(Trang 58)
Học xong bài này, em sẽ: Nêu được ví dụ cụ thể mô tả cấu trúc tuần tự. Tạo được chương trình đơn giản sử dụng cấu trúc tuần tự. |
KHỞI ĐỘNG
a) Em hãy nêu các bước thực hiện sao chép một tệp vào thư mục khác.
b) Nếu thay đổi thứ tự thực hiện các bước mà em đã nêu, em có sao chép được tệp không?
1. CẤU TRÚC TUẦN TỰ
Hoạt động 1 Để tạo chương trình vẽ 3 con bọ giống như ở Hình 1, bạn Bình và bạn Tú đưa ra hướng dẫn như ở Hình 2 và Hình 3. Bản hướng dẫn của bạn nào giúp em tạo chương trình thuận lợi hơn? Vì sao? |
Hình 1. Kết quả chạy chương trình vẽ 3 con bọ
Hình 2. Hướng dẫn cách vẽ của bạn Bình
Bước 1 | Chọn nhân vật con bọ Ladybug1 rồi dùng chuột di chuyển nhân vật Ladybug1 về góc dưới bên trái vùng Sân khấu. |
Bước 2 | Tạo khối lệnh vẽ hình con bọ thứ nhất bằng cách đặt nhân vật ở hướng phải (90) rồi in hình nhân vật. |
Bước 3 | Thêm lệnh cho nhân vật di chuyển 200 bước. |
Bước 4 | Thêm khối lệnh vẽ hình con bọ thứ hai bằng cách đặt nhân vật ở hướng lên (0) rồi in hình nhân vật. |
Bước 5 | Thêm lệnh cho nhân vật di chuyển 200 bước. |
Bước 6 | Thêm khối lệnh vẽ hình con bọ thứ ba bằng cách đặt nhân vật ở hướng trái (-90) rồi in hình nhân vật. |
Hình 3. Hướng dẫn cách vẽ của bạn Tú
(Trang 59)
Trong thực tế, có những công việc ta phải thực hiện theo thứ tự từng bước, mỗi bước làm một việc nhỏ hơn. Ta nói rằng công việc này được thực hiện theo cấu trúc tuần tự.
Cấu trúc tuần tự dùng để thể hiện thứ tự các bước của công việc: mỗi bước được thực hiện sau khi bước trước đã được hoàn thành và không có bước nào bị bỏ qua.
2. CHƯƠNG TRÌNH CÓ CẤU TRÚC TUẦN TỰ
Hoạt động 2
a) Với nhân vật Ladybug1 đang ở vị trí như trong Hình 4, thực hiện mỗi khối lệnh dưới đây sẽ cho em một kết quả (Hình 5). Em hãy ghép mỗi khối lệnh đúng với kết quả thực hiện khối lệnh đó.
Hình 4. Con bọ ở góc trái bên dưới sân khấu
Hình 5. Hai khối lệnh và hai kết quả thực hiện
b) Em hãy giải thích vì sao hai khối lệnh A và B đều có ba lệnh giống nhau nhưng khi thực hiện lại cho kết quả khác nhau.
(Trang 60)
Chương trình Scratch gồm các lệnh được ghép liên tiếp với nhau từ trên xuống dưới. Khi chạy chương trình, các lệnh thực hiện lần lượt cũng từ trên xuống dưới. Ta nói rằng chương trình có cấu trúc tuần tự. Hai khối lệnh ở Hình 5 là hai ví dụ về khối lệnh có cấu trúc tuần tự trong chương trình. Toàn bộ chương trình vẽ 3 con bọ (Hình 6) cũng thể hiện một cấu trúc tuần tự.
Hình 6. Chương trình vẽ 3 con bọ
LUYỆN TẬP
Bài 1. Em hãy nêu cách thực hiện chèn một ảnh vào một văn bản. Em có sử dụng cấu trúc tuần tự để mô tả cách thực hiện việc đó không?
Bài 2. Em hãy lựa chọn thứ tự ghép các lệnh ở bên để nhân vật biến mất một giây rồi lại xuất hiện trên vùng Sân khấu.
VẬN DỤNG
Em hãy tạo chương trình Một ngày của Minh. Chương trình có nhân vật là bạn Minh kể về các hoạt động trong một ngày của bạn ấy.
Gợi ý: Sử dụng lệnh
GHI NHỚ Trong khối lệnh có cấu trúc tuần tự, các lệnh được thực hiện theo thứ tự đã được ghép. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn