Bài 36: GÓC | Toán 6 - Tập 2 | Chương VIII: NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 36: GÓC


(Trang 58)

KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ

Góc

Điểm trong của một góc

 KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

  • Nhận biết góc, đỉnh và cạnh của góc.
  • Nhận biết góc bẹt.
  • Nhận biết điểm trong của một góc.

hinh-anh-bai-36-goc-7182-0

Trong đời sống thực tế, chúng ta thường nghe nói đến góc như góc nhìn, góc sút (bóng đá), góc bắn (pháo binh),....

Vậy góc là gì và nó có quan hệ như thế nào với các khái niệm khác trong Hình học?

1. GÓC

Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.

hinh-anh-bai-36-goc-7182-1

Quan sát Hình 8.43:

  • Góc xOy, kí hiệu là hinh-anh-bai-36-goc-7182-2 (hoặc ∠xOy) gồm hai tia chung gốc Ox và Oy.
  • Điểm O là đỉnh của góc xOy. Hai tia Ox, Oy là các cạnh của góc xOy.
  • Góc xOy còn có các cách gọi khác là: góc AOB, góc O, góc yOx, góc BOA.

hinh-anh-bai-36-goc-7182-3

  • Đặc biệt, khi Ox và Oy là hai tia đối nhau, ta có góc bẹt xOy (H.8.44).

Người ta thường dùng các vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc để đánh dấu góc.

hinh-anh-bai-36-goc-7182-4

hinh-anh-bai-36-goc-7182-5

? Quan sát Hình 8.45 và đọc tên các góc trong hình vẽ. Với mỗi góc, hãy cho biết đỉnh và các cạnh của nó.

 

 

 

(Trang 59)

Luyện tập 1

hinh-anh-bai-36-goc-7182-6

1. Quan sát Hình 8.46 và gọi tên các góc có đỉnh là A, B trong hình vẽ.

2. Vẽ hình theo hướng dẫn sau:

- Vẽ đường thẳng xy.

– Lấy điểm A thuộc đường thẳng xy.

– Lấy điểm B không thuộc đường thẳng xy.

– Nỗi A và B.

a) Em hãy đọc tên các góc có trong hình vừa vẽ;

b) Trong các góc đó, hãy chỉ ra góc bẹt.

Vận dụng 1

hinh-anh-bai-36-goc-7182-7

Compa là một dụng cụ học tập quen thuộc của các em học sinh. Mở chiếc compa ra ta thấy hình ảnh của một góc, trong đó hai cạnh của compa là hai cạnh của góc, đỉnh của compa là đỉnh của góc (H.8.47).

Em hãy tìm thêm trong thực tiễn các hình ảnh của góc và mô tả đỉnh, cạnh của các góc đó.

 

 

2. ĐIỂM TRONG CỦA GỐC

hinh-anh-bai-36-goc-7182-8

HĐ1 Quan sát Hình 8.42 và cho biết cầu thủ nào nằm trong góc sút.

HĐ2 Trên tờ giấy màu A4, em xác định hai điểm M, N rồi dùng kéo cắt rời một góc từ tờ giấy như hình bên.

a) Điểm nào nằm trong góc vừa cắt rời?

b) Điểm nào không nằm trong góc đó?

hinh-anh-bai-36-goc-7182-9

Điểm trong của một góc

Quan sát Hình 8.48 (góc xOy không là góc bẹt):

  • Ta gọi M là một điểm trong của góc xOy (điểm M nằm trong góc xOy).
  • Các điểm nằm trên hai cạnh của góc và các điểm như điểm N không phải là điểm trong của góc xOy.

hinh-anh-bai-36-goc-7182-10

? Quan sát Hình 8.49 và kể tên các điểm nằm trong góc mOn.

 

 

(Trang 60)

hinh-anh-bai-36-goc-7182-11

Luyện tập 2

Vẽ Hình 8.50 vào vở.

a) Kể tên các điểm nằm trong góc xOy;

b) Lấy điểm / thuộc đoạn thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn AB. Hỏi điểm / có nằm trong góc xOy không? Điểm K có nằm trong góc xOy không?

Vận dụng 2

hinh-anh-bai-36-goc-7182-12

Quan sát mặt đồng hồ ở hình bên và cho biết trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi:

a) Kim giờ và kim phút;

b) Kim giây và kim phút.

BÀI TẬP

8.25. Viết tên (cách viết kí hiệu) của góc, chỉ ra đỉnh, cạnh của góc trong mỗi hình vẽ sau:

hinh-anh-bai-36-goc-7182-13

8.26. Cho đường thẳng xy. Vẽ hai điểm A, B nằm trên đường thẳng xy. Gọi tên các góc bẹt tạo thành.

8.27. Quan sát mặt đồng hồ dưới đây.

hinh-anh-bai-36-goc-7182-14

Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chì 8 giờ 15 phút?

8.28. Cho ba tia chung gốc Oa. Ob và Oc, trong đó không có hai tia nào đối nhau. Hỏi có bao nhiêu góc có hai cạnh là hai trong ba tia đã cho?

8.29. Viết tên các góc có đỉnh A, đỉnh M trong hình vẽ sau:

hinh-anh-bai-36-goc-7182-15

8.30. Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C trên tờ giấy trắng rồi vẽ các đoạn thàng AB, BC, CA.

Em hãy tô màu phần hình chứa tất cả các điểm trong của cả ba góc BAC, ACВ, СВА.

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 36: GÓC | Toán 6 - Tập 2 | Chương VIII: NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Toán 6 - Tập 2

  1.  CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ
  2. CHƯƠNG VII. SỐ THẬP PHÂN
  3. Chương VIII: NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN
  4. Chương IX: DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM
  5. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM
  6. BÀI TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.