I - Mục tiêu
- Học sinh nắm vững các bước tiến hành lập khẩu phần.
- Dựa trên một khẩu phần mẫu trong bài, tính lượng calo cung cấp cho co thể, điền số liệu vào bảng 37-3 để xác định mức đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Biết tự xây dựng một khấu phân hợp lí cho bàn thân.
II - Nội dung và cách tiến hành
- Khẩu phần là gì?
- Lập khẩu phần cần dựa trên những nguyên tắc nào?
Lập khẩu phần cho một người cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu bảng 37-1.
Bảng 37-1. Phân tích thành phần thức ăn
Tên thực phẩm | Khối lượng | Thành phần dinh dưỡng | Năng lượng | Muối khoáng | Vitamin | |||||||||
A | A1 | A2 | Prôtêin | Lipit | Gluxit | Canxi | Sắt | A | B1 | B2 | PP | C | ||
- Bước 2:
+ Điền tên thực phẩm. Điền số lượng cung cấp vào cột A
+ Xác định lượng thải bò A1 bằng cách tra bảng "Thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm" (Việt Nam) để biết tỉ lệ thải bỏ và thực hiện phép tính:
A1 = A x tỉ lệ % thải bỏ
+ Xác định lượng thực phẩm ăn được A2: A2 = A - A1
Ví dụ: Tỉ lệ thải bỏ của đu đủ chín là 12%
Nếu ăn 150g đu đủ chín thì ta có:
A1= 150g x 12/100 = 18g
A2 = 150g - 18g = 132g
Bước 3: Tính giá trị của từng loại thực phẩm đã kê trong bảng và điền vào cột thành phần dinh dưỡng, năng lượng, muối khoáng, vitamin, bằng cách lấy số liệu ở bảng "Thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm" (Việt Nam) nhân với số lượng thực phẩm ăn được (A2) chia cho 100 (vì số liệu của bảng là tính cho 100g thực phẩm).
Bước 4:
+ Cộng các số liệu đã liệt kê.
+ Đối chiếu với bảng "Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam", từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp.
+ Lưu ý:
Tổng khối lượng prôtêin ở bảng khẩu phần trước khi đối chiếu phải nhân với 60%, đó là khả năng hấp thụ của cơ thể.
Lượng vitamin C của khẩu phần cũng chỉ có 50% được cung cấp cho cơ thể vì đã bị thất thoát trong khi chế biến.
Dưới đây là một giả sử về khẩu phần cho 1 nữ sinh lớp 8 của 1 ngày cụ thể.
Em hãy đánh giá mức đáp ứng nhu cầu của khẩu phần rồi điền vào bảng đánh giá.
GIẢ SỬ KHẨU PHẦN CỦA MỘT NỮ SINH LỚP 8
1. Bữa sáng: - Bánh mì: 65 gam - Sữa đặc có đường: 15 gam 2. Bữa phụ thứ nhất lúc 10 giờ: Sữa su su: 65 gam 3. Bữa trưa: - Cơm (gạo tẻ): 200 gam - Đậu phụ: 75 gam - Thịt lợn ba chỉ: 100 gam - Dưa cải muối: 100 gam | 4. Bữa phụ thứ hai lúc 15 giờ: - Nước chanh: 1 cốc - Chanh quả: 20 gam - Đường kính: 15 gam 5. Bữa tối: - Cơm (gạo tẻ): 200 gam - Cá chép: 100 gam - Rau muống: 200 gam - Đu đủ chín: 100 gam
|
Lập bảng số liệu: Tính số liệu, điền vào các ô có đánh dấu " ? " bảng 37-3, từ đó xác định mức đáp ứng nhu cầu tính theo %.
Bảng 37-2. Bảng số liệu khẩu phần
Bảng 37-3. Bảng đánh giá
Năng lượng | Prôtêin | Muối khoáng | Vitamin | ||||||
Canxi | Sắt | A1 | B1 | B2 | PP | C | |||
Kết quả tính toán | ? | 81,55 x 60% = 48,93 | 492,8 | 26,81 | 1082,3 | 1,23 | 0,58 | 36,7 | 94,6 x 50% = 47,3 |
Nhu cầu đề nghị | 2200 | 55 | 700 | 20 | 600 | 1,0 | 1,5 | 16,4 | 75 |
Mức đáp ứng nhu cầu (%) |
III - Thu hoạch
Em dự kiến thay đổi khẩu phần như thế nào (về các thực phẩm và khối lượng từng loại) so với khẩu phần của bạn nữ sinh kể trên, cho phù hợp với bản thân.
Em có biết?
Để xác định nhu cầu vitamin trong cơ thể và lượng vitamin có trong thức ăn, người ta thường dùng các đơn vị mg, μg
1mg = 10-3 g
1μg = 10-6 g
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn