Nội Dung Chính
(Trang 48)
KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ
Tia, tia đối
Điểm nằm giữa hai điểm
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
- Nhận biết các khái niệm tia, hai tia đối nhau.
- Nhận biết điểm nằm giữa hai điểm.
- Giải các bài toán thực tế có liên quan.
Nhật thực, nguyệt thực là những hiện tượng thiên văn, xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng, nhưng theo thứ tự khác nhau.
Thứ tự của chúng trên đường thẳng khi đó như thế nào?
1. ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM
HĐ Em hãy quan sát hình ảnh bên.
Em có nhận xét gì về vị trí của ngọn nến, quả lắc và bóng của quả lắc ở trên tường?
Điểm nằm giữa hai điểm
Hãy quan sát Hình 8.14 gồm ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng ở và xem các cách diễn đạt sau:
- Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
- Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C.
- Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.
? Em hãy quan sát Hình 8. 15 và cho biết:
a) Điểm D nằm giữa hai điểm nào?
b) Hai điểm nào nằm cùng phía đối với điểm B?
c) Hai điểm nào nằm khác phía đối với điểm E?
(Trang 49)
Luyện tập 1
Cho hai điểm phân biệt A, B như Hình 8.16.
Em hãy lấy hai điểm C và D sao cho:
- Điểm C nằm giữa hai điểm A và B;
- Điểm C và điểm D nằm khác phía đối với điểm B. Khi đó điểm A và điểm B có nằm cùng phía đối với điểm D không?
Vận dụng
Cho hình bình hành ABCD như Hình 8.17. Em hãy xác định một điểm vừa nằm giữa hai điểm A và C, vừa nằm giữa hai điểm B và D.
2. TIA
- Điểm 0 trên đường thẳng xy chia đường thẳng thành hai phần (H.8.18a).
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O. Điểm O là gốc của tia.
- Hai tia Ox và Oy gọi là hai tia đối nhau (H.8.18a).
(Tia Ox là tia đối của tia Oy và tia Oy là tia đối của tia Ox)
- Khi điểm B thuộc tia tia Am thì tia Am còn được gọi là tia AB (H.8.18b).
? Quan sát Hình 8.19.
a) Em hãy đọc tên các tía trong hình;
b) Với mỗi tia ở câu a, tìm tia đối của chúng.
Luyện tập 2
Quan sát Hình 8.20.
a) Em hãy đọc tên các tia trong hình;
b) Nếu điểm M nằm trên tia đối của tia AB thì M có thuộc tia BA không?
Thử thách nhỏ
Cho hai điểm phân biệt A và B. Hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm khác phía với điểm B đối với điểm A có phải là một tia không? Tia đó có phải là tia đối của tia AB không?
BÀI TẬP
8.6. Cho bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc đường thẳng xy như Hình 8.21. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
- Điểm B nằm giữa điểm A và điểm D.
- Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm D.
- Điểm B nằm khác phía với điểm A đối với điểm D.
- Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm D.
8.7. Quan sát Hình 8.22 và cho biết:
a) Có tất cả bao nhiêu tia? Nêu tên các tia đó.
b) Điểm B nằm trên các tia nào? Tia đối của chúng là tia nào?
c) Tia AC và tia CA có phải là hai tia đối nhau không?
8.8. Cho điểm C nằm trên tia Ax, điểm B nằm trên tia Cx. Biết rằng ba điểm A, B, C phân biệt. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
- Điểm A nằm trên tia BC.
- Điểm C vừa nằm trên tia AB vừa nằm trên tia BA.
- Tia CB và tia BC là hai tia đối nhau.
- Tia CA và tia Cx là hai tia đối nhau.
8.9. Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
a) Em hãy viết tên các tia chứa hai trong ba điểm A, B, C.
b) Trong các tia đó, tìm hai tia khác gốc có đúng một điểm chung.
EM CÓ BIẾT?
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn, xảy ra khi Mặt Trăng đi vào bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng (hoặc gần như thẳng hàng) và Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.
Nhật thực cũng là một hiện tượng thiên văn, xảy ra khi Mặt Trăng đi vào giữa Trái Đất và Mặt Trời làm che mất một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiều xuống Trái Đất.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn