Bài 11 : Muối | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương II: Một số hợp chất thông dụng - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 11 : Muối


(Trang 48)

MỤC TIÊU

  • Nêu được khái niệm về muối, đọc được tên một số loại muối thông dụng và trình bày được một số phương pháp điều chế muối.
  • Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan.
  • Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, acid, base, muối; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.
  • Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối và rút ra được kết luận về tính chất hoá học của acid, base, oxide.

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-0

Muối có rất nhiều ứng dụng trong đời sống như làm phân bón, bảo quản thực phẩm, làm bột nở cho các loại bánh, gia vị,... Muối có những tính chất hoá học nào và được điều chế như thế nào?

I- Khái niệm

Tìm hiểu về các phản ứng tạo muối

Bảng 11.1. Phản ứng tạo thành muối, tên gọi và thành phần phân tử của một số muối

 

Phản ứng Công thức phân tử của muối tạo thành và tên gọi

Thành phần phân tử

của muối tạo thành

Cation kim loại Anion gốc acid

Kim loại + Acid →Muối +Hydrogen

Zn + 2HCl → hinh-anh-bai-11-muoi-8949-1 + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-2

 hinh-anh-bai-11-muoi-8949-3

Zinc chloride

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-4 hinh-anh-bai-11-muoi-8949-5

Acid + Base → Muối + Nước

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-6 + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-7hinh-anh-bai-11-muoi-8949-8 + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-9

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-10

Copper (II) sulfate

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-11 hinh-anh-bai-11-muoi-8949-12

Acid + Oxide base → Muối + Nước

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-13 + FeO → hinh-anh-bai-11-muoi-8949-14 + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-15

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-16

Iron(II) sulfate

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-17 hinh-anh-bai-11-muoi-8949-18

Quan sát Bảng 11.1 và thực hiện các yêu cầu : 

  1. Nhận xét về sự khác nhau giữa các thành phần phân tử của acid ( chất phản ứng ) và muối ( chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là gì ?
  2. Nhận xét về cách goị tên muối.

Muối là hợp chất, được tạo thành từ sự thay thế ion hinh-anh-bai-11-muoi-8949-19 của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (hinh-anh-bai-11-muoi-8949-20

).

Ví dụ: hinh-anh-bai-11-muoi-8949-21(sodium sulfate); hinh-anh-bai-11-muoi-8949-22 (ammonium chloride)

Công thức phân tử của muối gồm có cation kim loại và anion gốc acid được gọi tên theo quy tắc sau:

          Tên kim loại (hoá trị, đối với kim loại nhiều hoá trị) + tên gốc acid

(Trang 49)

Bảng 11.2. Tên gọi một số gốc acid

 

Gốc acid Tên gọi Gốc acid Tên gọi
-Cl chloride hinh-anh-bai-11-muoi-8949-23 acetate
-Br bromide =S sulfide
-I iodide -HS hydrogensulfide
-hinh-anh-bai-11-muoi-8949-24 nitrate =hinh-anh-bai-11-muoi-8949-25
carbonate
=hinh-anh-bai-11-muoi-8949-26 sulfate -hinh-anh-bai-11-muoi-8949-27 hydrogencarbonate
-hinh-anh-bai-11-muoi-8949-28 hydrogensulfate =hinh-anh-bai-11-muoi-8949-29 phosphate
=hinh-anh-bai-11-muoi-8949-30
sulfite =hinh-anh-bai-11-muoi-8949-31 hydrogenphosphate
  1. hinh-anh-bai-11-muoi-8949-32Viết công thức của các muối sau : potassium sulfate, sodium hydrogensulfate, sodium hydrogencarbonate, sodium chloride, sodium nitrate, calcium hydrogenphosphate, magnesium sulfate, copper(II) sulfate.
  2. Gọi tên các muối sau: hinh-anh-bai-11-muoi-8949-33, hinh-anh-bai-11-muoi-8949-34, hinh-anh-bai-11-muoi-8949-35
    , hinh-anh-bai-11-muoi-8949-36, hinh-anh-bai-11-muoi-8949-37, hinh-anh-bai-11-muoi-8949-38.
  3. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối hinh-anh-bai-11-muoi-8949-39 và hinh-anh-bai-11-muoi-8949-40
    .

