Chia sẻ
Giải ô chữ:
1. Dựa vài gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hoàn thành các từ theo từng dòng. Đọc từ mới xuất hiện ở cột tô màu vàng.
-Dòng 1: ''Một bông hồng em dành tặng cô,
Một bài ca hát riêng tặng ''
- Dòng 3: Đi học thật là .
- Dòng 4: ''Mẹ của em ở trường là cô giáo ''.
- Dòng 5: ''Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo
- Dòng 8: Uống nước, nguồn.
- Dòng 9: '' Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường, như mẹ hiền.''
2. Đặt một câu với từ mới xuất hiện ở cột tô màu vàng.
Bài đọc 1
Bức tranh bàn tay
1. Giờ học vẽ, cô giáo yêu cầu mỗi học sinh vẽ một vật em thích hoặc một người em yêu quý.
Nhận tranh của học sinh, cô giáo rất vui. Có em vẽ mẹ dắt con đi chơi. Có em vẽ bố với một trái tim. Có em vẽ cô giáo với một bó hoa,...
2. Đến bức tranh của Hải, cô giáo rất ngạc nhiên thấy bức tranh chỉ có hình một bàn tay được vẽ rất đơn giản, vụng về.
- Vì sao em vẽ bàn tay? Bàn tay đó của ai? - Cô giáo đến bên Hải và hỏi nhỏ cậu bé.
- Đó là bàn tay của cô giáo đấy ạ.- Cậu bé thì thầm.
Cô giáo nhớ lại: Trong giờ giải lao, đôi lúc, cô nắm tay Hải. Cô cũng làm thế với những học trò khác, nhưng với Hải, một cậu bé trầm lặng, ít nói, điều này rất có ý nghĩa.
Cô giáo nhớ lại: Tròng giờ giải lao, đôi lúc, cô nắm tay Hải. Cô cũng làm thế với những học trò khác, nhưng với Hải, một cậu bé trầm lặng, ít nói, điều này rất có ý nghĩa.
Cô giáo cảm thấy mình vừa nhân được món quà rất quý.
Theo sách Hạt giống tâm hồn
Chú thích và giải nghĩa:
Trầm lặng: lặng lẽ, ít hoạt động, ít cười đùa.
Đọc hiểu
1. Cô giáo yêu cầu học sinh vẽ gì?
2. Vì sao bức tranh của Hải làm cô giáo ngạc nhiên?
3. Hải giải thích thế nào?
4. Món quà quý mà cô giáo nhận được từ bức tranh là gì?
Luyện tập
1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
Là gì?; Là ai?; Làm gì?
a) Hải là cậu bé vẽ bức tranh bàn tay.
b) Hải vẽ bức tranh bàn tay.
c) Đó là bàn tay yêu thương của cô giáo.
2. Mỗi câu sau có tác dụng gì? Ghép đúng:
a) Mỗi em hãy vẽ một bức tranh!
b) Vì sao em vẽ bàn tay?
c) Cô giáo rất vui.
1) dùng để hỏi
2) dùng để kể
3) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị
Bài viết 1
1. Tập chép
Nghe thầy đọc thơ
( Trích)
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sống xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...
TRẦN ĐĂNG KHOA
(2) Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố:
a) Chữ r, d hay gi?
Thân hình vuông vức
ẻo như kẹo dừa
ấy, vở ất ưa
Có em là sạch.
(Là cái gì)
b) Vần uôn hay uông?
Đầu đuôi v
Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều,
Tính tình chân thực đáng yêu
M biết dài ngắn, mọi điều có em.
( Là cái gì)
Chú thích và giải nghĩa:
Mau: gần nhau
(3) Chọn tiếng trog ngoặc đơn phù hợp với ô trống:
a) (rao, dao, giao):
con
việc
tiếng
lưu
b) (buồn, buồng)
chuối
bã
vui
4. Tập viết
a) Viết chữ hoa:
b) Viết ứng dụng: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Bài đọc 2
Những cây sen đá
1. Một hôm, thầy Huy mang đến lớp một chậu sen đá. Thầy bảo:
-Cây này có rất nhiều cây non. Mỗi tuần, thầy sẽ tặng một cây cho em nào đạt kết quả học tập cao nhất trong tuần. Các em cố gắng nhé!
2. Thế là cả lớp đều háo hức. Ai cũng cố gắng học đẻ được nhận phần thưởng của thầy. Cuối năm học, cả lớp đều được tặng cây. Ngay cả Việt, một bạn học khá chậm cũng rất cố gắng và cuối cùng nhận được phần thưởng. Em mang lại chậu cây nhỏ xíu về nhà rất tự hào.
3. Một thời gian sau, cây sen đá của Việt lớn lên, sinh ra rất nhiều cây con. Việt tách chúng ra, trồng vào nhiều chậu khác rồi treo lên. Ai đến chơi cũng trầm trồ về những chậu cây xinh đẹp ấy.
Bố Việt nói:
- Khi cháu đẹm chậu cây về, vợ chồng tôi đã mừng rơi nước mắt.
Thầy giáo của cháu đã làm thay đổi cháu.
Theo THÁI HIỀN
Chú thích và giải nghĩa:
- Háo hức: rất vui và mong muốn điều tốt đẹp đến ngay.
- Trầm trồ: nói lời khen ngợi với vẻ ngạc nhiên, thán phục.
Đọc hiểu
1. Thầy giáo mang chậu sen đá đến lớp để làm gì?
2. Các bạn học sinh làm gì để được thầy giáo tặng cây?
3. Việt cảm thấy thế nào khi được nhận chậu sen đá?
4. Mỗi lần có ai khen những chậu sen đá, bố của Việt nói gì?
Luyện tập
1. Tìm trong bài một câu nêu yêu cầu, đề nghị.
2. Em thích cách nói nào dưới đây hơn? Vì sao?
a) Các em phải cố gắng!
b) Các em cố gắng nhé!
Kể chuyện- Trao đổi
1.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn