Bài 64. CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC (BỆNH TÌNH DỤC) | Sinh Học 8 | CHƯƠNG XI. SINH SẢN - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Lậu và giang mai là các bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục.


Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục phổ biến ở Việt Nam có bênh lậu, giang mai, HIV/AIDS.

I - Bệnh lậu

Bệnh lậu do một loại vi khuẩn hình hạt cà phê thường xếp thành từng cặp nên gọi là song cầu khuẩn. Chúng khó tồn tại lâu ngoài tự nhiên nhưng sống được nhiều năm trong cơ thể người bệnh.

Bệnh lậu nguy hiểm và dễ lây lan vì phần lớn những người mắc bệnh không có những biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu, đặc biệt là ở phụ nữ (bảng 64-1).

Bảng 64-1. Trình bày tóm tắt về bệnh lậu

Vi khuẩn gây bệnh và đặc điểm sống Triệu chứng bệnh Tác hại Cách lây truyền

- Song cầu khuẩn

- Khu trú trong các tế bào niêm mạc của đường sinh dục

- Dễ chết ở nhiệt độ trên 40°C, nơi khô ráo

Nếu bị mắc bệnh:

Ở nam: đái buốt, tiểu tiện có máu lẫn mủ do viêm. Bệnh có thể tiến triển sâu vào bên trong

Ở nữ: khó phát hiện, khi phát hiện bệnh đã khá nặng, ăn sâu vào ống dẫn trứng

- Gây vô sinh do:

+ Hẹp đường dẫn tinh vì sau khi viêm để lại sẹo trên đường đi của tinh trùng.

+ Tắc ống dẫn trứng

- Có nguy cơ chửa ngoài dạ con

- Con sinh ra có thể bị mù loà do nhiễm khuẩn khi qua âm đạo

Qua quan hệ tình dục

Nêu tác hại của bệnh lậu và biện pháp phòng ngừa.

II - Bệnh giang mai

Hình 64 cho thấy quá trình phát triển của bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây nên và sự tiến triển của bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

hinh-anh-bai-64-cac-benh-lay-truyen-qua-duong-sinh-duc-benh-tinh-duc-2609-0

Bảng 64-2. Trình bày tóm tắt về bệnh giang mai

Vi khuẩn gây bệnh và đặc điểm sống Triệu chứng bệnh Tác hại Con đường truyền bệnh

- Xoắn khuẩn

- Sống thuận lợi ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao

- Dễ chết do các chất diệt khuẩn, nơi khô ráo và nhiệt độ cao

- Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy (săng), sau biến mất

- Nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ như phát ban nhưng không ngứa

- Bệnh nặng có thể gây sang chấn thần kinh

- Tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh

- Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh

- Qua quan hệ tình dục là chủ yếu

- Qua truyền máu

- Qua các vết xây xát trên cơ thể

- Qua nhau thai từ mẹ sang con

Qua bảng 64-2, hãy trình bày rõ tác hại của bệnh giang mai, con đường lây truyền và cách phòng chống.

Lậu và giang mai là các bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục.

Người mắc bệnh lậu có thể dẫn tới vô sinh. Bệnh giang mai nếu không được chữa trị sẽ để lại những di chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản, gây tổn thương các phủ tạng và thần kinh.

Phải phát hiện sớm và điều trị đủ liều nhưng tốt nhất là tránh quan hệ tình dục với người bệnh, đảm bảo tình dục an toàn.

Câu hỏi và bài tập

1. Nêu rõ tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai.

2. Cách phòng tránh có hiệu quả cao đối với các bệnh trên là gì?

Em có biết?

1. Theo tài liệu "Phòng và chống bệnh hoa liễu" của GS. Lê Kinh Đức (NXB Y học, 1983) thì người ta đã biết bệnh lậu cách đây hàng ngàn năm và đã được mô tả về triệu chứng bệnh một cách rõ ràng từ 1 500 năm trước Công nguyên, nhưng mãi đến năm 1870, vi khuẩn gây bệnh lậu mới được khoa học phát hiện.

2. Theo Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển (năm 1994), sức khoẻ sinh sản là trạng thái sức khoẻ hài hoà về thể chất tinh thần và xã hội trong mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống chức năng và quá trình sinh sản chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hoặc không có tật. Đối với vị thành niên: cần cung cấp rộng rãi những thông tin và dịch vụ cho vị thành niên nhằm bảo vệ các em trước nguy cơ có thai ngoài ý muốn cùng lây nhiễm các bệnh tình dục và nguy cơ vô sinh.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 64. CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC (BỆNH TÌNH DỤC) | Sinh Học 8 | CHƯƠNG XI. SINH SẢN - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Sinh Học 8

  1. LỜI NÓI ĐẦU
  2. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
  3. CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG
  4. CHƯƠNG III. TUẦN HOÀN
  5. CHƯƠNG IV. HÔ HẤP
  6. CHƯƠNG V. TIÊU HÓA
  7. CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
  8. CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT
  9. CHƯƠNG VIII. DA
  10. CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
  11. CHƯƠNG X. NỘI TIẾT
  12. CHƯƠNG XI. SINH SẢN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.