Bài 4: Thường thức âm nhạc - Sơ lược về lịch sử âm nhạc Việt Nam | Âm Nhạc | Chủ đề 3: Việt Nam quê hương tôi - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 4: Thường thức âm nhạc - Sơ lược về lịch sử âm nhạc Việt Nam


(Trang 34)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.
  • Kể tên được một số nhạc sĩ và tác phẩm tiêu biểu.
  • Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của trích đoạn Aría Cô Sao.

Mở đầu: Nghe/xem ca khúc Đóng nhanh lúa tốt của nhạc sĩ Lê Lôi – thơ Huyền Tâm và -nêu tính chất âm nhạc của ca khúc.

Hình thành kiến thức mới: Lịch sử âm nhạc Việt Nam trải qua ba thời kì lớn, đó là: Thời kì dựng nước và giữ nước, thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ, thời kì Pháp thuộc và đầu tranh giành độc lập, thống nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội.

(Trang 35)

1. Âm nhạc thời kì dựng nước và giữ nước (khoảng từ thiên niên ki thứ II TCN đến đầu thế kỉ X)

  • Âm nhạc thời Hùng Vương – An Dương Vương (từ thiên niên kì thứ II TCN đến thế kì II TCN)

Đây là thời kì đặt nền móng cho những truyền thống văn hoá và âm nhạc dân tộc. Âm nhạc của cư dân Văn Lang Âu Lạc gắn bó chặt chẽ với cuộc sống lao động. Đã hình thành nhiều hình thức âm nhạc khác nhau và có đủ các loại nhạc khi thuộc các họ: Họ tự thân vang (trống đồng, đàn đá, cồng chiêng), họ màng rung (các loại trống da), họ hơi (khèn bàu, tù và bằng sừng).

hinh-anh-bai-4-thuong-thuc-am-nhac-so-luoc-ve-lich-su-am-nhac-viet-nam-12448-0

Trống đồng Đông Sơn

  • Âm nhạc thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

Dưới thời Bắc thuộc, ở khu vực phía Bắc, xuất hiện yếu tố giao lưu văn hoá nghệ thuật Việt – Hán. Âm nhạc và nhạc cụ của người Hàn được du nhập vào Việt Nam như: cặp chũm choẹ, kèn dăm kép,...

Ở khu vực phía Nam, âm nhạc có sự ảnh hưởng từ văn hoá Ấn Độ, xuất hiện các nhạc khi du nhập như sáo ngang, trống Ghi năng. Giai đoạn này, nền âm nhạc chuyên nghiệp bắt đầu hình thành và phát triển.

2. Âm nhạc thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ (thế kỉ thứ X đến giữa thế kỉ XIX)

  • Giai đoạn từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XV

Dưới các triều đại nhà Ngô, Đình, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, âm nhạc phát triển rực rỡ và có sự giao thoa, tiếp thu từ âm nhạc Trung Hoa và Ấn Độ.

Trong giai đoạn này, đã hình thành hai dòng nhạc là âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình.

Âm nhạc cung đình và sân khấu chèo ra đời dưới thời nhà Lý.

(Trang 36)

  • Giai đoạn từ thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XIX

Dưới các triều Hậu Lê và triều Nguyễn, nền âm nhạc dân tộc đã có những bước phát triển mới: Âm nhạc cung đình đã hình thành các tổ chức dàn nhạc như Nhã nhạc, Đại nhạc, Tiểu nhạc,...; âm nhạc dân gian ở miền Bắc có dân Bát âm, ở miền Nam có dàn Ngữ âm của người Khơ-me dùng trong các lễ hội và tang lễ; xuất hiện một số nhạc khi du nhập từ nước ngoài như đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, hồ,...; nhiều thể loại ca nhạc cổ truyền phát triển như hát Cửa đình, Chèo, Tuồng, Ca Huế, Nhã nhạc cung đình Huế,...

hinh-anh-bai-4-thuong-thuc-am-nhac-so-luoc-ve-lich-su-am-nhac-viet-nam-12448-1

Nhã nhạc cung đình Huế

3. Âm nhạc thời kì Pháp thuộc và đấu tranh giành độc lập, thống nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ giữa thế kỉ XIX đến nay)

  • Giai đoạn Pháp thuộc (từ giữa thế kỉ XIX đến trước năm 1945)

Đây là giai đoạn phát triển tự phát của âm nhạc Việt Nam trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá nghệ thuật phương Tây, đặc biệt là âm nhạc Pháp. Nổi bật là sự ra đời của bộ phận nhạc mới, làm thay đổi diện mạo cơ bản của âm nhạc nước ta.

