Bài 52. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN | Sinh Học 8 | CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện; dễ thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới và dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố.


I- Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

- Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới đây, đâu là phản xạ không điều kiện và đâu là phản xạ có điều kiện và đánh dấu (✓) vào cột tương ứng ở bảng 52-1.

Bảng 52-1. Các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

STT Ví dụ Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
1 Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại    
2 Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra    
3 Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ    
4 Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc    
5 Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học    
6 Chẳng dại gì mà chơi / đùa với lửa    

Hãy tìm thêm ít nhất 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ.

Qua các ví dụ trên có thể rút ra nhận xét:

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

II - Sự hình thành phản xạ có điều kiện

1. Hình thành phản xạ có điều kiện (hình 52-1→3)

Hãy nghiên cứu một thí nghiệm kinh điển của Nhà sinh lí học người Nga I.P. Paplốp: phản xạ có điều kiện tiết nước bọt đối với ánh đèn hoặc một kích thích bất kì.

 

hinh-anh-bai-52-phan-xa-khong-dieu-kien-va-phan-xa-co-dieu-kien-2587-0

2. Ức chế phản xạ có điều kiện

Trong thí nghiệm trên, phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành, nghĩa là củng cố kích thích ánh đèn gây tiết nước bọt bằng cho ăn. Nếu không được củng cố, dần dần phản xạ có điều kiện đã hình thành sẽ mất do ức chế tắt dần, ánh đèn trở thành vô nghĩa, không gây tiết nước bọt nữa.

Dựa vào hình 52-3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.

III - So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện

Dựa vào sự phân tích các ví dụ nêu ở mục I và những hiểu biết qua ví dụ trình bày ở mục II, hãy hoàn thành bảng 52-2, so sánh tính chất của 2 loại phản xạ sau đây:

Bảng 52-2. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện

1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

2. Bẩm sinh

3. ?

4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

5. ?

6. Cung phản xạ đơn giản

7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống

1'. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)

2’. ?

3’. Dễ mất khi không củng cố

4’. ?

5’. Số lượng không hạn định

6'. Hình thành đường liên hệ tạm thời

7'. ?

Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:

- Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

- Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. Phản xạ có điều kiện dễ thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới. Phản xạ có điều kiện dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố.

Câu hỏi và bài tập

1. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

2. Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.

3. Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.

Em có biết?

1. a) Câu chuyện Tào Tháo với rừng mơ?

   b) Câu chuyện Mèo của Trạng Quỳnh?

   c) Vì sao quân sĩ hết khát và nhà Chúa chịu mất mèo?

2. Học là một quá trình thành lập phản xạ có điều kiện.

Có 3 lí thuyết về học tập:

Học qua làm / hoạt động (quan điểm của Piagiê)

Học bằng trải nghiệm (quan điểm của Paplôp)

Học bằng thử và sai làm lại (quan điểm của Skinnơ)

3. Bản chất của đường liên hệ tạm thời là gì? Hiện nay chưa có một lời giải đáp thật thoả đáng. Nhiều nghiên cứu sau Paplôp theo những hướng khác nhau cho thấy quá trình hình thành phản xạ có điều kiện có liên quan đến những biến đổi về điện học, hoá học, về cấu trúc - hình thái của các tế bào thần kinh và các xináp trong các cấu trúc khác nhau của não bộ.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 52. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN | Sinh Học 8 | CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Sinh Học 8

  1. LỜI NÓI ĐẦU
  2. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
  3. CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG
  4. CHƯƠNG III. TUẦN HOÀN
  5. CHƯƠNG IV. HÔ HẤP
  6. CHƯƠNG V. TIÊU HÓA
  7. CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
  8. CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT
  9. CHƯƠNG VIII. DA
  10. CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
  11. CHƯƠNG X. NỘI TIẾT
  12. CHƯƠNG XI. SINH SẢN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.