Bài 48. HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG | Sinh Học 8 | CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm hai phân hệ: giao cảm và đối giao cảm.


Qua bài 43, chúng ta đã biết nếu xét về chức năng thì hệ thần kinh được phân thành: hệ thần kinh vận động, điều khiển hoạt động của các cơ vân (cơ xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của các nội quan.

Hệ thần kinh sinh dưỡng lại bao gồm: phân hệ thần kinh giao cảm phân hệ thần kinh đối giao cảm.

I - Cung phản xạ sinh dưỡng

Quan sát kĩ hình 48-1 và 48-2 cùng các chú thích trên hình rồi trả lời các câu hỏi sau:

- Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?

- So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.

hinh-anh-bai-48-he-than-kinh-sinh-duong-2575-0

II - Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng

Hệ thần kinh sinh dưỡng cũng gồm phần trung ương nằm trong não, tủy sống phần ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh, nhưng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm vẫn có những sai khác (xem bảng sau kết hợp với hình 48-3A và B). 

Bảng 48-1. So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm

Cấu tạo Phân hệ giao cảm Phân hệ đối giao cảm
Trung ương Các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống (từ đốt tuỷ ngực I đến đốt tuỷ thắt lưng III) Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống

Ngoại biên gồm:

- Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp nơron)

- Nơron trước hạch (sợi trục có bao miêlin)

- Nơron sau hạch (không có bao miêlin)

Chuỗi hạch nằm gần cột sống (chuỗi hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách

 

Sợi trục ngắn

 

Sợi trục dài

Hạch nằm gần cơ quan phụ trách

 

Sợi trục dài

 

Sợi trục ngắn

Trình bày rõ sự khác nhau giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm (có thể thế hiện bằng sơ đồ).

III - Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng (hình 48-3)

hinh-anh-bai-48-he-than-kinh-sinh-duong-2575-1

Căn cứ vào hình 48-3 và bảng 48-2, em có nhận xét gì về chức năng của hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?

Bảng 48-2. So sánh chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm

Tác động lên Các phân hệ
Giao cảm Đối giao cảm

Tim

Phổi

Ruột

Mạch máu ruột

Mạch máu đến cơ

Mạch máu da

Tuyến nước bọt

Đồng tử

Cơ bóng đái

.................................................

Tăng lực và nhịp cơ

Dãn phế quản nhỏ

Giảm nhu động

Co

Dãn

Co

Giảm tiết

Dãn

Dãn

.................................................

Giảm lực và nhịp cơ

Co phế quản nhỏ

Tăng nhu động

Dãn

Co

Dãn

Tăng tiết

Co

Co

.................................................

Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm hai phân hệ: giao cảm và đối giao cảm.

- Phân hệ giao cảm có trung ương nằm ở chất xám thuộc sừng bên tuỷ sống (đốt tuỷ ngực I đến đốt tuỷ thắt lưng III). Các nơron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận với nơron sau hạch.

- Phân hệ đối giao gồm có trung ương là các nhân xám trong trụ não và đoạn cùng tuỷ sống. Các nơron trước hạch đỉ tới các hạch đối giao cảm (nằm cạnh cơ quan) để tiếp cận các nơron sau hạch. Các sợi trước hạch của cả 2 phân hệ đều có bao miêlin, còn các sợi sau hạch không có bao miêlin.

Nhờ tác dụng đối lập của hai phân hệ này mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn; cơ tim và các tuyến).

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

2*. Hãy thử trình bày phản xạ điều hoà hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau:

- Lúc huyết áp tăng cao.

- Lúc hoạt động lao động.

Em có biết?

1. Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hoà hoạt động của các nội quan mà chúng ta không hề biết. Đó là các hoạt động không ý thức, chẳng hạn hoạt động của cơ tim, cơ trơn ở thành ống tiêu hoá và các tuyến, khác với hoạt động của cơ vân (cơ xương) là các hoạt động có ý thức với sự tham gia của vỏ các bán cầu đại não. Con người không điều khiển được sự thay đổi độ lớn của đồng tử hay sự tăng hạ của huyết áp theo ý muốn, nhưng lại dễ dàng điều khiển sự co các cơ để nâng một vật lên khỏi vị trí ban đầu của nó. Đó là sự khác biệt trong chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động.

2. Sợi trục có bao miêlin dẫn truyền xung thần kinh với tốc độ nhanh hơn (100 - 120m/s) sợi trục không có bao miêlin (1m/s).

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 48. HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG | Sinh Học 8 | CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Sinh Học 8

  1. LỜI NÓI ĐẦU
  2. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
  3. CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG
  4. CHƯƠNG III. TUẦN HOÀN
  5. CHƯƠNG IV. HÔ HẤP
  6. CHƯƠNG V. TIÊU HÓA
  7. CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
  8. CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT
  9. CHƯƠNG VIII. DA
  10. CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
  11. CHƯƠNG X. NỘI TIẾT
  12. CHƯƠNG XI. SINH SẢN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.