Thực hành đọc | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 3: LỜI SÔNG NÚI - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thực hành đọc


(Trang 78)

Khi đọc văn bản dưới đây, em cần chú ý những vấn đề sau:

• Bài chiếu là một văn bản hành chính, nhưng vẫn đậm chất văn chương, thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia giàu mạnh hơn trong tương lai.

• Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Chiếu(1) dời đô(2)

--------------------------

LÝ CÔNG UẨN(3)

--------------------------

Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô(4); nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô(5). Phải đâu các vua thời Tam đại(6) theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muộn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh(7). Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng minh, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây(8), khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

-------------------------------

(1) Chiếu: thể văn hành chính thời phong kiến, có tính chất mệnh lệnh, gắn liền với những hoạt động của nhà nước.

(2) Chiếu dời đô: nguyễn văn bằng chữ Hán (Thiên đô chiếu), được Lý Công Uẩn viết khi quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (sau đổi tên là Thăng Long) vào năm 1010.

(3) Lý Công Uẩn (974 – 1028): tức Lý Thái Tổ, vị vua đầu tiên của triều Lý. Việc dời đô cùng một loạt chính sách đúng đắn của ông đã giúp đất nước ta bước sang trang sử mới, ổn định và phát triển vượt bậc so với các triều đại trước. 

(4) Nhà Thương (một triều đại xưa của Trung Hoa) từ đời vua đầu tiên là Thành Thang đến đời vua thứ mười bảy là Bàn Canh dời đô năm lần.

(5) Nhà Chu (một triều đại xưa của Trung Hoa, nối tiếp nhà Thương) từ đời vua đầu tiên là Chu Văn Vương đến đời vua thứ ba là Chu Thành Vương dời đô ba lần.

(6) Tam đại tên chung của ba triều đại Hạ, Thương, Chu trước khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa.

(7) Phồn thịnh: trạng thái phát triển tốt đẹp, dồi dào, sung túc.

(8) Nơi đây: chỉ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) của nhà Đinh và Tiền Lê. Thực tế, đất Hoa Lư nhỏ hẹp, có núi non ngăn trở, phù hợp làm nơi phòng thủ khi có giặc (nhất là khi quốc gia mới hình thành, lực lượng còn hạn chế) mà không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đến thời nhà Lý, đất nước đã cường thịnh hơn, thì không thể làm nơi đóng đô nữa.

(Trang 79)

Huống gì thành Đại La, kinh đô(1) cũ của Cao Vương(2). Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi(3). Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa(4). Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?

(Nguyễn Đức Vân dịch, in trong Thơ văn Lý – Trần, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr. 229 - 230)

ĐỌC MỞ RỘNG

1 Tìm đọc một số văn bản truyện viết về đề tài lịch sử, một số bài thơ Đường luật (bát cú và tứ tuyệt) viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người trong quá khứ, một số văn bản nghị luận xã hội viết về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản.

2. Trao đổi với các bạn về:

- Chủ đề, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong một truyện lịch sử.

- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) thể hiện qua bài thơ đã đọc.

- Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu; sự khác biệt giữa lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận.

3. Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ Đường luật (bát cú, tứ tuyệt) em yêu thích.

----------------------------

(6) Kinh đô: nơi đóng đô của nhà vua, ở đây chỉ toà thành to lớn xứng đáng làm kinh đô (chứ thực sự không phải là kinh đô bởi Cao Biền vốn không làm vua).
(2) Cao Vương: Cao Biền, người đã cho mở rộng La Thành (từ đó thành có tên là Đại La).
(3) Thế rồng cuộn hổ ngồi: thế đất đẹp, kì vĩ theo quan niệm của người xưa, phù hợp với những công việc trọng yếu (ở đây là việc đóng đồ của đất nước).
(4) Thắng địa: đất có địa thế và phong cảnh đẹp.

Tin tức mới


Đánh giá

Thực hành đọc | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 3: LỜI SÔNG NÚI - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.