Bài 1. BÀI MỞ ĐẦU | Sinh Học 8 | LỜI NÓI ĐẦU - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Người là động vật thuộc lớp Thú. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.


I - Vị trí của con người trong tự nhiên

- Trong chương trinh Sinh học lớp 7, các em đã học các ngành động vật nào?

- Lớp động vật nào trong ngành Động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất?

Cấu tạo chung của cơ thể người rất giống cấu tạo chung của cơ thể động vật có xương sống. Người đặc biệt giống thú: có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa... Vì vậy về vị trí phân loại, loài người thuộc lớp Thú.

Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.

Trải qua hàng triệu năm, loài người đã tiến hoá hơn tất cả các động vật khác, ngày càng giảm bớt sự lệ thuộc vào thiên nhiên.

Em hãy xác định những đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người, không có ở động vật và đánh dấu ✔ vào ô vuông ở cuối câu đó.

- Đi bằng hai chân  
- Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng hai chân  
- Nhờ lao động có mục đích, nên bớt phụ thuộc vào thiên nhiên  
- Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm  
- Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức  
- Phần thân của cơ thể có hai khoang: ngực và bụng, ngăn cách nhau bởi cơ hoành  
- Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn  
- Não phát triển, sọ lớn hơn mặt  

II - Nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh

- Môn học Cơ thể người và vệ sinh tiếp nối chương trình Sinh học lớp 7 nhằm hoàn thiện những hiểu biết về thế giới động vật, giúp ta thấy rõ loài người có nguồn gốc động vật nhưng đã vượt lên vị trí cao nhất về mặt tiến hoá. Nhờ có lao động con người đã bớt lệ thuộc thiên nhiên.

- Môn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hoà các quá trình sống. Từ đó, đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ, giúp ta có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

- Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? (hình 1-1→3).

hinh-anh-bai-1-bai-mo-dau-2492-0

III - Phương pháp học tập môn học Cơ thể người và vệ sinh

Để đạt được mục đích, nhiệm vụ môn học, chúng ta cần thực hiện phương pháp học tập khoa học, cụ thể là:

- Quan sát tranh ảnh, mô hình, tiêu bản... để hiểu rõ đặc điểm hình thái, cấu tạo các cơ quan trong cơ thể.

- Thí nghiệm (có thể trực tiếp làm thí nghiệm, xem bằng hình, xem thầy biểu diễn hoặc nghe mô tả thí nghiệm...) để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

- Vận dụng những hiểu biết khoa học giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể.

Người là động vật thuộc lớp Thú. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.

Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo, chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.

Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục học, Hội hoạ, Thể thao...

Phưong pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú.

2. Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học "Cơ thể người và vệ sinh".

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1. BÀI MỞ ĐẦU | Sinh Học 8 | LỜI NÓI ĐẦU - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Sinh Học 8

  1. LỜI NÓI ĐẦU
  2. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
  3. CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG
  4. CHƯƠNG III. TUẦN HOÀN
  5. CHƯƠNG IV. HÔ HẤP
  6. CHƯƠNG V. TIÊU HÓA
  7. CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
  8. CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT
  9. CHƯƠNG VIII. DA
  10. CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
  11. CHƯƠNG X. NỘI TIẾT
  12. CHƯƠNG XI. SINH SẢN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.