

b. cao và lêu nghêu

c. lên tiếng và cao giọng

d. chậm rãi và chậm chạp

Sắc thái nghĩa của từ ngữ
và việc lựa chọn từ ngữ

Quan sát các từ ngữ trong những cặp sau: ăn – xơi, trắng tinh – trắng hếu, vàng – vàng vọt, người lính – tên lính,..., có thể thấy giữa các từ ngữ trong mỗi cặp có sự khác biệt về sắc thái nghĩa, chẳng hạn, ăn có tính chất trung tính nhưng xơi có sắc thái trang trọng, trắng tinh có sắc thái nghĩa tích cực

(Trang 87)

 

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

   Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

a. Tìm trong đoạn trích năm từ Hán Việt và giải nghĩa các từ đó.

b. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

3. Theo em, các từ in đậm trong từng nhóm câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

a. - Cuộc kháng chiến vĩ đại ấy là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

 - Anh ấy có một thân hình to lớn, săn chắc.

(tốt nghĩa) nhưng trắng hếu có sắc thái nghĩa tiêu cực (xấu nghĩa),... Có những sắc thái nghĩa cơ bản như: trang trọng – thân mật – suồng sã, tích cực – tiêu cực, tốt nghĩa – xấu nghĩa,... Trong giao tiếp, cần chú ý sử dụng từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để phát huy được hiệu quả biểu đạt.

Nhóm từ Hán Việt thường có sắc thái nghĩa cổ kính, trang trọng hoặc khái quát, trừu tượng, khác hẳn với những từ có nghĩa tương đồng trong tiếng Việt.

• Sắc thái cổ kính, ví dụ: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp (Huy Cận, Tràng giang). Nếu thay bằng sông dài thì câu thơ của Huy Cận sẽ mất đi sắc thái này.

• Sắc thái trang trọng, ví dụ: Hôm nay, phu nhân Thủ tướng đến thăm các cháu ở nhà trẻ Hoa Hồng. Cách dùng từ phu nhân (thay vì dùng từ vợ) phù hợp với vị thế của người được nói đến.

• Sắc thái khái quát, trừu tượng, ví dụ: Các phụ huynh rất mong được biết kết quả học tập, rèn luyện của con em mình. Từ phụ huynh không thể thay thế bằng từ cha anh.

b. - Không thể thống kê chính xác số người chết trong nạn đói năm 1945.

   - Người chiến sĩ ấy đã hi sinh trong một trận chiến ở biên giới phía Bắc.

   - Cụ tôi đã mất cách đây năm năm.

4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:

– Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.

   Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo một nội thị đưa cho Hoài Văn.

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

a. Tìm từ ngữ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn trích trên.

b. Việc sử dụng các từ in đậm đó đã đem lại sắc thái gì cho lời văn?

(Trang 88)

VĂN BẢN 3

 

ĐỌC VĂN BẢN

Một số giọng điệu của tiếng cười
trong thơ trào phúng

----------------------

TRẦN THỊ HOA LÊNhinh-anh-bai-1-doc-9849-29

-----------------------

   Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, mà đối tượng miêu tả, thể hiện của nó là sự bất toànhinh-anh-bai-1-doc-9849-30

của con người, cuộc sống. Phương tiện đặc sắc mà thơ trào phúng sử dụng để chống lại cái bất toàn ấy là tiếng cười với nhiều giọng điệu khác nhau. Một số giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích...

   Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc. Bài thơ tự trào của Phạm Thái là một ví dụ điển hình cho lối hài hước như một cách vượt lên cảnh ngộ, vượt lên những nỗi đắng cay của kẻ bất đắc chí, tự thấy mình đáng cười, vô tích sự:

Có ai muốn hỏi tuổi tên gì?

Vừa chẵn ba mươi gọi chú Lì.

Dăm bảy câu thơ, gầy gối hạc,

Vài ba đứa trẻ, béo răng nghêhinh-anh-bai-1-doc-9849-31

Tranh vòn sơn thuỷ, màu nhem nhuốc,

Bầu dốc kiền khônhinh-anh-bai-1-doc-9849-32, giọng bét be.

Miễn được ngày nào cho sướng kiếp,

Sống thì nuôi lấy, chết mang đi.

