Bài 36. TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG. NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN | Sinh Học 8 | CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hình thức lao động và trạng thái sinh lí của cư thể.


I - Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Nhu cầu năng lượng ở mỗi người không giống nhau, vì vậy nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng bằng con đường ăn uống cũng khác nhau.

Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cần đảm bảo cân đối thành phần các chất: prôtêin, lipit, gluxit. Nhu cầu prôtêin (đặc biệt là prôtêin động vật) ở trẻ em cao hơn người lớn.

Ăn uống không đầy đủ sẽ dần tới tình trạng suy dinh dưỡng.

Việt Nam đang cố gắng phấn đấu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em (bảng 36-1).

Bảng 36-1. Tỉ lệ % trẻ em Việt Nam (dưới 5 tuổi) bị suy dinh dưỡng qua các năm

(Theo tài liệu của Vụ Bảo vệ bà mẹ và trẻ em - Bộ Ytế, 2001)

Tình trạng suy dinh dưỡng 1985 1995 1997 1999 2000 Mục tiêu năm 2005
Thiếu cân (W/A) 51,5 44,9 40,6 36,7 33,8 25
Chưa đạt chiều cao (H/A) 59,7 46,9 44,1 38,7 36,5 27,5

W: Khối lượng cơ thể; H: Chiều cao; A: tuổi.

Một số trẻ em ăn uống quá nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng dễ hấp thụ (sôcôla, mở động vật...) mà lại ít vận động đã dẫn tới bệnh béo phì

 - Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

- Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao?

- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?

II - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn

Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở thành phần các chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit), muối khoáng, vitamin và năng lượng tính bằng calo chứa trong nó.

1 gam prôtêin được ôxi hoá hoàn toàn giải phóng 4,1 kcal.

1 gam lipit được ôxi hoá hoàn toàn giải phóng 9,3 kcal.

1 gam gluxit được ôxi hoá hoàn toàn giải phóng 4,3 kcal.

- Những loại thực phẩm nào giàu chất đường bột (gluxit)?

- Những loại thực phẩm nào giàu chất béo (lipit)?

- Những loại thực phẩm nào giàu chất đạm (prôtêin)?

- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?

III - Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần

Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

- Khẩu phần ăn uống của người mới khỏi ốm có gì khác với người bình thường? Tại sao?

- Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tàng cường rau, hoa quả tươi?

- Để xây dựng một khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên những căn cứ nào?

Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hình thức lao động và trạng thái sinh lí của cư thể.

Cần cung cấp một khẩu phần ăn uống hợp lí (dựa vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn) để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường.

Nguyên tắc lập khẩu phần là:

- Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng.

- Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.

- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Câu hỏi và bài tập

1. Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tuỳ người? Cho một vài ví dụ cụ thể.

2. Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?

Em có biết?

- Bệnh béo phì có nguyên nhân là do trong khẩu phần ăn uống chứa nhiều loại thức ăn giàu năng lượng dễ hấp thụ và cơ thể ít vận động. Người mắc bệnh béo phì cần thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lí, trong khẩu phần nên tăng cường các loại thức ăn nghèo năng lượng, ăn nhiều rau quả, hạn chế thức ăn thịt, mỡ, kẹo, bánh ngọt, tăng cường lao động chân tay và rèn luyện thể dục thể thao.

- So sánh tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam (dưới 5 tuổi) với một số khu vực trên thế giới ở thời điểm năm 2000 (bảng 36-2).

Bảng 36-2. Tỉ lệ % suy dinh dưỡng của trẻ em ở một số khu vực trên thế giới

(Theo tài liệu của Vụ Báo vệ bà mẹ và trẻ em - Bộ Y tế, 2001)

Khu vực Tỉ lệ % trẻ suy dinh dưỡng
Thiếu cân (W/A) Chưa đạt chiều cao (H/A)
Việt Nam 33,8 36,5
Châu Á (ước tính) 28,9 34,4
Chung cho các nước đang phát triển (ước tính) 36,7 32,5
Thái Lan 19 16
Philippin 28 30
Inđônêxia 34 42
Lào 40 47
Campuchia 52 56
Trung Quốc 10 17

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 36. TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG. NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN | Sinh Học 8 | CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Sinh Học 8

  1. LỜI NÓI ĐẦU
  2. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
  3. CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG
  4. CHƯƠNG III. TUẦN HOÀN
  5. CHƯƠNG IV. HÔ HẤP
  6. CHƯƠNG V. TIÊU HÓA
  7. CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
  8. CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT
  9. CHƯƠNG VIII. DA
  10. CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
  11. CHƯƠNG X. NỘI TIẾT
  12. CHƯƠNG XI. SINH SẢN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.