Bài 19. Dãy hoạt động hoá học | Khoa học tự nhiên 9 | Chương VI. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 19. Dãy hoạt động hoá học


[trang 92]

Bài 19. Dãy hoạt động hoá học

MỤC TIÊU

 •   Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid....
Nêu được dây hoạt động hoa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).
 •   Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học.

Quan sát các đồ vật làm từ kim loại sắt, đồng, vàng, bạc,.. xung quanh em. Đồ vật nào dễ bị gỉ? Từ đó, em có nhận xét gì về khả năng tham gia phản ứng hóa học của các kim loại này.

I - Xây dựng dãy hoạt động hóa học

Khi quan sát phản ứng của kim loại với các chất khác nhau, có thể sắp xếp các kim loại thành dãy theo thứ tự khả năng phản ứng giảm dần. Dãy này được gọi là dãy hoạt động hóa học.

Sắp xếp mức độ hoạt động hóa học của: Na, Fe, H, Cu, Ag

1. Khảo sát phần từng của các kim loại Na, Fe. Cu với nước

Chuẩn bị: 1 màu kim loại natri bằng hạt đậu xanh, đinh sắt và dây đồng: 2 ống nghiệm đựng nước được đánh số (1), (2), chậu thủy tinh đựng nước.
Tiến hành: Cho mẩu natri vào chậu thủy tinh đựng nước, đinh sắt vào ống nghiệm (1), dây đồng vào ống nghiệm (2). (Phản ứng của kim loại natri với nước xem Hình 18.5, Bài 18).
Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau: Dựa vào khả năng phản ứng với nước, có thể chia các kim loại natri, đồng và sắt thành mấy nhóm? So sánh mức độ hoạt động hóa học của các nhóm kim loại này.

2. Khảo sát phản ứng của kim loại Fe, Cu với dung dịch acid

Chuẩn bị: đinh sét, dây đồng, hai ống nghiệm đựng cùng một lượng dung dịch HCl cùng nồng độ.
Tiến hành: Cho đinh sắt, dây đồng vào từng ống nghiệm riêng biệt đựng dung dịch HCL.
Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hãy cho biết kim loại nào phản ứng được với dung dịch
HCI (đẩy được hydrogen ra khỏi acid)?
b) So sánh mức độ hoạt động hóa học của sắt, đồng với hydrogen.
c) So sánh mức độ hoạt động hóa học của sắt với đồng.

hinh-anh-bai-19-day-hoat-dong-hoa-hoc-8945-0

Hình 19.1 Phản ứng của đinh sắt với dung dịch HCl

[trang 93]

3. So sánh mức độ hoạt động hóa học của kim loại Ag và Cu

Chuẩn bị: dây đồng, dung dịch AgNO, 2%; ống nghiệm, panh.
Tiến hành: Dùng panh kẹp dây đồng đã được uốn thành hình lò xo đưa vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO, 2%.

hinh-anh-bai-19-day-hoat-dong-hoa-hoc-8945-1

Hình 19.2 Phản ứng của kim loại Cu với dung dịch AgNO3

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:
 •    Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
 •    So sánh mức độ hoạt động hóa học của kim loại đồng và bạc. Giải thích.
 •    Qua ba thí nghiệm ở trên, hãy sắp xếp mức độ hoạt động hoá học của các kim loại
Na, Fe, Cu, Ag và H thành dãy theo chiều giảm dần.

Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại và hydrogen thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học:
K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
Dãy trên gọi là dãy hoạt động hóa học.

II - Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học

Tìm hiểu về ý nghĩa dãy hoạt động hóa học

Trình bày về ý nghĩa dãy hoạt động hóa học theo gợi ý sau:
 1.    Kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Ca phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo sản phẩm gi?
 2.    Kim loại đứng trước H phản ứng với dung dịch acid (hinh-anh-bai-19-day-hoat-dong-hoa-hoc-8945-2 loãng, HCI,...) tạo sản phẩm gì?
 3.    Nêu khái quát về vị trí trong dãy hoạt động của:
 ⁃   Kim loại hoạt động hóa học mạnh;
 ⁃   Kim loại hoạt động hóa học trung bình:
 ⁃   Kim loại hoạt động hóa học yếu.

❓ 

Dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
 1.    Rót dung dịch H,SO, loãng vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 mL. Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm một màu kim loại trong số ba kim loại sau: Mg, Ag, Zn.
 2.    Cho viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3-
 3.    Rót vào ba cốc thủy tinh loại 100mL, mỗi cốc 25mL nước cất. Cho vào mỗi cốc một mẫu kim loại trong số ba kim loại sau: Cu, Fe, Ca.


EM ĐÃ HỌC

 •   Dãy hoạt động hóa học được xây dựng tù thực nghiệm:
K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
 •   Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học:
       ⁃   Từ trái sang phải, mức độ hoạt động hoá học giảm dần.
       ⁃   Các kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Ca,... tác dụng được với nước ở điều kiện thường, giải phóng khí hydrogen.
       ⁃   Kim loại đứng trước H có thể tác dụng với dung dịch acid, giải phóng khí hydrogen.
Kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ca,..) có thể đầy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

EM CÓ THỂ

Dự đoán được phản ứng hoá học của các kim loại với nước, dung dịch acid, dung dịch muối...

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 19. Dãy hoạt động hoá học | Khoa học tự nhiên 9 | Chương VI. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa học tự nhiên 9

  1. Mục Lục
  2. Chương 1: Năng lượng cơ học
  3. Chương 2: Ánh sáng
  4. Chương III. ĐIỆN
  5. Chương IV. ĐIỆN TỪ
  6. Chương V. NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG
  7. Chương VI. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI
  8. Chương VII. GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU
  9. Chương VIII. ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID
  10. Chương IX. LIPID. CARBOHYDRATE. PROTEIN. POLYMER
  11. Chương X. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT
  12. Chương XI. DI TRUYỀN HỌC MENDEL. CƠ SỞ PHẦN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  13. Chương XII. DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ
  14. Chương XIII. DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG
  15. Chương XIV. TIẾN HÓA

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.