Bài 18. Tính chất chung của kim loại | Khoa học tự nhiên 9 | Chương VI. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 18. Tính chất chung của kim loại


[trang 87]

Chương VI. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

Bài 18. Tính chất chung của kim loại

MỤC TIÊU

 •   Nêu được tính chất vật lí của kim loại.
 •   Trình bày được tính chất hoá học ca bản của kim loại: tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dich hydrochloric acid, dung dịch muối.
 •   Mô tả được một số khác biết về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng....).

Thép, thành phần chính là sắt (iron), được dùng làm khung chịu lực của các công trình xây dựng: đồng (copper) dùng làm dây dẫn điện: vàng (gold) dùng làm đồ trang sức:...
Các ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào của kim loại?

I - Tính chất vật lí của kim loại

Tìm hiểu về tính chất vật lí của kim loại
Trả lời các câu hỏi sau:

 1.    Khi uốn các thanh thuỷ tinh, gỗ, nhôm (aluminium), thép (thành phần chính là sắt), thanh nào có thể bị uốn cong mà không gãy?
 2.    Khi dùng búa đập vào các vật thể bằng đồng, gỗ, vàng, nhôm, cao su, sứ, vật thể nào bị biến dạng (vỡ vụn, dát mỏng....)?
 3.    Khi nhúng thìa nhôm vào cốc nước sôi, tay cầm cán thìa sẽ thấy nóng. Hiện tượng này chứng tỏ tính chất gì của nhôm?
 4.    Dựa vào các số liệu trong Bảng 11.3 (trang 57), hãy giải thích vì sao dây dẫn điện thường làm bằng đồng và nhôm mà không làm bằng sắt.
 5.    Quan sát bể mặt viên gạch, mảnh nhôm, mảnh đồng, bề mặt nào có vẻ sáng lấp lánh (ánh kim)?

Kim loại có các tính chất vật lí chung như sau:
 ⁃   Tính dẻo.
 ⁃   Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
 ⁃   Ánh kim.

[trang 88]

hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-0

a) Vàng được dùng làm đồ trang sức
b) Đồng được dùng làm lõi dây điện
c) Nhôm được dùng làm xoong, nồi, chảo
d) Thép được dùng trong xây dựng, cầu đường,...
HInh 18.1 Một số ứng dụng của kim loại trong cuộc sống

❓ Quan sát Hình 18.1 và cho biết những ứng dụng của các kim loại vàng, đồng, nhôm, sắt dựa trên tính chất vật lí nào.

🔍

Kim loại dẻo nhất (dễ dát mỏng, dễ kéo sợi)      Vàng    
Kim loai dân điện tốt nhất                                   Bạc (silver)
Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất                                  Bạc
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất            Tungsten
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất          Thủy ngân (mercury)

II - Tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với phi kim

a) Tác dụng với oxygen

Hầu hết các kim loại như Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Cu,... phản ứng với khí oxygen tạo thành oxide kim loại.
Một số kim loại như Au,... không phản ứng với khí oxygen.

Ví dụ:
- Khi đốt nóng dây sắt (đã được uốn thành hình lò xo)
rồi đưa vào bình đựng khí oxygen, dây sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ (Hình 18.2) theo phản ứng sau:

hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-1

- Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn, nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng:

hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-2

(1) Fe304, (sắt có hóa trị lI và Il)i có thể viết dưới dạng FeO.Fe2O3

hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-3

Hình 18.2 Sắt cháy trong oxygen

[trang 89]

🔍 Một số kim loại như nhôm, kẽm, chromium,... phản ứng được với khí oxygen ngay ở điều kiện thường, tạo thành lớp oxide mỏng, bền vững. Lớp oxide này có tác dụng bảo vệ, ngăn không cho kim loại bên trong phản ứng tiếp với oxygen.

❓ 1.    Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa kẽm (zinc), đồng với khí oxygen.
      2.    Tại sao đồ vật làm bằng kim loại như sắt, nhôm, kẽm, đồng.... để lâu trong không khí bị mất ánh kim, còn đồ trang sức bằng vàng để lâu trong không khí vẫn sáng, đẹp?

b) Tác dụng với phi kim khác

Nghiên cứu phản ứng của một số kim loại với chlorine

- Thí nghiệm natri (sodium) tác dụng với chlorine được thực hiện như sau:
Đun nóng chảy một mẩu natri rồi đưa nhanh vào bình khí chlorine (màu vàng lục), natri cháy trong khí chlorine tạo thành tinh thể muối ăn có màu trắng (Hình 18.3).

hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-4

Hình 18.3 Phản ứng của kim loại natri với khí chlorine tạo thành tinh thể muối ăn

- Thí nghiệm sắt tác dụng với khí chlorine được thực hiện như sau:
Đốt đầu của dây sắt (đã được uốn hình lỗ xo) bằng đèn cồn đến nóng đỏ rồi đưa nhanh vào bình khí chlorine, sát cháy trong khí chlorine tạo thành muối iron (III) chloride màu nâu đỏ (Hình 18.4).

hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-5

Hình 18.4 Phản ứng của kim loại sắt với khí chlorine

Thực hiện yêu cầu sau:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ở trên.