(Phạm Thái, Tự trào 1)

   Hai cặp câu thực và luận của bài thơ bát cú sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đăng đối theo lối chế giễu (gầy gối hạc – béo răng nghê, màu nhem nhuốc – giọng bét be) đã dựng nên bức chân dung nhà nho tài hoa nhưng không gặp thời vận, đành tìm
------------------------------------------------
hinh-anh-bai-1-doc-9849-33Trần Thị Hoa Lê sinh năm 1968 tại Ninh Bình, là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu văn học. Các công trình nghiên cứu chính: Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập 2 (2015, viết chung), Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại (2017),...
hinh-anh-bai-1-doc-9849-34Bất toàn: không trọn vẹn, không hoàn hảo.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-35

Nghê: con vật tưởng tượng của người Việt, đầu giống đầu sư tử, thân có vẩy, thường được tạc hình trên các cột trụ hoặc nắp đỉnh đồng, được trang trí như một linh vật ở các đình, chùa, đền, miếu.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-36Kiền khôn (càn khôn): trời và đất, vốn là tên hai quẻ trong Bát quái (theo tư tưởng triết học cổ đại Trung Hoa được thể hiện trong Kinh Dịch), quẻ càn tượng trưng cho trời, quẻ khôn tượng trưng cho đất. “Bầu dốc kiền khôn” ý nói uống nhiều như dốc rượu trong cả thế giới này vào miệng.

(Trang 89)

thú vui trong việc làm thơ, dạy trẻ, vẽ tranh, uống rượu, và chuyển hoá nỗi buồn thời thế thành ra tiếng cười hài hước tự chế nhạo lối sống coi nhẹ mọi được – mất, sinh – tử của mình.

   Mia mai – châm biếm là cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,... Nguyễn Khuyến đã châm biếm về tình huống trớ trêu của “quan tuần” mất cướp. Quan tuần phủ đứng đầu một tỉnh (nhỏ) – người lẽ ra phải trị được quân trộm cướp thì lại bị kẻ cướp “lèn” cho một vố rõ đau:

Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,

Nó lại mang ông bỏ giữa đồng.

Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ!

Thân già da cóc, có đau không?

Bây giờ mới sẽ sầy da trán,

Ngày trước đi đâu mất mảy lông!

Thôi cũng đừng nên ki cóp nữa,

Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!

(Nguyễn Khuyến, Hỏi thăm quan tuần mất cướp)

   Tình huống mỉa mai “quan tuần mất cướp” đã cho thấy sự bất lực, đáng thương và đáng cười của ông quan này. Khai thác “tai nạn” bất thường, vô lí xảy ra với một ông quan tỉnh, Nguyễn Khuyến có dịp chê cười những ông quan xấu tương tự – vừa giàu có kếch sù vừa keo kiệt, bủn xỉn, làm quan nhiều quyền lực nhưng đến cái thân mình cũng không đảm bảo được an toàn.

   Nói cách khác, mỉa mai – châm biếm là một thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách khẳng định một cách có vẻ như nghiêm túc, có lí những điều vô lí, không thể chấp nhận, tạo nên sự hoài nghi, phê phán, thanh lọc đối với cái xấu, cái đáng cười. Đó là cách “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang”: khen để mà chê, khẳng định để mà phủ định, đề cao để mà hạ thấp,... Mỉa mai Nha lệ thương dân, Kép Trà đã khái quát được tình cảnh khốn khổ của người dân quê hương ông, xứ đồng trũng “chiêm khê mùa thối” liên miên lụt lội, lại còn ẻ cổ chịu thêm gánh nặng “quan tham”.

Nước lụt năm nay khó nhọc to,

Thương dân nha lệhinh-anh-bai-1-doc-9849-37dốc lòng lo.

Chửa nhai tre hết còn nhai bạc,

                  Mới bắt trâu xong lại bắt bò.
----------------------------------------
hinh-anh-bai-1-doc-9849-38Nha lệ: quân lính, người hầu hạ quan lại thời phong kiến.

 (Trang 90)

Mấy xã Bạch Samhinh-anh-bai-1-doc-9849-39 anh lệ nuốt,

Trăm phu Chuyên Nghiệphinh-anh-bai-1-doc-9849-40

chú thừahinh-anh-bai-1-doc-9849-41 no.

