Chia sẻ
1. Em hãy đọc tên Bài 5 và đoán: Ngôi nhà thứ hai là gì?
2. Nói những điều em quan sát được trong mỗi bức tranh dưới đây:
a) Mỗi bức tranh tả cảnh gì?
b) Có những ai trong tranh? Họ đang làm gì?
Bài đọc 1
Cái trống trường em
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?
Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá.
Kìa trống đnag gọi:
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.
THANH HẢO
Chú thích và giải nghĩa:
- Ngẫm nghĩ: suy nghĩ kĩ.
- Giá (trống): cái khung để đặt trống.
Đọc hiểu
1. Bài thơ là lời của ai?
2. Ở khổ thơ 2, bạn học sinh xưng hô trò chuyện thân mật như thế nào với cái trống trường?
3. Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn học sinh với ngôi trường như thế nào?
Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
Luyện tập
1. Hãy sắp xếp các từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc của nhân vật ''trống'' vào ô thích hợp:
2. Tìm các từ ngữ:
a) Nói về tình cảm, cảm xúc của em khi bước vào năm học mới. Mẫu và ví vụ: vui
b) Nói về hoạt động của em trong năm học mới. Mẫu và ví dụ: học tập
Bài viết 1
Dậy sớm
Tinh mơ em thức dậy
Rửa mặt rồi đến trường
Em bước vội trên đường
Núi giăng hàng trước mặt.
Sương trắng viền quanh núi
Như một chiếc khăn bông
- Ồ, núi ngủ lưỡi không!
Giờ mới đang rửa mặt.
THANH HÀO
(2) Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữu l hay n?
Giờ chơi vừa mới điểm
Gió
àm ụ hồng chúm chím
Bật cười quá, ở hoa.
THY NGỌC
b) Chũ I hay lIê?
Cây bàng lá nõn xanh ngời
Ngày ngày chim đến t`m mồi chíp chiu
Đường xa gánh nặng sớm ch
Kể cái đòn gánh bao nhu người ngồi.
TRẦN ĐĂNG KHOA
c) Vần en hay eng?
X giữa khóm hoa treo ở góc tường là một chiếc chuông gió. Gió thổi nhè nhẹ, chuông kêu l k
3. Tập viết
a) Viết chữ hoa
b) Viết ứng dụng: Diều sáo bay lưng trời.
Bài đọc 2
Trường em
1. Vậy là Hà đã được học ở ngôi trường mới. Nhớ lại năm ngoái, giờ ra chơi, em và các bạn thường trò chuyện về ngôi trường đang xây và tưởng tượng biết bao điều. Giờ đây, những mơ ước ấy đã thành hiện thực.
2. Trường mới rất khang trang. Từ cổng trường đến các lớp học, chỗ nào cũng được khoác tấm áo mới thật đẹp.
Hà và các bạn thích khu vườn trường đủ các loại cây. Cạnh vườn trường là thư viện xanh với rất nhiều cuốn sách hay. Đó là nơi các bạn Hà hẹn nhau sau buổi học. Cuối hành lang mỗi tầng đều có một khu vệ sinh rộng rãi và sạch sẽ.
3. Một năm học bắt đầu. Ngôi trường mới đã trờ thành ngôi nhà thứ hai, là niềm vui của Hà và các bạn.
BÍCH HÀ
Chú thích và giải nghĩa:
- Tưởng tượng: tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hoặc chưa hề có.
- Khang trang: rộng rãi và đẹp đẽ.
Đọc hiểu
1. Tìm những chi tiết cho thấy Hà và các bạn rất háo hức mong chờ ngôi trường mới.
2. Hà và các bạn thích những gì ở ngôi trường?
3. Theo em, vì sao trừng mới trờ thành ''ngôi nhà thứ hai'' của Hà và các bạn?
Luyện tập
1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
a) Học sinh trò chuyện về ngôi trường đang xây.
b) Các bạn hẹn nhau ở thư viện sau mỗi buổi học.
