Bài 19: Thực Hành: Lai Giống | Sinh Học 12 Nâng Cao | Phần 5 - Chương 2: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Sinh học 12 Nâng cao - Bài 19


I - MỤC TIÊU

Tập dượt được một số thao tác lai giống và phân tích kết quả thí nghiệm.

II - LAI GIỐNG THỰC VẬT

1. Chuẩn bị

- Hoa cà chua hoặc hoa bầu bí thuộc các dạng thuần chủng khác nhau về một số cặp tính trạng tương phản : màu sắc thân, hình dạng và màu sắc quả...

- Kim mũi mác, kẹp, đĩa kính, bút lông hoặc que nhỏ quấn bông.

- Chia nhóm học sinh để tiến hành công việc (tốt nhất là mỗi nhóm có 3-4 học sinh).

2. Cách tiến hành

Hoa cà chua mọc thành chùm, mỗi hoa có cả nhuỵ và nhị. Các bao phấn dính nhau thành một ống bao quanh vòi nhuỵ. Bao phấn tung phấn theo 2 đường nẻ dọc vào phía trong ống. Lúc hoa nở xoè thì cuống hoa chúc xuống, hạt phấn rơi ra miệng ống và dính vào đầu nhuỵ. Hoa cà chua lưỡng tính và tự thụ phấn. Trong lai khác thứ, đầu nhuỵ của hoa cây mẹ phải nhận phấn của hoa cây bố khác thử.

- Muốn tránh sự tự thụ phấn của hoa cần phải làm gì ?

- Cần phải chọn hoa như thế nào để khử nhị ?

Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái giữ lấy nụ hoa. Tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một. Cần làm nhẹ tay, tránh làm cho đầu nhuỵ và bầu nhuỵ bị thương tổn.

Những hoa được chọn để khử nhị phải chắc chắn chưa thụ phấn. Muốn kiểm tra, hãy dùng kim mũi mác tách một bao phấn ra. Nếu phấn còn là chất sữa trắng hay là những hạt màu xanh nhạt thì chắc chắn là chưa xảy ra sự tự thụ phấn. Tốt nhất là hoa cây mẹ có nụ màu vàng nhạt thì tiến hành khử nhị.

Thao tác giao phấn tiến hành khi hoa cây mẹ đã nở xoè, đầu nhuỵ màu xanh thẫm, có dịch nhờn. Nếu đầu nhuỵ còn khô, màu xanh nhạt thì hoa còn non. Lúc đầu nhuỵ đã trở sang màu nâu và bắt đầu héo thì thụ phấn không có kết quả.

Hạt phấn lấy ở những cây bố, trên hoa mới nở xoè, cánh hoa và bao phấn màu vàng tươi. Lúc đã chín, hạt phấn tròn và trắng. Dùng kẹp tách nhị ra và bỏ vào đĩa kính.

- Nếu có nhiều hoa thì dùng bút lông hoặc que nhỏ có quấn bông chà nhẹ lên các bao phấn để hạt phấn tung ra. Dùng các dụng cụ này chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhuỵ hoa cây mẹ đã khử nhị.

- Nếu ít hoa và phải thụ phấn cho một vài hoa thì có thể lấy một bao phấn, dùng kim mũi mác lách vào đường nứt của bao phấn lấy hạt phấn ra, để hạt phấn nằm gọn trên mũi mác rồi bôi lên đầu nhuỵ một cách nhẹ nhàng.

Số hạt phấn chấm lên đầu nhuỵ càng nhiều càng tốt. Nếu ít hạt phấn quá, quả lại sẽ có nhiều hạt lép và quả bị rụng non.

Tóm lại, lai cà chua có 2 thao tác cơ bản là khử nhị và giao phấn.

3. Thu hoạch

Học sinh cần ghi vào vở thực hành các vấn đề sau :

- Tóm tắt các bước tiến hành lai giống và những điều cần chú ý khi chọn hoa cùng với các thao tác khi giao phấn.

- Vẽ hình sơ lược mô tả các thao tác giao phấn.

Ghi chú : Tuỳ theo điều kiện ở địa phương có thể thay đổi đối tượng thực hành hoặc xem băng hình.

III - LAI MỘT SỐ LOÀI CÁ CẢNH

1. Giới thiệu một số loài cá cảnh

Ở các thành phố thường nuôi phổ biến một số loài cá cảnh sau đây.

Khổng tước (Lebistes reticulatus Peters).

Kiếm (Xiphophorus helleri Hakel).

Mún (Platypoecilus maculatus Gunther).

Hǎcmôni (Mollienisia velifera Regan).

Các loài trên đều thuộc họ Poecilidae, bộ Cyprinodontiformes.

a) Đặc điểm hình thái

- Khổng tước : cá đực trưởng thành dài 3cm, mình thon dài, có màu sắc đa dạng tuỳ dòng, với những chấm màu xanh, đen đỏ, với số lượng thay đổi, nằm sau nắp mang hoặc trên đường bên. Cá cái trưởng thành dài 5cm, mình to hơn, màu xám ôliu.