Xuất hiện phong trào sáng tác theo phương pháp Tây Âu và sự ra đời âm nhạc Cải cách. Âm nhạc Việt Nam đã tiếp thu những yếu tố từ phương Tây và hình thành một nền âm nhạc mới mang phong cách và tâm hồn dân tộc. Nhiều ca khúc mới được sáng tác dựa trên thang âm, điệu thức trưởng, thứ phương Tây và hệ thống thang năm âm dân tộc. Xuất hiện các khuynh hướng sáng tác như khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hùng ca yêu nước và khuynh hướng cách mạng với những ca khúc nổi tiếng như Bình minh của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát – thơ Thế Lữ, Tiếng gọi thanh niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Cùng nhau đi hồng binh của nhạc sĩ Đình Nhu, Du kích ca của nhạc sĩ Đỗ Nhuận,...

(Trang 37)

  • Giai đoạn đấu tranh giành độc lập, thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1945 đến nay)

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, âm nhạc cách mạng chính thức ra đời, nền âm nhạc chuyên nghiệp ở miền Bắc cũng được hình thành và phát triển, tiêu biểu như ca khúc Bộ đội về làng của nhạc sĩ Lê Yên, Trường ca Sông Lô của nhạc sĩ Văn Cao, Cấy chiêm của nhạc sĩ Tô Vũ - thơ Quách Vinh, Đóng nhanh lúa tốt của nhạc sĩ Lê Lôi – thơ Huyền Tâm, thanh xưởng kịch Nguyễn Văn Trỗi của Đàm Linh, nhạc kịch Cô Sao, Người tạc tượng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Bên bờ Krông Pa của nhạc sĩ Nhật Lai,....; các thể loại khí nhạc phát triển như giao hưởng, concerto, sonate.

Từ sau giải phóng miền Nam năm 1975 đến nay, âm nhạc có bước phát triển mới và đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo, sáng tác và biểu diễn. Một trong những thành tựu rực rỡ nhất, đó là Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn đã đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế mang tên Chopin tại Ba Lan năm 1980. Sự kiện này được bạn bè năm châu khâm phục và ngưỡng mộ.

  • Nghe Aria Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận

Aria Cô Sao là một khúc hát trong vở nhạc kịch Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Vở nhạc kịch gồm 3 màn, nội dung kể về cuộc đấu tranh của đồng bào, chiến sĩ vùng Tây Bắc chống Pháp, Nhật cùng bọn tay sai và ca ngợi mối tình đẹp đẽ của cô gái người dân tộc Thái mang tên A Sao với Hà (một tù nhân chính trị Việt Minh).

Năm 1965, vở nhạc kịch được công diễn lần đầu tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sau này, Aria Cô Sao đã được tách ra thành một tác phẩm độc lập và trình diễn trên nhiều sân khấu âm nhạc chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Giai điệu của tác phẩm mang tính trữ tình, tự sự kết hợp với lời ca thể hiện tâm trạng day dứt, khắc khoải. Tiết tấu và nhịp độ được thay đổi liên tục - phản phần ánh ánh sự sự xáo xáo động động nội nội tâm.

Luyện tập

1. Hãy chọn những giai đoạn tiêu biểu trong ba thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam và giới thiệu với bạn của mình.

2. Hãy nêu tên một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu trong giai đoạn từ năm 1945 đến nay.

3. Đặc điểm nổi bật trong âm nhạc và nội dung Aria Cô Sao là gì?

Vận dụng: Hãy sưu tầm một tác phẩm hoà tấu nhạc cụ dân tộc đề nghe/xem và chia sẻ với các bạn của mình.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4: Thường thức âm nhạc - Sơ lược về lịch sử âm nhạc Việt Nam | Âm Nhạc | Chủ đề 3: Việt Nam quê hương tôi - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.