Bài 31. Protein | Khoa học tự nhiên 9 | Chương IX. LIPID. CARBOHYDRATE. PROTEIN. POLYMER - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 31. Protein


[trang 138]

Bài 31: Protein

MỤC TIÊU

•   Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phần từ (do nhiều amiro acid tạo nên, liên kết peptide) và khối lượng phân tử của protein.
•   Trình bày được tính chất hoá học của protein: Phản ứng thủy phân có xúc tác acid, base hóa enzyme, bị đông tụ khi có tác dụng của acid, base hoặc nhiệt đỏ; dễ bị phân huỷ khi đun nóng mạnh.
•   Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của protein: bị đông tụ khi có tác dụng của HCI, nhiệt độ, để bị phân hủy khi đun nóng mạnh.
Phần biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon) .
•   Trình bày được vai trò của protein đối với cơ thể con người.

Protein đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong có thể sinh vật nhu cầu tạo thành tế bào, vận chuyển chất, xúc tác (enzyme), nội tiết tố (hormone), khẳng thể... Protein có cấu tạo như thế nào và có tính chất đặc trưng gì?

I - Khái niệm, cấu tạo


Hình 31.1 mô tả một số amino acid (alanine và glycine) và một đoạn mạch protein tạo thành từ các amino acid này. Quan sát Hình 31.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
1.    Điểm giống và khác nhau giữa các amino acid này là gì?
2.    Các amino acid này đã kết hợp lại với nhau hình thành protein bằng cách nào?

hinh-anh-bai-31-protein-9317-0

Hình 31.1 amino acid và protein

[trang 139]

Protein là những hợp chất hữu cơ phức tạp có khối lượng phân tử rất lớn, gồm nhiều đơn vị amino acid liền kết với nhau bởi liên kết peptide.
Khối lượng phân từ của protein rất lớn, thường từ khoảng vài chục nghìn đến hàng triệu amu.

II - Tính chất hóa học

Thí nghiệm về tính chất của protein

Chuẩn bị: lòng trắng trứng, dung dịch HCl 1 M; 3 ống nghiệm, đèn cồn.
Tiến hành:
Lấy khoảng 2 ml lòng trắng trứng cho vào mỗi ống nghiệm.
1.    Thêm vài giọt HCI 1 M vào ống nghiệm thứ nhất.
2.    Hơ nóng nhẹ ống nghiệm thứ hai trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 1 phút.
3.    Đun nóng ống nghiệm thứ ba trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi thấy có mùi khét.
Thực hiện yêu cầu sau:
Quan sát và nhận xét hiện tượng ở ba ống nghiệm.

Protein bị thay đổi tính chất dưới tác dụng của acid, base hoặc nhiệt độ. Dưới tác dụng của một trong số các tác nhân này, protein có thể bị đông tụ.
Khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao và không có nước, protein bị phân huỷ hoặc cháy, tạo ra các chất hay hơi và có mùi khét.
Protein bị thủy phân dưới tác dụng của acid, base hoặc enzyme. Quá trình thủy phân hoàn toàn protein tạo ra các amino acid cấu thành nên protein đó. Phản ứng thủy phân xảy ra tại liên kết peptide.

Protein + H2O hinh-anh-bai-31-protein-9317-1 Amio acid

III - Vai trò và ứng dụng của protein

hinh-anh-bai-31-protein-9317-2

Hình 31.2 Một số sản phẩm chứa protein

[trang 140]

Từ Hình 31.2 và những hiểu biết của em trong thực tế cuộc sống, hãy cho biết một số ứng dụng của protein.

Trong cơ thể người, các protein có cấu trúc đa dạng tương ứng với các vai trò quan trọng khác nhau, như vai trò cấu trúc (cấu tạo nên cơ bắp, da, tóc,...), vai trò xúc tác (các enzyme), vai trò nội tiết tố (các loại hormone), vai trò vận chuyển (như hemoglobin vận chuyển oxygen đến các tế bào),....
Protein là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng. Một số protein được dùng làm nguyên liệu sản xuất một số loại tơ tự nhiên (như tơ tằm). Khi đốt cháy, các loại tơ này sẽ có mùi khét đặc trưng (giống mùi tóc cháy) nên có thể dùng phương pháp này để phần biệt tơ tự nhiên với các loại tơ tổng hợp (như tơ nylon).

❓ 1.    Các enzyme là các protein đóng vai trò chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa. Em hãy viết sơ đồ của hai phản ứng có enzyme là chất xúc tác diễn ra trong cơ thể người.
      2.    Nêu cách phân biệt tơ tự nhiên (tơ tằm) và tơ tổng hợp (tơ nylon).

EM ĐÃ HỌC

•   Protein là những hợp chất hữu cơ phức tạp có khối lượng phân tử rất lớn, gồm nhiều đơn vị amino acid liên kết với nhau bởi liên kết peptide.
•   Protein bị thuỷ phần trong môi trường acid, base hoặc dưới tác dụng của enzyme, bị đông tụ dưới tác dụng của acid, base hoặc nhiệt độ và để bị phân huỷ khi đun nóng mạnh.
•   Protein là một trong các nguồn thực phẩm quan trong, Một số protein là nguồn nguyên liệu để sản xuất tơ sợi tự nhiên.
•   Khi đốt cháy, protein bị phân hủy tạo ra mùi khét.

EM CÓ THỂ

•   Lựa chọn thực phẩm giàu protein cho chế độ ăn uống hằng ngày nhằm cung cấp đủ lượng protein cần thiết, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
•   Vận dụng tính chất của protein trong chế biến thực phẩm.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 31. Protein | Khoa học tự nhiên 9 | Chương IX. LIPID. CARBOHYDRATE. PROTEIN. POLYMER - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa học tự nhiên 9

  1. Mục Lục
  2. Chương 1: Năng lượng cơ học
  3. Chương 2: Ánh sáng
  4. Chương III. ĐIỆN
  5. Chương IV. ĐIỆN TỪ
  6. Chương V. NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG
  7. Chương VI. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI
  8. Chương VII. GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU
  9. Chương VIII. ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID
  10. Chương IX. LIPID. CARBOHYDRATE. PROTEIN. POLYMER
  11. Chương X. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT
  12. Chương XI. DI TRUYỀN HỌC MENDEL. CƠ SỞ PHẦN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  13. Chương XII. DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ
  14. Chương XIII. DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG
  15. Chương XIV. TIẾN HÓA

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.