Bài 17. TIM VÀ MẠCH MÁU | Sinh Học 8 | CHƯƠNG III. TUẦN HOÀN - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ - thất, van động mạch).


I - Cấu tạo tim (hình 17-1)

 

hinh-anh-bai-17-tim-va-mach-mau-2510-0

 

- Dựa vào kiến thức đã biết, hình 16-1 và quan sát hình 17-1, điền vào bảng 17-1.

Bàng 17-1. Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim

Các ngăn tim co Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co  
Tâm nhĩ phải co  
Tâm thất trái co  
Tâm thất phải co  

- Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất (để có thể khi co sẽ tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất?

- Dự đoán xem giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ được bom theo một chiều?

- Dùng dao sắc bổ dọc một quả tim lợn (heo) từ đỉnh đến đáy, từ trái qua phải để thấy rõ cấu tạo trong các ngăn tim. Trường hợp không có tim thật, có thể quan sát mô hình tim người (có thể tháo rời); quan sát và nhận xét xem các dự đoán của mình đúng hay sai? Xác định các loại mô và các bộ phận của tim.

II - Cấu tạo mạch máu (hình 17-2)

hinh-anh-bai-17-tim-va-mach-mau-2510-1

- Quan sát hình 17-2, cho biết có những loại mạch máu nào?

- So sánh và chi ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó.

III - Chu kì co dãn cùa tìm

- Quan sát hình 17-3, cho biết mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây?

- Trong mỗi chu kì: 

+ Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?

+ Tâm thất làm việc bao nhiêu việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?

+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?

- Thử tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim (nhịp tim)?

hinh-anh-bai-17-tim-va-mach-mau-2510-2

Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ - thất, van động mạch).

Mạch máu trong mỗi vòng tuần hoàn đều gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung. Sự phối hợp hoạt động cùa các thành phán cáu tạo cùa tỉm qua 3 pha làm cho máu được bom theo một chiêu tù tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.

Câu hỏi và bài tập

1. Hãy điền chú thích các thành phần cấu tạo của tim vào hình 17-4.

hinh-anh-bai-17-tim-va-mach-mau-2510-3

2. Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng.

3. Điền vào bảng 17-2.

Bảng 17-2. Hoạt động của các van trong sự vận chuyên máu

Các pha trong một chu kì tim Hoạt động của van trong các pha Sự vận chuyển của máu
Van nhĩ - thất Van động mạch
Pha nhĩ co      
Pha thất co      
Pha dãn chung      

4. Nhìn đồng hồ và đặt tay lên ngực trái (nơi thấy rõ tiếng đập của tim) rồi tự đếm nhịp tim/phút cho bản thân trong 2 trạng thái:

- Lúc ngồi nghỉ.

- Sau khi chạy tại chỗ 5 phút.

Mỗi trạng thái đếm 3 lần, mỗi lần 1 phút. 

Em có biết?

Phát minh ra ống nghe và điện tâm đồ

- Laênêch (Laennec) - một thấy thuốc người Pháp (1781 - 1826), vào năm 1816 đã tình cờ phát minh ra cái ống nghe khi thấy lũ trẻ nô đùa thích thú với trò chơi: một đám gõ vào đầu này của một cây gỗ dài rỗng ở giữa và một đám lắng nghe ở đầu kia. Cho đến nay, ống nghe vẫn là phương tiện thường dùng giúp các bác sĩ chẩn đoán tim mạch người bệnh. Người ta đã dựng tượng ông ở quảng trường Saint - Corentin quê hương ông để ghi nhận công lao này.

- Vào năm 1903, W. Anhtôven (W. Einthoven) - một nhà sinh lí học người Hà Lan (1860 - 1927), đã sáng tạo ra một dụng cụ ghi được điện tim (điện hoạt động của tim, còn gọi là điện tâm đồ) (hình dưới) cho phép các bác sĩ thấy được hoạt động của các bộ phận của tim lúc bình thường cũng như khi mác bệnh. Ông đã được tặng giải thưởng Nôben năm 1924.

hinh-anh-bai-17-tim-va-mach-mau-2510-4

A: Dòng điện tim ở người bình thường

B: Dòng điện tim ở người bệnh nhồi máu cơ tim.

P: Pha nhĩ co; QRS: pha thất co; T: Pha dãn chung

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 17. TIM VÀ MẠCH MÁU | Sinh Học 8 | CHƯƠNG III. TUẦN HOÀN - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Sinh Học 8

  1. LỜI NÓI ĐẦU
  2. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
  3. CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG
  4. CHƯƠNG III. TUẦN HOÀN
  5. CHƯƠNG IV. HÔ HẤP
  6. CHƯƠNG V. TIÊU HÓA
  7. CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
  8. CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT
  9. CHƯƠNG VIII. DA
  10. CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
  11. CHƯƠNG X. NỘI TIẾT
  12. CHƯƠNG XI. SINH SẢN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.