- Kiếm : có những giống đỏ, xanh, đen, hoa. Con đực dài 4cm, vây đuôi có kiếm. Con cái dài 5cm, đuôi không có kiếm. Màu sắc mắt thường là đen, có giống mắt đỏ.

- Mún : có nhiều giống khác nhau về màu sắc thân. Đực dài 3cm, cái dài 4cm và cũng có màu sắc như đục.

- Hăcmôni : nhỏ hơn cả kiếm, đực cái đều màu đen tuyền. Vây lưng con đực cao hơn.

Đối chiếu với các tài liệu nước ngoài thấy các loài nói trên ở nước ta đều bé hơn. Việc phân biệt đục cái rất dễ. Cá con được một tuần đã có thể phân biệt đục cái bằng vây hậu môn. Ở con đục, khoảng cách giữa vây bụng và vây hậu môn ngắn hơn ở con cái và vây hậu môn của con đực nhọn hơn.

Khi cá càng lớn lên thì hai vây này càng tiến lại gần nhau và đến khi cá trưởng thành thì ở con đực vây hậu môn nằm kẹp giữa 2 vây bụng. Vây hậu môn cá đực của những loài trên biến thành cơ quan giao cấu. Tia vây thứ 3, 4, 5 của vây này có những rãnh nhỏ đưa tinh dịch vào huyệt cả cái.

b) Đặc điểm sinh học

Các loài trên là nhóm cá xương đẻ con điển hình. Chúng có chân sinh dục nên thụ tinh trong. Đến mùa sinh sản, thường là từ tháng 3 đến tháng 10, cá có hoạt động ghép đôi. Cá đục đuổi theo cá cái, lúc cá cái dừng lại thì cả đục quay chân sinh dục về phía trước và đưa vào huyệt con cái. Động tác này chỉ xảy ra trong vài giây.

Con cái có thể trữ tinh trùng trong huyệt do đó có thể liên tiếp đẻ 5 - 6 lúa chỉ sau một lần thụ tinh. Đặc điểm này cần hết sức được chú ý khi bố trí các thí nghiệm lai. Phôi phát triển trong huyệt cá cải trong vòng một tháng. Gần ngày cả đẻ, dưới bụng cá mẹ, trước lỗ huyệt xuất hiện một vệt đen gọi là vệt có chửa, càng ngày càng to, thẫm. Cá thường đẻ vào buổi sáng từ 8 đến 11 giờ, cả con mới đẻ đã có khả năng sống độc lập, bơi và tự kiếm ăn, có đủ bộ phận của cá trưởng thành. Lúc cá sắp đẻ, nên cách li cá đục và cho cá cái vào một cái lồng con, đề phòng cá bố và cả cá mẹ có thể ăn con vừa mới đẻ.

Cá con được một vài tuần đã phân hoá rõ đực cái. Được 3 đến 5 tháng tuổi (tuỳ loài) cá bắt đầu đẻ, cứ 30 đến 40 ngày đẻ một lứa tuỳ thời tiết và chế độ ăn. Mỗi cá đẻ từ 30 đến 250 con/một lứa tuỳ tuổi cá mẹ và tuỳ loài. Thời gian đẻ chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 10.

2. Chuẩn bị

Đây là thí nghiệm diễn ra trong thời gian dài, vì vậy thầy và trò cần chuẩn bị và tiến hành chủ động kịp thời, công phu. Chia nhóm học sinh để tiến hành công việc (tốt nhất là mỗi nhóm có 3 - 4 học sinh).

Nuôi cá trong bình thuỷ tinh hoặc bể kính, cứ một cặp cá cỡ 5cm cần 3 - 5 lít nước. Nhiệt độ thích hợp là 20 – 25°C, cá có thể chịu được nhiệt độ nước 12°C. Thức ăn của cá là giun đỏ, rận nước, bọ nước, bọ gậy. Số lượng và chất lượng thức ăn ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cả. Cần định kì thay nước, dùng vòi cao su hút các thức ăn thừa và cặn bẩn ở đáy bình. Lúc cá chửa, khi thay nước cần làm nhẹ nhàng và tránh làm cho nước thay đổi nhiệt độ đột ngột.

3. Cách tiến hành

- Kiểm tra độ thuần chủng của những tỉnh trạng định nghiên cứu bằng phương pháp giao phối gần (giữa cặp đực cái cùng bố mẹ, cùng lứa đẻ). Nếu giống không bảo đảm thuần chủng, cần theo dõi sự ổn định của tình trạng qua hai thế hệ, mỗi thế hệ kiểm tra qua hai lứa đẻ. Nếu chưa ổn định cần tiếp tục chọn lọc.

- Lai giống : Những loài cá đẻ con có thể giao phối một lần mà đẻ mấy lứa, do đó khi bố trí thí nghiệm phải đảm bảo con cái chưa giao phối lần nào. Tốt nhất là cách li đực cái từ 20 ngày tuổi. Khi cá được 3-5 tháng tuổi, ghép các cặp đục cái theo yêu cầu từng thí nghiệm, để chúng giao phối tự nhiên. Mỗi công thức lai nên bố trí vài cặp song song đề phòng cá bị chết, ảnh hưởng tới thí nghiệm.

Đối với loại cá lớn như kiếm, hăcmôni muốn lấy tinh trùng của con đực thì bắt cá bằng vợt, dùng tay trái giữ cá theo thế nằm ngửa, dùng ngón trỏ và ngón cái tay phải ấn vào bụng cá từ vây ngực đến vây hậu môn sẽ thấy chảy ra những giọt trắng nhạt. Dùng pipet hút tinh dịch có lẫn tinh trùng này đặt lên bản kính trong dung dịch muối ăn 0,6%. Đặt cả cái chưa giao phối lần nào vào bông tẩm dung dịch muối ăn 0,9%. Dùng đũa thuỷ tinh nhỏ tìm lỗ sinh dục của cá mẹ, lỗ này thường nằm giữa hậu môn và vây hậu môn, rồi dùng micropipet có nhúng tinh dịch đưa vào huyệt.

Tiến hành lai giống theo các công thức lai sau :

1. Kiếm mắt đen × Kiếm mắt đỏ (và ngược lại).

2. Mún đực xanh × Mún cái đỏ (và ngược lại).

3. Khổng tước đực có chấm màu × Khổng tước cái không có chấm màu.

4. Khổng tước đực có vệt đỏ ở trước gốc đuôi và chấm màu xanh sau nắp mang × Khổng tước cái không có các đặc điểm trên.

5. Khổng tước đục có vây lưng hình dải dài × Khổng tước cái không có đặc điểm này.

6. Khổng tước cái có một vệt tím trên đuôi x Khổng tước đực không có đặc điểm này.

Bằng thực nghiệm, người ta đã xác định được rằng mỗi tính trạng trên do một gen quy định.

Tuỳ điều kiện mà thực hiện đầy đủ hoặc một số công thức lai nêu trên. Trước hết phải xác định được kết quả F1, có điều kiện thì sẽ theo dõi tiếp ở F2.

- Theo dõi thế hệ lai : Khi cá được năm tháng tuổi, ghép các cặp đực cái theo yêu cầu thí nghiệm. Cần theo dõi lúc cá đẻ. Con lai thuộc mỗi thế hệ phải được nhốt riêng. Theo dõi con lai về tốc độ sinh trưởng, phát triển, tỉ lệ tử vong, thời gian biểu hiện tính trạng định nghiên cứu, tỉ lệ biểu hiện tính trạng đó ở mỗi thế hệ.

Các số liệu được tập hợp trên cùng một cặp của cùng một công thức lại, trên hai lứa đẻ của mỗi thế hệ. Kết quả của mỗi công thức được tính bằng tỉ số trung bình và số % của mỗi lứa đẻ với số lượng đủ lớn.

4. Thu hoạch

Học sinh cần ghi vào vở thực hành các vấn đề sau :

- Tóm tắt các bước tiến hành lai giống.

- Ghi kết quả và nhận xét thí nghiệm vào bảng sau :

Công thức lai Kết quả F1 Nhận xét
Kiếm mắt đen x Kiếm mắt đỏ (và ngược lại).    
Mún đực xanh x Mún cái đỏ (và ngược lại).    
Khổng tước đực có chấm màu x Khổng tước cái không có chấm màu.    
Khổng tước đực có vệt đỏ ở trước gốc đuôi và chấm màu xanh sau nắp mang × Khổng tước cái không có các đặc điểm trên.    
Khổng tước đực có vây lưng hình dải dài x Khống tước cái không có đặc điểm này.    
Khổng tước cái có một vệt tím trên đuôi x Khổng tước đực không có đặc điểm này.    

Lưu ý : Tuỳ điều kiện cụ thể từng địa phương mà thực hiện lai giống ở thực vật hoặc lai cá cảnh.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 19: Thực Hành: Lai Giống | Sinh Học 12 Nâng Cao | Phần 5 - Chương 2: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Sinh Học 12 Nâng Cao

  1. Phần 5 - Chương 1: Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị
  2. Phần 5 - Chương 2: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền
  3. Phần 5 - Chương 3: Di Truyền Học Quần Thể
  4. Phần 5 - Chương 4: Ứng Dụng Di Truyền Học
  5. Phần 5 - Chương 5: Di Truyền Học Người
  6. Phần 6 - Chương 1: Bằng Chứng Tiến Hóa
  7. Phần 6 - Chương 2: Nguyên Nhân Và Cơ Chế Tiến Hóa
  8. Phần 6 - Chương 3: Sự Phát Sinh Và Phát Triển Sự Sống Trên Trái Đất
  9. Phần 7 - Chương 1: Cơ Thể Và Môi Trường
  10. Phần 7 - Chương 2: Quần Thể Sinh Vật
  11. Phần 7 - Chương 3: Quần Xã Sinh Vật
  12. Phần 7 - Chương 4: Hệ Sinh Thái, Sinh Quyển Và Sinh Thái Học Với Quản Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.