Bài 40. VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU | Sinh Học 8 | CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Các tác nhân có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là các chất độc trong thức ăn, đồ uống, khẩu phần ăn uống không hợp lí, các vi trùng gây bệnh.


I - Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu

- Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc do các nguyên nhân sau:

  + Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các cơ quan bộ phận khác (tai, mũi, họng, ...) rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.

  + Các cầu thận còn lại phải làm việc quá tải, suy thoái dẫn và dần tói suy thận toàn bộ.

- Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận cùng có thế kém hiệu quả hoặc ách tắc do:

  + Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, do làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên làm việc kém hiệu quả hơn bình thường.

  + Các tế bào ống thận bị tổn thương do đói ôxi lâu dài, do bị đầu độc bởi các chất độc (thuỷ ngân, asenic, các độc tố vi khuẩn, độc tố trong mật cá trắm,...). Từng mảng tế bào ống thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu trong ống hoà thẳng vào máu.

- Hoạt động bài tiết nước tiểu cũng có thể bị ách tắc do sỏi hay viêm:

  + Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, canxi, phôtphat, ôxalat, xistêin, ... có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và độ pH thích hợp, tạo nên những viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.

  + Bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên gây ra.

- Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khoẻ?

- Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào về sức khoẻ?

- Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ?

II - Cần xây đựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại

Điền vào các ô trống trong bảng 40 bảng các nội dung thích hợp.

Bảng 40. Cơ sở khoa học và thói quen sống khoa học

STT Các thói quen sống khoa học Cơ sở khoa học
1 Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cùng như cho hệ bài tiết nước tiểu.  
2

Khẩu phần ăn uống hợp lí:

- Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

- Uống đủ nước.

 
3 Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.  

 

Các tác nhân có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là các chất độc trong thức ăn, đồ uống, khẩu phần ăn uống không hợp lí, các vi trùng gây bệnh.

Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là:

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

- Khẩu phần ăn uống hợp lí.

- Đi tiểu đúng lúc.

Câu hỏi và bài tập

1. Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

2. Thử để ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có.

Em có biết?

Ghép thận

Thận của cơ thể có thể bị tổn thương nặng do rất nhiều nguyên nhân (bẩm sinh, tai nạn, bệnh tật, ...). Bệnh nhân cũng không thể sống suốt đời bên cạnh thận nhân tạo vì rất tốn kém.

Rất may! Nền Y học hiện đại trong vài thập kỉ qua đã đạt được những thành tựu đáng kể về ghép thận để cứu sống những bệnh nhân này. Một quả thận còn tốt của một cơ thể khác (còn đang sống hay vừa mới chết) đồng ý tặng, ... sẽ được ghép vào cơ thể bệnh nhân và hoạt động bình thường thay thế cho thận bị tổn thương. Ca ghép thận đầu tiên trên thế giới được thực hiện ở Mĩ năm 1963. Ngày nay, kĩ thuật ghép thận đã khá phổ biến trên toàn thế giới. Cấy ghép thận cũng đã được áp dụng thành công ở Việt Nam từ năm 1992.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 40. VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU | Sinh Học 8 | CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 5.0 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Sinh Học 8

  1. LỜI NÓI ĐẦU
  2. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
  3. CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG
  4. CHƯƠNG III. TUẦN HOÀN
  5. CHƯƠNG IV. HÔ HẤP
  6. CHƯƠNG V. TIÊU HÓA
  7. CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
  8. CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT
  9. CHƯƠNG VIII. DA
  10. CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
  11. CHƯƠNG X. NỘI TIẾT
  12. CHƯƠNG XI. SINH SẢN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.