Nội Dung Chính
(Trang 142)
Đánh giá và luyện tập tổng hợp
Tiết 1, 2
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Tiết 3, 4
A Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
B Đọc và làm bài tập
Trên chiếc bè
1. Tôi và Dế Trùi rủ nhau đi ngao đi ngao c du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường.
(Trang 143)
Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.
2. Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.
Theo TÔ HOÀI
: - Ngao du thiên hạ: đi dạo chơi khắp nơi.
- Bèo sen (bèo Nhật Bản, bèo lục bình): loại bèo có cuống lá phồng lên thành phao nổi.
- Bái phục: phục hết sức.
- Lăng xăng: làm ra vẻ bận rộn, vội vã.
- Váng: (âm thanh) rất to, đến mức chói tai.
?
1. Đôi bạn trong câu chuyện trên đi đâu?
2. Chiếc bè của đôi bạn được làm bằng gì?
3. Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ như thế nào?
4. Những từ ngữ nào cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến?
5. Em cần đặt thêm 2 dấu chấm còn thiếu vào những chỗ nào trong đoạn văn sau? Chữ đầu câu cần viết thế nào?
Dế Mèn là nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí một lần, Dế Mèn cứu thoát Dế Trùi sau đó, hai chú dế kết bạn. Dế Mèn cùng Dế Trùi đi ngao du thiên hạ để mở mang hiểu biết.
6. Nghe – viết: Trên chiếc bè (từ "Mùa thu...” đến “... luôn luôn mới.")
(Trang 144)
Tiết 5, 6
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
B Luyện tập
1. Nghe và kể lại mẩu chuyện sau:
Người trồng na
Truyện dân gian Việt Nam
Gợi ý
a) Ông cụ trồng cây gì?
b) Bác hàng xóm ngạc nhiên, nói gì?
c) Vì sao bác hàng xóm khuyên ông cụ trồng chuối?
d) Ông cụ 1 trả lời thế nào?
2. Qua câu trả lời của ông cụ, em nghĩ gì về tình cảm của ông cụ với con cháu?
Tiết 7, 8
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
B Đọc và làm bài tập
Bố vắng nhà
Mâm cơm mẹ nấu thật ngon
Có cá, có canh, có thịt
Mà mẹ chỉ ăn qua quýt
Rồi buông đùa lặng nhìn con.
(Trang 145)
Hình như mẹ có gì lo
Vẩn vơ mắt nhìn ra cửa
À, bé biết rồi, vắng bố
Sáng vừa đi công tác xa.
"Mai mốt bố về thôi mà
Mẹ ăn thêm cơm, kẻo ốm..."
Ô, bữa nay mẹ trẻ con
Còn bé hoá ra người lớn.
CAO XUÂN SƠN
:
- Qua quýt: (ăn, làm, học,...) một cách qua loa, sơ sài, cho xong chuyện.
- Vẩn vơ (nghĩ ngợi, đi lại, nói năng,...) một cách không chú ý, không rõ mình muốn gì, tại sao.
?
1. Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm?
2. Theo bé, vì sao mẹ lo?
3. Vi sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn?
4. Ghép mỗi câu ở bên A với mẫu câu thích hợp ở bên B:
a) Bé an ủi mẹ. | 1) Ai là gì? |
b) Bữa đó bé là người lớn. | 2) Ai làm gì? |
c) Cả nhà thương yêu nhau. | 3) Ai thế nào? |
5. Đọc truyện vui sau. Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than?
Bé Hoa mới đi học lớp 1 được một tuần? Bé nói với bố:
- Có nhiều điều cô giáo con không biết đâu, bố ạ.
- Sao con lại nghĩ thế?
- Vì thỉnh thoảng, cô lại bảo: “Các em hãy trả lời cho cô câu hỏi này nhé?".
(Trang 148)
BẢNG TRA CỨU TỪ NGỮ
Từ ngữ | Trang |
B | |
bảng chữ cái | 8, 17, 20,... |
C | |
câu | 11, 12, 18,... |
câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? | 10, 11, 12,... |
câu hỏi Là gì? | 11, 12, 20,... |
câu hỏi Làm gì? | 41, 44, 50,... |
câu hỏi Thế nào? | 41, 81, 98,... |
câu giới thiệu | 10, 11, 12,... |
câu kể | 55, 67, 147,... |
câu tả đặc điểm | 81, 98, 111,... |
chữ | 8, 17, 20,... |
chữ cái | 8, 17, 20,... |
chữ hoa | 8, 17, 20,... |
D | |
dấu chấm | 71, 73, 109,... |
dấu chấm hỏi | 71, 73, 109,... |
dấu chấm than | 71, 144, 145,... |
dấu phẩy | 84, 94, 107,... |
dấu thanh | 82, 98, 122,... |
K | |
khổ thơ | 16, 23, 32,... |
M | |
mẫu câu | 12, 124 |
N | |
nhân vật | 29, 54, 63,... |
T | |
tên riêng | |
tiếng | |
từ chỉ đặc điểm | |
từ chỉ hoạt động | |
từ chỉ sự vật | |
V | |
vần thơ |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn