Bài 3: Kĩ thuật hát nảy tiếng | Âm Nhạc | Phần lụa chọn: A - Hát - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Âm nhạc - Phần lụa chọn: A - Hát - Bài 3: Kĩ thuật hát nảy tiếng


(Trang 59)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, thuộc lời ca, thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát.
  • Nhận biết và thực hiện được những bài hát có yêu cầu hát này tiếng ở mức độ đơn giản.

 

Mở đầu: Nghe và vận động theo nhịp điệu ca khúc Cánh chim báo tin vui của nhạc sĩ Đàm Thanh.

Hình thành kiến thức mới

1. Kĩ thuật hát này tiếng (staccato)

Hát này tiếng là cách hát bật âm thanh nhanh, dứt khoát và gọn tiếng. Kí hiệu của hát này tiếng là một dấu chấm đặt trên mỗi nốt nhạc trong một giai điệu hoặc ghi thuật ngữ staccato ở đầu câu nhạc, đoạn nhạc.

Ví dụ:

hinh-anh-bai-3-ki-thuat-hat-nay-tieng-12485-0

Giai điệu trong các tác phẩm có yêu cầu hát này tiếng thường vui tươi, trong sáng, nhiều bài mô phỏng tiếng mưa rơi, tiếng cười, tiếng chim hót... Chẳng hạn: Nhạc rừng của nhạc sĩ Hoàng Việt, Hè về của nhạc sĩ Hùng Lân, Hoạ mi hót trong mưa của nhạc sĩ Dương Thụ, Cánh Chim báo tin vui của nhạc sĩ Đàm Thanh, Cô gái vót chông của nhạc sĩ Hoàng Hiệp...

Kĩ thuật hát này tiếng giúp khắc phục âm thanh sâu, tối, gần cổ và mở rộng âm vực giọng hát.

2. Khởi động giọng

Mẫu 1

hinh-anh-bai-3-ki-thuat-hat-nay-tieng-12485-1

Mẫu 2

hinh-anh-bai-3-ki-thuat-hat-nay-tieng-12485-2

Yêu cầu:

- Lấy hơi thở sâu, điều tiết hơi đều đặn, phát âm nhanh, gọn, dứt khoát. Miệng và hàm dưới buông lỏng, mềm mại.

- Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng hai thứ trong tầm âm phù hợp.

3. Học hát

  • Thực hành bài dân ca

Trống cơm

(Dân ca đồng bằng Bắc Bộ)

Vừa phải

hinh-anh-bai-3-ki-thuat-hat-nay-tieng-12485-3

Tình bằng có cái trống cơm khen ai khéo vỗ ấy mấy bông nên

bông, ấy mấy bông nên bông. Một bầy tang tình con sít. Một

bầy tang tình con sít ấy mấy lội lội lội

sông ấy mấy đi tìm em nhớ thương ai. Đôi con

mắt ấy lim dim. Đôi con mắt ấy lim dim. Một

bầy tang tình con nhện, ôi a ấy mấy giăng tơ. Giăng

(Trang 60)

hinh-anh-bai-3-ki-thuat-hat-nay-tieng-12485-4

tơ ấy mấy đi tìm em nhớ thương ai. Duyên

nợ khách tang bồng. Duyên nợ khách tang bồng.

Trống cơm là một trong những bài dân ca quen thuộc và nổi tiếng của Việt Nam. Tính chất âm nhạc vui tươi, rộn rã, lời ca di dòm như lời nhắc khéo léo, nhẹ nhàng về tình yêu và lòng chung thủy.

Hướng dẫn thực hiện:

- Lấy hơi sâu tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn.

- Đặt âm nhẹ nhàng, phát âm nhanh, rõ và gọn tiếng, đặc biệt tại các ca từ: "tỉnh bằng", "bông", "tang tình"...

- Hát nhấn mạnh hơn vào đầu nhịp.

- Thể hiện đúng cao độ, trường độ của bài dân ca. -

  • Thực hành ca khúc

Rừng xanh vang tiếng Ta lư

Nhạc và lời: Phương Nam

Vừa phải

hinh-anh-bai-3-ki-thuat-hat-nay-tieng-12485-5

Đàn theo ta đi qua con suối con khe, qua nương

rẫy qua bao nhiêu rừng. Đàn theo ta đi đánh Mỹ đêm

ngày. Giữa rừng xanh dậy muôn câu ca.

Ta đi trong nắng cháy. Ta đi trong mưa rừng đàn vẫn bên

mình. Khi sao thưa trên núi. Khi con nai kêu

(Trang 62)

mỏi mà vẫn trên đường. Dù bom đạn lấp đường lấp

lối. Ra chiến trường ta vượt thác ghềnh, đàn vẫn bên

ta tải gạo nuôi quân. Trong gian khó

đàn với ta hát ting tang tình, gọi ánh trăng

lên dập dìu bên suối. Đàn ơi, giữa rừng núi Vân

Kiều, nắng sớm mưa chiều vẫn cùng ta xây chiến thắng.

Rừng xanh vang tiếng Ta Lư của nhạc sĩ Phương Nam là một trong những ca khúc tiêu biểu trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Tính chất âm nhạc linh hoạt, tươi vui cùng ca từ đẹp, ca khúc giúp người nghe cảm nhận được tinh thần lạc quan và quật cường của những người tham gia kháng chiến.

Hướng dẫn thực hiện:

- Lấy hơi sâu, ngắt hơi tại những chỗ có dấu lặng đơn, lặng kép, ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn.

- Miệng mở tự nhiên, hàm dưới thà lòng mềm mại.

- Đặt âm nhẹ, phát âm nhanh, gọn, dứt khoát, đặc biệt tại các ô nhịp 1, 4, 10, 11, 14, 15...

- Hát nhấn mạnh hơn vào đầu mỗi nhịp.

- Thể hiện đúng cao độ, trường độ của bài hát. 

(Trang 63)

Luyện tập

1. Thế nào là kĩ thuật hát này tiếng? Cho ví dụ.

2. So sánh kĩ thuật hát này tiếng với kĩ thuật hát liền tiếng? Cho ví dụ.

3. Luyện tập các giai điệu sau đây:

– Luyện tập giai điệu trong bài dân ca Trống cơm:

hinh-anh-bai-3-ki-thuat-hat-nay-tieng-12485-6

Một bầy tang tình con sít ấy mấy lội lội lội sông

– Luyện tập giai điệu trong ca khúc Rừng xanh vang tiếng Ta Lư 

hinh-anh-bai-3-ki-thuat-hat-nay-tieng-12485-7

Ta đi trong nắng cháy. Ta đi trong mưa rừng đàn vẫn bên mình.

hinh-anh-bai-3-ki-thuat-hat-nay-tieng-12485-8

Trong gian khó đàn với ta hát tính tang tình

4. Luyện tập các bài hát đã học ở mục 3 ở các hình thức ca hát khác nhau.

Vận dụng

Vận dụng kĩ thuật hát này tiếng để thể hiện trích đoạn ca khúc dưới đây.

Hè về

Nhạc và lời: Hùng Lân

Vừa phải

hinh-anh-bai-3-ki-thuat-hat-nay-tieng-12485-9

Trời hồng hồng sáng trong trong, ngàn phượng rung nắng ngoài song.

Cành mềm mềm gió ru êm, lộc màu mây biếc ngọc qua màu duyên.

Đàn nhịp nhàng hát vang nhạc hoà thơ đón hè sang. Hè về trong khóm trúc mềm đầu bờ.

Hè về trong tiếng sáo diều dặt dờ. Hè về gieo ánh tơ.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 3: Kĩ thuật hát nảy tiếng | Âm Nhạc | Phần lụa chọn: A - Hát - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Âm Nhạc

  1. Phần kiến thứ chung - Chủ đề 1: Khúc ca mùa xuân
  2. Chủ đề 2: Cuộc sống muôn màu
  3. Chủ đề 3: Việt Nam quê hương tôi
  4. Chủ đề 4: Giai điệu kí ức
  5. Phần lụa chọn: A - Hát
  6. Phần lựa chọn: B - Nhạc cụ

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.