Bài 15 : Áp suất trên một bề mặt | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương III: Khối lượng riêng và áp suất - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 15 : Áp suất trên một bề mặt


(Trang 64)

MỤC TIÊU

  • Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt,  hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-0
  • Liệt kê được một số đơn vị do áp suất thông dụng.
  • Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-1Tại sao khi một em bé đứng lên chiếc đệm (nệm) thì đệm lại bị lún sâu hơn khi người lớn nằm trên nó (hình bên).

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-2

I- Áp lực là gì?

Học sinh đứng trên sân trường, ô tô trong bãi đỗ xe, bàn ghế đặt trong lớp học, máy móc trong nhà xưởng... đều tác dụng lực ép có phương vuông góc với mặt sàn. Những lực này gọi là áp lực.

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt  bị ép.

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-3Quan sát Hình 15.1, hãy chỉ ra lực nào trong số các lực được mô tả dưới đây là áp lực.

- Lực của người tác dụng lên sợi dây.

 - Lực của sợi dây tác dụng lên thùng hàng.

 - Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn.

- Lực của ngón tay tác dụng lên mũi đinh.

- Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp.

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-4

Hình 15.1

(Trang 65)

II – Áp suất

1. Thí nghiệm

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-5

Chuẩn bị: Hai khối sắt giống nhau có dạng hình hộp chữ nhật; một khay nhựa hoặc thuỷ tinh trong suốt đựng bột mịn.

Tiến hành:

- Bố trí thí nghiệm lần lượt theo Hình 15.2 a, b, c.

- Quan sát độ lún của khối sắt xuống bột mịn ứng với mỗi trường hợp a, b, c.

- So sánh độ lớn của áp lực, diện tích bị ép, độ lún của khối sắt xuống bột mịn của trường hợp a với trường hợp b, của trường hợp a với trường hợp c. Chọn dấu “=”,">","<" vào vị trí dấu "..." thích hợp để hoàn thành vào vở theo mẫu Bảng 15.1.

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-6

Hình 15.2 Thí nghiệm tìm hiểu tác dụng của áp lực

Bảng 15.1. Kết quả thí nghiệm

Áp lực (F) Diện tích bị ép (S) Độ lún (h)
hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-7 hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-8 hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-9
hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-10
hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-11 hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-12

Từ kết quả thí nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì về các yếu tố ảnh hưởng tới độ  lún.

2. Công thức tính áp suất 

Kết quả thí nghiệm ở mục 1 cho thấy: khi các áp lực khác nhau tác dụng lên diện tích bề mặt, nó làm cho mặt bị ép chịu những biến dạng khác nhau.

Áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt.

Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-13

Trong đó: p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.

Nếu đơn vị lực là niutơn (N), đơn vị diện tích là mét vuông (hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-14) thì đơn vị của áp suất là niutơn trên mét vuông (hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-15

), còn gọi là paxcan, kí hiệu là Pa:
                                                           1 Pa = 1hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-16

Ngoài ra người ta còn dùng một số đơn vị khác của áp suất như:

- Atmôtphe (kí hiệu là atm): 1 atm = hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-17 Pa.

- Milimét thuỷ ngân (kí hiệu là mmHg): 1 mmHg = 133,3 Pa.

 - Bar: 1 Bar = hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-18Pa.

(Trang 66)

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-191. Một xe tăng có trọng lượng 350 000 N.

a) Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đường là 1,5 hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-20

.

b) Hãy so sánh áp suất của xe tăng với áp suất của một ô tô có trọng lượng 25 000 N, diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường nằm ngang là 250 hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-21.

2. Hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài.

3. Từ công thức tính áp suất hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-22 hãy đưa ra nguyên tắc để làm tăng, giảm áp suất.

3. Công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất

Việc làm tăng, giảm áp suất có công dụng lớn trong đời sống con người. Dựa vào cách làm tăng, giảm áp suất người ta có thể chế tạo những dụng cụ, máy móc phục vụ cho mục đích sử dụng.

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-23Thảo luận và thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:

1. Một người làm vườn cần đóng một chiếc cọc xuống đất. Hãy đề xuất phương án để có thể đóng được chiếc cọc xuống đất một cách dễ dàng. Giải thích.

 2. Để xe ô tô có thể vượt qua vùng đất sụt lún người ta thường làm như thế nào? Mô tả cách làm và giải thích.

3. Hãy giải thích tại sao cá sấu có hàm răng rất nhọn.

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-24Nêu thêm những ví dụ trong thực tế về công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất.

hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-25

Không chỉ chất rắn mới gây ra áp suất lên mặt bị ép mà chất lỏng và chất khí cũng gây ra áp suất lên bình chứa. Vì chất khí có thể nén và dãn nên người ta sử dụng một số cách sau để làm tăng áp suất chất khí:

- Với một bình chứa có thể tích cố định, cần làm tăng lượng chất khí trong bình bằng cách bổ sung thêm khí vào bình.

- Với một lượng chất khí nhất định, cần làm giảm thể tích của bình chứa lượng chất khí đó.

EM ĐÃ HỌC

  • Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-26

Trong đó: p là áp suất (đơn vị hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-27 hoặc Pa, 1 Pa = 1 hinh-anh-bai-15-ap-suat-tren-mot-be-mat-9073-28), F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.

EM CÓ THỂ

  • Nêu được biện pháp làm tăng giảm áp suất bằng cách thay đổi áp lực hoặc diện tích mặt bị ép trong những tình huống cụ thể.
  • Giải thích được vì sao ống hút cắm vào hộp sữa có một đầu nhọn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 15 : Áp suất trên một bề mặt | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương III: Khối lượng riêng và áp suất - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 8

  1. Lời nói đầu
  2. Chương I. Phản ứng hóa học
  3. Chương II: Một số hợp chất thông dụng
  4. Chương III: Khối lượng riêng và áp suất
  5. Chương IV: Tác dụng làm quay của lực
  6. Chương V: Điện
  7. Chương VI : Nhiệt
  8. Chương VII : Sinh học cơ thể người
  9. Chương VIII : Sinh vật và môi trường

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.