Bài 41 : Môi trường và các nhân tố sinh thái | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương VIII : Sinh vật và môi trường - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 41 : Môi trường và các nhân tố sinh thái


(Trang 170)

MỤC TIÊU

  • Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật; phân biệt được bốn loại môi trường sống chủ yếu và lấy được ví dụ minh hoạ.
  • Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái; phân biệt được nhân tố vô sinh và hữu sinh; lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
  • Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về giới hạn sinh thái.

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-0

Một hồ nước, một rừng cây, thậm chí một thân cây cũng được coi là môi trường sống của sinh vật. Vậy, môi trường sống là gì? Có những loại môi trường sống nào? Những nhân tố nào tạo nên môi trường sống?

I- Môi trường sống

1. Khái niệm môi trường sống 

Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.   

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-1Hình 41.1 Môi trường sống

36-40 hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-2

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-3

Gió nhẹ

Độ ẩm 82%

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-4
hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-5

Quan sát Hình 41.1, em hãy kể tên các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh.

(Trang 171)

2. Các loại môi trường sống chủ yếu

Mỗi loài sinh vật có một môi trường sống đặc trưng. Môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật. Môi trường cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển. Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Môi trường trong đất gồm các lớp đất. Môi trường sinh vật là cơ thể của động vật, thực vật, con người,...

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-6Em hãy xác định các loại môi trường sống được thể hiện trong Hình 41.2.

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-7

Hình 41.2 Một số loại môi trường sống

II – Nhân tố sinh thái 

1. Khái niệm nhân tố sinh thái

Các nhân tố trong môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật được gọi là các nhân tố sinh thái. Các nhân tố sinh thái được xếp vào hai nhóm: nhân tố sinh thái vô sinh – là các yếu tố không sống của môi trường và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh – là các yếu tố sống của môi trường (bao gồm con người và các sinh vật khác).

(Trang 172)

2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật

a) Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh

Ánh sáng, nhiệt độ,... là những nhân tố vô sinh có ảnh hưởng thường xuyên đến sinh vật. Thực vật thích nghi khác nhau trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, được chia thành hai nhóm chủ yếu là cây ưa sáng và cây ưa bóng. Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.

b) Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh

Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật sống xung quanh. Thông qua các mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài, các sinh vật có thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-81. Phân loại các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh ở Hình 41.1 vào nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

2. Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật?

III – Giới hạn sinh thái

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Ví dụ: Cá rô phi ở Việt Nam không thể tồn tại ở nhiệt độ dưới 5,6 hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-9 và trên 42hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-10

, khoảng nhiệt từ 5,6 hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-11 đến 42 hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-12 được gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi (Hình 41.3).

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-13

Hình 41.3 Sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi

Mức độ sinh trưởng và phát triển

Giới hạn dưới

Điểm gây chết 5,6 hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-14

Giới hạn chịu đựng

Khoảng thuận lợi

Điểm cực thuận 30 hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-15

Giới hạn trên

Điểm gây chết 42hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-16

Nhiệt độ (hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-17)

(Trang 173)

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-181. Ở một địa phương, người ta có ý định nhập nội ba loài cá (A, B, C) về nuôi. Nhiệt độ trung bình trong năm tại đây dao động từ 15 hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-19 đến 30 hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-20

. Dựa vào thông tin về giới hạn sinh thái nhân tố nhiệt độ của mỗi loài cá (Hình 41.4), hãy cho biết nên nhập loại cá nào để nuôi tại đây và giải thích.

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-21

Hình 41.4 Sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của ba loài cá (A, B, C)

Sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Nhiệt độ (hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-22)

2. Tại sao một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải?

hinh-anh-bai-41-moi-truong-va-cac-nhan-to-sinh-thai-9394-23Phần lớn các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng,...) chỉ có tác động trực tiếp trong một đời cá thể. Tuy nhiên, có những nhân tố có thể có tác động kéo dài qua nhiều thế hệ. Ví dụ: Các loại vũ khí hạt nhân, chất độc màu da cam,... có thể khiến nhiều thế hệ con người, sinh vật bị dị dạng, dị tật bẩm sinh.
Phần lớn các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng,..) chỉ có tác động trực tiếp trong một đời cá thể. Tuy nhiên, có những nhân tố có thể có tác động kéo dài qua nhiều thế hệ. Ví dụ: Các loại vũ khí hạt nhân, chất độc màu da cam... có thể khiến nhiều thế hệ con người, sinh vật bị dị dạng, dị tật bẩm sinh.

EM ĐÃ HỌC

  • Môi trường sống của sinh vật bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
  • Các nhân tố trong môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật được gọi là các nhân tố sinh thái.
  • Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

EM CÓ THỂ

  • Trên cơ sở kiến thức về môi trường sống, có thể tự bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bản thân và chăm sóc tốt vật nuôi, cây trồng.
  • Vận dụng kiến thức về giới hạn sinh thái vào việc chăm sóc và đánh giá khả năng nhập nội vật nuôi, cây trồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 41 : Môi trường và các nhân tố sinh thái | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương VIII : Sinh vật và môi trường - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 8

  1. Lời nói đầu
  2. Chương I. Phản ứng hóa học
  3. Chương II: Một số hợp chất thông dụng
  4. Chương III: Khối lượng riêng và áp suất
  5. Chương IV: Tác dụng làm quay của lực
  6. Chương V: Điện
  7. Chương VI : Nhiệt
  8. Chương VII : Sinh học cơ thể người
  9. Chương VIII : Sinh vật và môi trường

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.