2. Theo em, các bạn học sinh sẽ làm gì để ngôi trường mới luôn sạch đẹp?
Mẫu và ví dụ:
Trao đổi
1. Nói lời của các em các tình huống sau:
a) Trước khi đi học, bố mẹ nhắc em hôm nay ở lớp cần mạnh dạng phát biểu ý kiến. Em chào và hứa với bố mẹ điều gì?
b) Em hứa mang cho bạn mượn quyển sách. Khi gặp bạn, em sẽ chào và nói gì với bạn:
- Nếu em có mang quyển sách đó cho bạn mượn?
- Nếu em quyên mang quyển sách đó cho bạn mượn?
2. Nếu có các bạn ở nơi khác đến thăm trường, em sẽ giới thiệu thế nào về ngôi trường của mình?
Gợi ý:
- Tên trường em là gì?
- Trong trường có những gì em thích?
- Hằng ngày, em học gì, làm gì ở ''ngồi nhà thứ hai'' này?
- Tình cảm của em với ngôi trường thế nào?
Bài viết 2
1. Viết lại cho đúng chính tả những tên riêng viết chưa đúng:a
a) Lê học ở Trường Tiểu học Kim liên, quận Đống đa.
b) Nam học ở Trường Tiểu học Vình xuân, huyện trà Ôn.
Mẫu và ví dụ: Mai học ở Trường Tiểu học Quang Trung, quận Sơn Trà.
2. Đọc bản nội quy học sinh dưới đây:
Nội quy học sinh
1. Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép. Học bài, làm bài đầy đủ, tích cự tham gia các hoạt động học tập.
2. Lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi. Thân ái với bạn bè. Không nói tục, chửi bậy, đánh nhau.
3. Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
4. Có ý thức bảo vệ của công và môi trường. Bỏ rác và đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Hiệu trưởng
Chú thích và giải nghĩa: Nội quy: Những điều quy định để đảm bảo trật tự trong trường học, cơ quan hoặc nơi công cộng.
Câu hỏi và bài tập: Gải sử thầy (cô ) hiệu trưởng hỏi nguyện vọng của học sinh, em sẽ đề nghị bổ sung điều gì vào bản nội quy trên? Viết đề nghị của em.
Tự đọc sách báo
Đọc sách báo viết về trường học
1. Em mang đến lớp scahs, báo viết về trường học.
2. Tự đọc một truyện hoặc một bài viết. Ghi lại những câu văn hay hoặc những nội dung bổ ích.
Mẫu và ví dụ:
Đóa hoa rừng
Trường Tiểu học Lũng Luông nằm trên núi cao. Ngôi tường nổi bật với nhiều màu sắc rực rỡ, trông như một đóa hoa rừng. Kiến trúc của trường rất độc đáo. Những dãy hành lang không nằm bằng phẳng nà uốn lượn theo đường dốc. Chúng nối các khu phòng học, phòng đa năng, thư viện, phòng y tế, bếp ăn, nhà nội trú, khu vệ sinh. Đây là món quà đầy ý nghĩa của Quỹ ''Trò nghèo vùng cao'' tặng các em học sinh dân tộc thiểu số.
Theo VŨ XUÂN SƠN- HOÀNG THÚC THẢO
Chú thích và giải nghĩa:
_ Lũng Luông: một bản( xóm) thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Kiến trúc: nghệ thuật thiết kế, trang trí nhà cửa.
Ngôi nhà xanh
Đó là tên một ngôi trường nằm ở giữa rừng, trên hòn đảo du lịch Ba-li nổi tiếng. Tòa nhà lớn nhất nổi bật với hình dáng giống nhà sàn, dài 60 mét, được làm bằng tre. Gần như tất cả các công trình khác, bao gồm cả thư viện đều làm từ tre. Thầy cô ở ngôi trường thân thiện với thiên nhiên này rất quan tâm giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
Theo HUYỀN ANH
Chú thích và giải thích:
Ba-li: một hòn đảo của nước In-đô-nê-xi-a.
3. Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe thông tin em đã đọc. Cùng trao đổi về thông tin đó.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn