I - Mục tiêu
- Học sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.
- Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương cẳng tay.
II - Phương tiện dạy học
Mỗi nhóm học sinh (4 đến 5 em) có:
Hai thanh nẹp dài 30cm - 40cm, rộng 4 - 5cm. Nẹp bằng gỗ bào nhẵn, dày chừng 0,6 - 1cm, hoặc bằng tre vót nhẵn có kích thước tương đương.
- Bốn cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m, nếu không thì thay bằng cuộn vải sạch (xé vải thành các dải rộng 4 - 5cm, khâu lại thành bằng dài 2m).
- Bốn miếng vải sạch, kích thước 20 x 40 cm, hoặc thay bằng gạc y tế.
III - Nội dung và cách tiến hành
- Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương.
- Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
- Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điểm gì?
- Gặp người bị tai nạn gãy xương, chúng ta có nên nắn lại chỗ xương gãy không? Vì sao?
- Gặp người bị tai nạn gãy xương, cần thực hiện ngay các thao tác sau:
+ Đặt nạn nhân nằm yên.
+ Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
+ Tiến hành sơ cứu.
1. Phương pháp sơ cứu
Đặt hai nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
Trường hợp chỗ gãy là xương cẳng tay thì chỉ dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay (hình 12-1).
2. Băng bó cố định
Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương. Băng cần quấn chặt. Với xương cẳng tay băng từ trong ra cổ tay (hình 12-2), sau đó làm dây đeo cẳng tay vào cổ như hình 12-3.
Với xương chân thì băng từ cổ chân vào. Chú ý nếu chỗ gãy là xương đùi thì phải dùng nẹp dài bằng chiều dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân để đảm bảo cho chân bị gãy cố định không cử động (hình 12-4).
- Mỗi em tập băng bó cho một bạn giả định gãy xương cẳng tay (sơ cứu rói băng bó).
IV - Thu hoạch
- Viết báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn