Bài 7: Thầy cô của em | Tiếng Việt 2 - Tập Một - Lớp 2 - Cánh Diều

Tiếng việt 2- bài 7


1. Cùng hát một bài hát về thầy cô.

2. Tưởng tượng mỗi điều hay mà thầy cô dyaj em là một quả táo ngọt.
Em hãy đặt tên cho những quả táo chưa có tến và nói về những quả táo ấy.

Mẫu và ví dụ: hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-0

Thầy cô dạy em viết lời hay, ý đẹp.

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-1

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cùng thấy cô đến rồi
Đáp lời '' Chào cô ạ!''
Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng ta học bài.

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

                         NGUYỄN XUÂN SANH

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-2

Chú thích và giải nghĩa: 
-Ghé (ghé mắt): nhfn, ngó.
-Ngắm: nhìn kĩ, nhìn mãi vì yêu thích.

Đọc hiểu

1. Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý:

a) Cô giáo tười cười chào đớn học sinh
b) Chúng em yêu quý cô giáo
c) Cô gióa dạy chúng em tập viết

1) Khổ thơ 1
2) Khổ thơ 2
3) Khổ thơ 3

2. Tìm những hình ảnh đẹp trong khổ thơ 1 và khổ thơ 2:

Mẫu và ví dụ: Cô mỉm cười thật tươi (Khổ thơ 1)

3. Trong khổ thơ 3: 

a) Từ ấm cho em cảm nhận lời giảng của cô giáo thế náo?
b) Các từ ngữ yêu thương, ngắm mãi nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo như thế nào?

Luyện tập

1. Dựa vào bài thơ, hãy xếp các từ ngữ sau vào nhóm phù hợp:

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-3

a) Từ  ngữ chỉ hoạt động của cô giáo.
b) Từ ngữ chỉ hoạt động của học sinh.

2. Mỗi bộ phận câu in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi nào?
Ai?; Làm gì?

a) Các bạn học sinh chào cô giáo.
b) mỉm cười thật tươi.
c) Cô dạy em tập viết.
d) Học sinh học bài.

Bài viết 1

1. Nghe- viết: Cô giáo lớp em ( khổ thơ 2, 3)

(2) Chọn giữu hoặc vần phù hợp với ô trống:

a) Chữ ch hay tr?

Hôm nay hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-4ời nắng chang hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-5

ang
Mèo con đi học hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-6ẳng mang thứ gì
Chỉ mang một mẩu bút hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-7ì
Và mang một mẩu bánh mì con con.

                                PHAN THỊ VÀNG ANH

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-8

b) Vần iên hay iêng?

Chẳng nhìn thấy ve đâu
Chỉ râm ran hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-9 hát
Dàn đồng ca màu hạ
hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-10

trong lá suốt ngày
Mặt đất tràn hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-11 nhạc
Dậy nghe nào, mầm cây.

                          NGUYỄN MINH NGUYÊN

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-12

3. Tập viết

a) Viết chữ hoa:

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-13

b) Viết ứng dụng: Em yêu thầy cô của em.

Bài đọc 2

Một tiết học vui

Thấy thầy giáo xách giỏ trái cây vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: Thầy mang trái cây đến lớp làm gì nhỉ?
Thầy mỉm cười:
-Thầy muốn các em quan sát những trái cây để viết đoạn văn tả một loại trái cây mà mình yêu thích.
2. Chúng tôi chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quýt,... mà thầy đưa cho.
- Bây giờ, các em hãy nếm thử trái cây và cảm nhận vị thơm ngon của chúng! Các em cho thầy biết mình thích ăn loại trái nào nhất và tại sao mình thích loại trái đó nhé!

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-14
3. Chúng tôi cùng nhau ăn tráo cây rồi nói cảm nhận của mình. Thầy vui vẻ nói:
- Mỗi loại trái cây có hình dáng, màu sắc và hương vị riêng. Các em hãy nhớ laij những điều đã quan sát và tả loại quả mà mình thích nhất! Đừng quên so sánh với loại trái cây khác nhé!
Tôi vừa viết vừa nghĩ: Hóa ra phải quan sát thì mới tả đúng và hay được. Tiết học vui quá!

                                                                            Theo sách Câu chuyện nhỏ, bài học lớn

Đọc hiểu

1. Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp làm gì?
2. Các bạn học sinh đã làm gì với giỏi trái cây đó?
3. Theo em, vì sao ccs bạn thấy tiết học rất vui?

Luyện tập

1, Tìm trong bài học một câu dùng để kể. Cho biết cuối câu đó có dấu câu gì.
2. Tìm tong bài học một câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị có dấu câu gì?
3. Câu Tiết học vui quá! thể hiện cảm xúc gì? Cuối câu đó có dấu câu gì?

Kể chuyện- trao đổi

1. Nghe và kể lại mẫu chuyện sau:

Mẫu giấy vụng

                  QUẾ SƠN

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-15

Mẫu giấy vụn nằm ở đâu?

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-16

Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-17

Các bạn trong lớp nói gì?

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-18

Bạn Liên làm gì, nói gì? Thái đội cả lớp thế nào sau khi nghe bạn Liên nói?

2. Nếu bạn có vứt mẫu giấy vụ ra lớp, em sẽ nói gì với bạn?

3. Nếu em là bạn nhỏ trong tranh, em sẽ đáp lại lời yêu cầu, đề nghị như thế nào?

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-19

Bài viết 2

1. Kể với các bạn về một tiết học vui ở lớp em.

Gợi ý:

- Đó là tiết học môn gì, hôm nào?
- Em và các bạn đã làm gì tỏng tiết học đó?
- Tiết học đó có gì khiến em thấy vui?

2. Dựa vào những điều đã kể ở bài tập 1, hãy viết 4- 5 câu về một tiết học em thích.

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-20

Tự đọc sách báo

Đọc sách báo viết về thầy cô

1. Em mang đến lớp sách, báo viết về thầy cô.

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-21

2. Giới thiệu với các bạn trong tổ, lớp về quyển sách của em: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, tranh bìa...

3. Tự đọc một truyện (hoặc một bài thơ, bài báo). Viết vào vở hoặc phiếu đọc sách cảm xúc hoặc nhận xét của em về một nhân vật trong câu chuyện (hoặc về bài thơ, bài báo) đó.

Mẫu và ví dụ:

Bàn chân kì diệu

hinh-anh-bai-7-thay-co-cua-em-905-22

Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai tay từ nhỏ. Thấy các bạn đến trường, ký thèm lắm. Em đến lớp xin học. Nhưng nhìn hai cánh tay Ký, cô giáo lắc đầu. Ký vừa chạy về vừa khóc.
Mấy hôm sua, cô giáo đến nhà thăm Ký. Thấy em đang cặp một mẫu gạch giữa hai ngón chân, hí hoáy taoaj vẽ xuống sân những nét nguệch ngoạc, cô rất xúc động.
Cô giáo nhận Ký vào học. Cô trải chiếu cho em ngồi tập viết. Cây bút bướng bỉnh không nghe lười làm ngón chân Ký mỏi nhừ, còn giấy thì nhàu nát, mực dây nhòe nhoẹt. Nhưng Ký không nản. Trên chiếc chiếu nhro ở góc lớp không bao giờ vắng mặt Ký. Nhờ luyện tập kiên tì, Ký học rất giỏi, hai lần được vinh dự nhận Huy hiệu Bác Hồ.
Học hết phổ thông, Ký vào trường đại học, rồi trở thành thầy giáo. Năm 1992, thầy Nguyễn Ngọc Ký được phong tặng danh hiệu cáo quý Nhà giáo Ưu tú.

                                                                                              Theo sách Tôi đi học

Chú thích và giải nghĩa:

- Nghuệch ngoạc: nét viết hoặc vẽ xiên vẹo, méo mó.
- Phong: tặng.

4. Đọc lại ( hoặc kể lại) cho các bạn nghe, bài thơ, câu chuyện em đã học. Trao đổi với các bạn suy nghĩ, cảm xúc của em.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 7: Thầy cô của em | Tiếng Việt 2 - Tập Một - Lớp 2 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.