II – Tính tan của muối

Đa số các muối là chất rắn, có những muối không tan trong nước, có muối ít tan, có muối tan tốt trong nước. Người ta đã xây dựng bảng tính tan của các chất để tiện sử dụng.

Bảng 11.3. Bảng tính tan trong nước của một số muối

Gốc acid CÁC KIM LOẠI

K

I

Na

I

Ag

I

Mg

II

Ca

II

Ba

II

Zn

II

Pb

II

Cu

II

Fe

II

Fe

III

Al

III

-Cl t t k t t t t i t t t t
-hinh-anh-bai-11-muoi-8949-41 t t t t t t t t t t t t
=hinh-anh-bai-11-muoi-8949-42 t t i t i k t k t t t t
=hinh-anh-bai-11-muoi-8949-43 t t k k k k k k - k - -
=hinh-anh-bai-11-muoi-8949-44 t t k k k k k k k k k k

t : chất dễ tan trong nước.                                              k : chất không tan( độ tan nhỏ hơn 0.01g/100g nước).

i : chất ít tan ( độ tan nhỏ hơn 1g/100g nước)               (-) : chất không tồn tại hoặc bị nước phân huỷ.

(Trang 50)

III – Tính chất hoá học

Tìm hiểu tính chất hoá học của muối

Chuẩn bị : Các dung dịch: hinh-anh-bai-11-muoi-8949-45

loãng, NaOH loãng,hinh-anh-bai-11-muoi-8949-46, hinh-anh-bai-11-muoi-8949-47; 4 ống nghiệm: ống (1) chứa 1 đinh sắt đã được làm sạch, ống (2) và (3) mỗi ống nghiệm chứa khoảng 1 mL dung dịch hinh-anh-bai-11-muoi-8949-48, ống (4) chứa khoảng 1 mL dung dịch hinh-anh-bai-11-muoi-8949-49.

Tiến hành: ống (1) cho khoảng 2 mL dung dịch hinh-anh-bai-11-muoi-8949-50

; ống (2) cho khoảng 1 mL dung dịch hinh-anh-bai-11-muoi-8949-51 ; ống (3) cho khoảng 1 mL dung dịch hinh-anh-bai-11-muoi-8949-52; ống (4) cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH.

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-53

Hình 11.1 Mô tả thí nghiệm tìm hiểu về tính chất hoá học của muối

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-54                      hinh-anh-bai-11-muoi-8949-55

              hinh-anh-bai-11-muoi-8949-56           NaOH.

(1) Đinh sắt             (2) hinh-anh-bai-11-muoi-8949-57            (3) hinh-anh-bai-11-muoi-8949-58        (4) hinh-anh-bai-11-muoi-8949-59

Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu:

1. Viết phương trình hoá học, giải thích hiện tượng xảy ra.

2. Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.

Một số tính chất chung của muối : 

Dung dịch muối tác dụng với kim loại

Dung dịch mưới có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ : Zn + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-60

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-61 + Fe.

Muối tác dụng với dung dịch acid

Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thnhf muối mới và acid mới. Sản phẩm của phản úng tạo thành có ít nhất một chất là chất khí/chất ít tan/không tan,...

Ví dụ : hinh-anh-bai-11-muoi-8949-62 + 2HCl → hinh-anh-bai-11-muoi-8949-63 + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-64 + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-65

(Trang 51)

Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base

Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/chất ít tan/không tan,...

Ví dụ: hinh-anh-bai-11-muoi-8949-66 + 2NaOH → hinh-anh-bai-11-muoi-8949-67 + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-68.

Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối

Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó ít nhất có một muối không tan hoặc ít tan.

Ví dụ :  hinh-anh-bai-11-muoi-8949-69 +hinh-anh-bai-11-muoi-8949-70

→ 2AgCl + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-71

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-72Trong dung dịch, giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hoá học của các phản ứng đó.

  hinh-anh-bai-11-muoi-8949-73 KCl hinh-anh-bai-11-muoi-8949-74 hinh-anh-bai-11-muoi-8949-75
hinh-anh-bai-11-muoi-8949-76 ? ? ? ?
hinh-anh-bai-11-muoi-8949-77 ? ? ? ?
hinh-anh-bai-11-muoi-8949-78 ? ? ? ?

 

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-79Phản ứng trao đổi
Các phản ứng trong dung dịch giữa muối với acid, base, muối thuộc loại phản ứng trao đổi, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. Điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra là sản phẩm tạo thành ít nhất một chất không tan/ chất khí,...

IV – Điều chế

- Muối có thể điều chế bằng một số phương pháp như sau:

- Dung dịch acid tác dụng với base. Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-80

.

- Dung dịch acid tác dụng với oxide base. Ví dụ:  hinh-anh-bai-11-muoi-8949-81 + CuO →hinh-anh-bai-11-muoi-8949-82 +hinh-anh-bai-11-muoi-8949-83.

- Dung dịch acid tác dụng với muối. Ví dụ:hinh-anh-bai-11-muoi-8949-84  + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-85

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-86 + 2HCl.

- Oxide acid tác dụng với dung dịch base. Ví dụ: hinh-anh-bai-11-muoi-8949-87 + 2NaOH → hinh-anh-bai-11-muoi-8949-88 + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-89.

- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối. Ví dụ:  NaCl + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-90

  →  AgCl + hinh-anh-bai-11-muoi-8949-91.

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-92Muối ăn được sản xuất từ nước biển bằng cách đưa nước biển vào ruộng. Để nước bốc hơi nhờ ánh nắng mặt trời, còn lại trên ruộng là muối.

Muối ăn cũng có thể được sản xuất từ muối mỏ.

V- Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-93Tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây :

hinh-anh-bai-11-muoi-8949-94

Hình 11.2 Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

OXIDE BASE                                                                   OXIDE ACID

                                            MUỐI

BASE                                                                                 ACID

+ Acid                                                                            + Base

+ Base                                                                            + Acid

+ Acid                                                                            + Kim loại

+ Oxide acid                                                                  + Base

+ Muối                                                                           + Oxide base

                                                                                       + Muối

Dựa vào sơ đồ Hình 11.2 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hoá học minh hoạ.

EM ĐÃ HỌC

  • Muối là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion hinh-anh-bai-11-muoi-8949-95
    của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (hinh-anh-bai-11-muoi-8949-96).
  • Các muối có khả năng tan trong nước khác nhau, có muối tan nhiều, muối tan ít, muối không tan.
  • Tên muối (chứa cation kim loại): tên kim loại (thêm hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị)  + tên gốc acid.
  • Tính chất hoá học của muối : phản ứng với kim loại, acid, muối, base.
  • Các hợp chất vô cơ có thể chuyển đổi hoá học thành các hợp chất vô cơ khác.

EM CÓ THỂ

Phân biệt được các loại hợp chất vô cơ nhờ các tính chất đặc trưng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 11 : Muối | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương II: Một số hợp chất thông dụng - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 8

  1. Lời nói đầu
  2. Chương I. Phản ứng hóa học
  3. Chương II: Một số hợp chất thông dụng
  4. Chương III: Khối lượng riêng và áp suất
  5. Chương IV: Tác dụng làm quay của lực
  6. Chương V: Điện
  7. Chương VI : Nhiệt
  8. Chương VII : Sinh học cơ thể người
  9. Chương VIII : Sinh vật và môi trường

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.