[trang 90]

Kim loại có thể tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối. Ví dụ: kim loại tác dụng chlorine tạo thành muối chloride, tác dụng với lưu huỳnh (sulfur) tạo thành muối sulfide.

Ví dụ:                  hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-6                 hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-7

❓ Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa kim loại Mg, Zn với phi kim S.

2. Tác dụng với nước

Một số kim loại như K, Na, Ca,... tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen, phản ứng tỏa ra nhiều nhiệt.

Ví dụ: hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-8

Những kim loại này là kim loại hoạt động hóa học mạnh.

hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-9

Hình 18.5 Kim loại natri phản ứng với nước

Trong khi đó, những kim loại như Zn, Fe,... tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí hydrogen.

Ví dụ: hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-10

Một số kim loại như Cu, Ag, Au,... không tác dụng với nước, đó là các kim loại hoạt động hóa học yếu.

❓ Biết rằng ở nhiệt độ cao, hơi nước tác dụng với sắt tạo thành hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-11Viết phương trình hóa học của phản ứng.

3. Tác dụng với dung dịch acid

Một số kim loại phản ứng với dung dịch hydrochloric acid tạo thành muối và giải phóng khi hydrogen.

Ví dụ: hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-12  Iron (II) chloride

          hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-13  Aluminium chloride

Các kim loại Cu, Ag, Au,... không tác dụng với dung dịch HCL.

❓ 1. Phản ứng của kim loại kẽm với dung dịch hydrochloric acid được dùng để điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm. Tính lượng kẽm và thể tích dung dịch hydrochloric acid 1M cần dùng để điều chế 250 mL khí hydrogen (điều kiện chuẩn).
      2. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho kim loại magnesium vào dung dịch hydrochloric acid.

[trang 91]

4. Tác dụng với dung dịch muối

Khi cho đinh sắt vào cốc đựng dung dịch copper (II) sulfate, xảy ra phản ứng:    

hinh-anh-bai-18-tinh-chat-chung-cua-kim-loai-8944-14

Sắt đã đẩy đồng ra khỏi muối, sắt là kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. Nhiều kim loại khác như Mg, Al, Zn,... cũng tác dụng được với dung dịch CuSO , AgNO… tạo thành muối mới và kim loại mới.

1. Mô tả một số điểm khác biệt trong tính chất của các kim loại Al, Fe, Au theo gợi ý sau:
    - Khác biệt trong tính chất vật lí.
    - Khác biệt trong tính chất hóa học khi tác dụng với:
a) Oxygen;     b) Dung dich hydrochloric acid.
    2. Nêu các ứng dụng của ba kim loại: sắt, nhôm, vàng mà em biết; chỉ rõ mối liên hệ giữa tính chất và ứng dụng của chúng.
    3. Trình bày tính chất hóa học của kim loại theo gợi ý sau:
    - Nêu tính chất hóa học cơ bản của kim loại.
    - Viết phương trình hóa học minh hoa cho mỗi tính chất.

EM ĐÃ HỌC

 •   Kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim.
 •   Hầu hết kim loại tác dụng với oxygen tạo thành oxide và với các phi kim khác tạo thành muối.
 •   Một số kim loại hoạt động hóa học mạnh như Na, K, Ca,... tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen. Các kim loại như Zn, Fe,...
tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí hydrogen.
 •   Một số kim loại tác dụng với dung dịch HCI tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.
Khi xảy ra phản ứng hoá học giữa dung dịch muối và kim loại (trừ kim loại phản ứng được với nước như K, Na, Ca,...), thường sản phẩm tạo thành là muối mới và kim loại mới.

EM CÓ THỂ

Dựa vào tính chất của kim loại để giải thích việc lựa chọn kim loại phù hợp với mục đích sử dụng như: làm dây dẫn điện, đồ dùng nấu ăn, đồ trang sức,...

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 18. Tính chất chung của kim loại | Khoa học tự nhiên 9 | Chương VI. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa học tự nhiên 9

  1. Mục Lục
  2. Chương 1: Năng lượng cơ học
  3. Chương 2: Ánh sáng
  4. Chương III. ĐIỆN
  5. Chương IV. ĐIỆN TỪ
  6. Chương V. NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG
  7. Chương VI. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI
  8. Chương VII. GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU
  9. Chương VIII. ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID
  10. Chương IX. LIPID. CARBOHYDRATE. PROTEIN. POLYMER
  11. Chương X. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT
  12. Chương XI. DI TRUYỀN HỌC MENDEL. CƠ SỞ PHẦN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  13. Chương XII. DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ
  14. Chương XIII. DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG
  15. Chương XIV. TIẾN HÓA

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.