Còn đê, còn nước, dân còn khổ,

Ai bảo Duy Tiên huyện vẫn còhinh-anh-bai-1-doc-9849-42

(Kép Trà, Nha lệ thương dân)

   Trong bài thơ thất ngôn bát cú này, tác giả sử dụng lối nói ngược (phản ngữ), giả như khen ngợi “nha lệ thương dân”, “dốc lòng” lo cứu dân trong tình cảnh mưa lớn, vỡ đê, nước lụt, song tiếng cười mỉa mai cất lên ở bốn câu thơ thực (3 – 4) và luận (5 – 6) đã phơi bày thực chất lợi dụng thiên tại để nhũng nhiễu, bòn rút dân nghèo của đám nha lệ đó. Chúng “thương dân” bằng cách nhai tre, nhai bạc, bắt trâu, bắt bò, nuốt, no khiến cho người dân đã nghèo đói vì thiên tai lại khổ sở thêm vì nhân hoạ.

   Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hoá đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội. Trường hợp bài thơ Đất Vị Hoàng của Trần Tế Xương là một ví dụ tiêu biểu:

Có đất nào như đất ấy không?

Phố phường tiếp giáp với bờ sông.

Nhà kia lỗi phép, con khinh bố,

Mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng

Keo cú, người đâu như cứt sắthinh-anh-bai-1-doc-9849-43

Tham lam, chuyện thở rặt hơi đồnghinh-anh-bai-1-doc-9849-44

Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,

Có đất nào như đất ấy không?

   Bài thơ có lối kết cấu thủ vĩ ngâm, câu đầu, câu cuối hoàn toàn giống nhau, tạo nên cảm giác về một vòng xoay bế tắc, luẩn quẩn của xã hội giao thời cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Dưới cái nhìn của nhà thơ trào phúng, tâm điểm “vòng xoay bế tắc” đó chính là tình trạng đạo đức gia đình và xã hội xuống cấp nghiêm trọng: gia đình thi mất tôn ti trật tự, người trên hư hỏng, người dưới hỗn hảo, thiếu tôn trọng lẫn nhau (con khinh bố, vợ chửi chồng), xã hội thì đầy rẫy những thói keo kiệt, tham lam, chạy theo
------------------------------------------------
hinh-anh-bai-1-doc-9849-45

hinh-anh-bai-1-doc-9849-46Bạch Sam, Chuyên Nghiệp: tên hai tổng (trong chín tổng) thuộc huyện Duy Tiên thời thuộc Pháp, nay thuộc tỉnh Hà Nam.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-47Thừa: viên chức làm việc trong công sở của chính phủ Nam triều thời thuộc Pháp, còn gọi thừa phái, thầy thừa.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-48Cò: hoặc cò trắng, là từ mà quan lại thời đó chỉ những vùng họ “bóp nặn” được ít, tức là nơi dân nghèo; một cách giải thích khác: gọi là "đất cò trắng”. “dân cò trắng” vì vùng đó trũng thấp "chiêm khê mùa thối”, thường bị ngập nước, cò đậu rất nhiều. Ba tiếng “huyện vẫn cò” còn có thể đọc lái thành “họ vẫn quyền”, để nói những viên quan ấy vẫn chễm chệ giữ chức quan của mình.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-49Cứt sắt: chất bã thải từ sắt nung, rất rắn; ở đây dùng để chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn.
hinh-anh-bai-1-doc-9849-50
Hơi đồng:
mùi tiền bạc, chuyện tiền bạc.

(Trang 91)

đồng tiền (người đâu như cứt sắt, chuyện thở rặt hơi đồng). Ẩn đằng sau tiếng cười đả kích tập trung ở hai liên thơ giữa, độc giả có thể nhận ra nỗi đau xót ám ảnh của nhà thơ thông qua ba “câu hỏi” được trùng điệp từ câu thơ đầu tới câu thơ cuối (Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh/ Có đất nào như đất ấy không?). Tuy nhiên, với giọng đả kích và ngôn từ thô mộc, suồng sã, những bài thơ trào phúng kiểu này có thể gây ra hiệu ứng trái ngược trong sự tiếp nhận của độc giả.

   Như vậy, tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn.

(Theo Trần Thị Hoa Lê, Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng,
tạp chí Văn học và Tuổi trẻ
, số tháng 9/2022 (504 + 505))

SAU KHI ĐỌC

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?

2. Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.

3. Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?

4. Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”. 

5. Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1 : Đọc | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 4 : TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.