Nội Dung Chính
[trang 131]
Bài 29. Carbohydrate. Glucose và Saccharose
MỤC TIÊU
• Nêu được thành phần nguyên tố, công thức chung của carbonydrate.
• Nêu được công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan, khối lượng riêng) của glucose và sacchamse
• Trình bày được tính chất hóa học của glucose (phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men rượu), của saccharose (phản ứng thuỷ phân có xúc tác acid hoặc enzyme). Viết được các phương trình hóa học xảy ra dưới dạng công thức phân tử.
• Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) phản ứng tráng bạc của glucose.
• Trình bày được vai trò và ứng dụng của glucose (chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật) và của saccharose (nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm). Y thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí saccharose. Nhận biết được các loại thực phẩm giàu saccharose và hoa quả giàu glucose.
Một số chất tạo vị ngọt trong bánh kẹo, nước uống: lương thực như gạo, ngô, khoai, sản và các chất tạo bộ khung cứng cho cây trống đều thuộc loại hợp chất carbohydrate. Vậy giữa các chất này có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? Chúng có mối liên hệ gì giữa cấu tạo và tính chất?
I - Khái niệm carbohydrate
Quan sát công thức phân tử của một số carbohydrate trong Hình 29.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Carbohydrate được tạo thành từ những nguyên tố nào?
2. Viết lại công thức phân tử của mỗi chất dưới dạng Cn(H2O)m
Hình 29.1 Một số loại carbohydrate và trạng thái tự nhiên
[trang 132]
Carbohydrate là loại hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen, thưởng có công thức chung là Cn(H2O)m
Glucose, saccharose, tinh bột và cellulose là những carbohydrate phổ biến trong tự nhiên và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.
II - Glucose và saccharose
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
Hình 29.2 Đường glucose (a) và đường saccharose (b)
Glucose có công thức phân tử C6H12O6 dạng tinh thể không màu (khối lượng riêng 1,56 g/cm3)(1), không mùi, có vị ngọt Glucose tan tốt trong nước. Glucose là loại đường có trong nhiều trái cây chín (đặc biệt nho chín). Glucose cũng có trong máu, đóng vai trò là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động ở tế bào.
Saccharose có công thức phân tử C12H22O11, dạng tinh thể không màu (khối lượng riêng 1,58 g/cm')(2), không mùi, có vị ngọt. Saccharose tan tốt trong nước. Saccharose là loại đường có nhiều trong mía, củ cải đường, thốt nốt.
❓ 1. So sánh tính chất vật lí của glucose và saccharose.
2. Lấy ví dụ các sản phẩm tự nhiên trong đời sống có chứa nhiều đường glucose và saccharose.
2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng tráng bạc của glucose
Thí nghiệm về phản ứng tráng bạc của glucose
Chuẩn bị: dung dịch glucose 10%, dung dịch AgNO3, 1%, dung dịch NH3 5%, cốc nước nóng, ống nghiệm.
Tiến hành:
- Cho khoảng 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm.
- Thêm từ từ dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm và lắc đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn.
- Cho khoảng 1 ml dung dịch glucose 10% vào ống nghiệm, lắc đều.
- Đặt ống nghiệm vào cốc đựng nước nóng (khoảng 70 - 80°C), để yên khoảng 5 phút.
(1)(2) Nguồn: Haynes, W. M., Lide, D. R. & Bruno, T.J. 2017. CRC Handbook of Chemistry and Phys/cs, 97th Edition, CRC Press LLC.
[trang 133]
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Quan sát hiện tượng trên thành ống nghiệm và cho biết có phản ứng hóa học xảy ra hay không?
2. Dự đoán sản phẩm tạo thành (nếu có) và rút ra nhận xét.
Tính chất đặc trưng của glucose là có phản ứng hóa học với silver nitrate trong dung dịch amoniac tạo ra bạc kim loại. Phản ứng này được dùng để tráng bạc lên kính trong sản xuất gương soi, nên có tên là phản ứng tráng hạc.
Phương trình hóa học của phản ứng tráng bạc được biểu diễn ở dạng đơn giản như sau:
(1)
Saccharose không có phản ứng này.
b) Phản ứng lên men rượu của glucose
Dưới tác dụng của enzyme, glucose bị lên men tạo thành ethylic alcohol. Phản ứng này được sử dụng để sản xuất bia, rượu hay các loại đồ uống có cồn khác.
c) Phản ứng thủy phân của saccharose
Phản ứng đặc trưng của saccharose là thủy phân (trong môi trường acid hoặc dưới tác dụng của enzyme) sinh ra glucose và fructose (một loại đường có công thức phân tử giống glucose nhưng khác công thức cấu tạo).
3. Vai trò và ứng dụng của glucose và saccharose
a) Vai trò
Glucose hình thành ở thực vật qua quá trình quang hợp vả ở động vật qua quá trình tiêu hóa carbohydrate. Glucose là nguồn năng lượng chính cho cả thực vật và động vật, cung cấp năng lượng cho các tế bào, hỗ trợ tăng trưởng và trao đổi chất.
Saccharose có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể nên được sử dụng phố biến làm nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm.
Tiêu thụ quá nhiều glucose, saccharose trong thời gian dài có nguy cơ bị béo phì và mắc các bệnh khác như tiểu đường, tim mạch,...
b) Ứng dụng
Glucose được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm. Ngoài ra, glucose cũng là nguyên liệu để sản xuất đồ uống có cồn và tráng gương.
Saccharose được sử dụng làm chất tạo ngọt cho nhiều loại đỗ uống và bánh kẹo.
(1)
[trang 134]
Hình 29.3 Một số ứng dụng của glucose (a) và saccharose (b)
EM ĐÃ HỌC
• Carbohydrate là loại hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen, thường có công thức chung là
• Glucose và saccharose đều là những chất rắn, không màu, tan nhiều trong nước.
Glucose giữ vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng trực tiếp cho các hoạt động của cơ thể. Saccharose đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm.
• Glucose tham gia phản ứng tráng bạc (phản ứng với AgNO3/NH3) và phản ứng lên men tạo ethylic alcohol.
• Saccharose có phản ứng thủy phân tạo thành glucose và fructose.
• Glucose được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm,....
saccharose chủ yếu được dùng làm chất tạo vị ngọt cho thực phẩm.
EM CÓ THỂ
Nêu được vai trò, ứng dụng của glucose; tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí saccharose và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn