Bài 4: Thường thức âm nhạc - Sơ lược về âm nhạc thính phòng | Âm Nhạc | Phần kiến thứ chung - Chủ đề 1: Khúc ca mùa xuân - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 4: Thường thức âm nhạc - Sơ lược về âm nhạc thính phòng


(Trang 14)

YÊU CẦU CÂN ĐẠT:

  • Nêu được một số đặc điểm của âm nhạc thính phòng.
  • Kể tên được một số nhạc cụ tham gia hoà tấu nhạc thính phòng.
  • Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc thính phòng.

Mở rộng: Xem/nghe trích đoạn một tác phẩm hoà tấu nhạc thính phòng và kể tên các nhạc cụ được sử dụng trong trích đoạn đó.

Hình thành kiến thức mới:

1. Âm nhạc thính phòng là gì?

Âm nhạc thính phòng là một thể loại được trình diễn ở những phòng hoà nhạc nhỏ, khác biệt với các thể loại giao hưởng, concerto,... được trình diễn ở phòng hoà nhạc lớn.

2. Một số đặc điểm của âm nhạc thính phòng

Tác phẩm âm nhạc thính phòng thường viết cho một số nhạc cụ hoà tấu như violon, piano, viola, cello, flute, oboa, clarinet, trumpet, trombone,... đôi khi có cả giọng hát.

Âm nhạc thính phòng thường đề cao sự hoà hợp về kĩ thuật, âm sắc và cảm xúc của người tham gia hoà tấu.

Tác phẩm âm nhạc thính phòng thường viết cho các thể loại như serenade, sonate, tổ khúc, biến tấu, rondo.

hinh-anh-bai-4-thuong-thuc-am-nhac-so-luoc-ve-am-nhac-thinh-phong-12386-0

Từ tầu dây (violin 1, violin 2, viola, cello).

3. Nghe bàn sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ Ludwig van Beethoven

Một trong những tác phẩm âm nhạc thính phòng tiêu biểu là bàn sonate số 5 viết cho violon và piano của nhạc sĩ thiên tài người Đức L. V. Beethoven.

L. V. Beethoven viết bản sonate cho violon và piano vào năm 1801 tặng người bảo trợ của mình là bá tước Moritz von Fries. Tác phẩm bao gồm bốn chương với

(Trang 15)

những tính chất âm nhạc khác nhau. Chủ đề mở đầu là một nét giai điệu ngọt ngào gợi lên khung cảnh buổi sáng mùa xuân trong lành do violon diễn tấu trên nền hợp âm đệm rải của piano.

Sonate số 5

(Cho violon và piano)

(Trich)

Hơi nhanh

L. V. Beethovenhinh-anh-bai-4-thuong-thuc-am-nhac-so-luoc-ve-am-nhac-thinh-phong-12386-1

Hướng dẫn thực hiện:

Lắng nghe và cảm nhận âm sắc nhạc cụ, các kĩ thuật diễn tấu, sự thay đổi về sắc thái, sự hoà quyện âm thanh giữa hai nhạc cụ,... để hiểu thêm về nội dung và giá trị nghệ thuật của bản nhạc.

Luyện tập:

1. Nêu một vài đặc điểm nổi bật của âm nhạc thính phòng.

2. Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc bản sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ L. V. Beethoven.

Vận dụng:

Tìm, nghe một số bản nhạc thính phòng và trình bày cảm nhận của em về một tác phẩm mà em yêu thích nhất.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4: Thường thức âm nhạc - Sơ lược về âm nhạc thính phòng | Âm Nhạc | Phần kiến thứ chung - Chủ đề 1: Khúc ca mùa xuân - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.