Bài 8: Acid | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương II: Một số hợp chất thông dụng - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Acid


(Trang 35)

MỤC TIÊU

  • Nếu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).
  • Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.
  • Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCI, hinh-anh-bai-8-acid-6378-0
    , hinh-anh-bai-8-acid-6378-1).

Tại sao giấm ăn, nước quả chanh,... đều có vị chua và được dùng để loại bỏ cặn trong dụng cụ đun nước?

I- Khái niệm acid

Tìm hiểu khái niệm acid

Bảng 8.1. Tên một số acid thông dụng, công thức hoá học và dạng tồn tại của acid trong dung dịch.

Tên acid Công thức hóa học Dạng tồn tại của acid trong dung dịch
Cation (ion dương)

Anion (ion âm) Gốc acid

Hydrochloric acid HCl H+ Cl-
Nitric acid hinh-anh-bai-8-acid-6378-2 H+ hinh-anh-bai-8-acid-6378-3
Sulfuric acid hinh-anh-bai-8-acid-6378-4 H+ hinh-anh-bai-8-acid-6378-5

Quan sát Bảng 8.1 và thực hiện các yêu cầu:

1. Công thức hoá học của các acid có đặc điểm gì giống nhau?

2. Dạng tồn tại của acid trong dung dịch có đặc điểm gì chung?

3. Đề xuất khái niệm về acid.

(Trang 36)

Acid ban đầu được biết đến là những chất có vị chua như acetic acid có trong giấm ăn, citric acid có trong quả chanh, maleic acid có trong quả táo. Từ acid xuất phát từ tiếng Latin là acidus – nghĩa là vị chua. Khái niệm về acid được phát biểu như sau: Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

Hãy cho biết gốc acid trong các acid sau: hinh-anh-bai-8-acid-6378-6, HCl, hinh-anh-bai-8-acid-6378-7

II – Tính chất hoá học

Acid thường tan được trong nước, dung dịch acid làm đổi màu giấy quỳ từ tím sang đỏ.

Khi dung dịch acid phản ứng với một số kim loại như magnesium, sắt, kẽm,... nguyên tử hydrogen của acid được thay thế bằng nguyên tử kim loại để tạo thành muối và giải phóng ra khí hydrogen(*):

Mg + hinh-anh-bai-8-acid-6378-8 -----> hinh-anh-bai-8-acid-6378-9 + hinh-anh-bai-8-acid-6378-10

(Magnesium) (Sulfuric acid) (Magnesium sulfate) (Hydrogen)

Tính chất của dung dịch hydrochloric acid

Chuẩn bị: dung dịch HCl 1 M, giấy quỳ tím; hai ống nghiệm mỗi ống đựng một trong các kim loại Fe, Zn, ống hút nhỏ giọt.

Tiến hành:

- Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch HCl vào mẩu giấy quỳ tím.

- Cho khoảng 3 mL dung dịch HCl vào mỗi ống nghiệm đã chuẩn bị ở trên.

Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học.

Cho dung dịch HCl tác dụng với kim loại Mg. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

III – Một số acid thông dụng

1. Sulfuric acid

Sulfuric acid (hinh-anh-bai-8-acid-6378-11) là chất lỏng không màu, không bay hơi, sánh như dầu ăn, nặng gần gấp hai lần nước. Sulfuric acid tan vô hạn trong nước và toả rất nhiều nhiệt.

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý pha loãng dung dịch sulfuric acid đặc.

Sulfuric acid là một trong các hoá chất được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp (Hình 8.1) và là hoá chất được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.

(*) Riêng hinh-anh-bai-8-acid-6378-12, hinh-anh-bai-8-acid-6378-13 đặc tác dụng với kim loại sẽ được học sau.

(Trang 37)

hinh-anh-bai-8-acid-6378-14

Sản xuất phẩm nhuộm

Sản xuất giấy, tơ sợi

Sản xuất sơn

Sản xuất chất dẻo

Sản xuất chất tẩy rửa

Sản xuất phân bón

Hình 8.1 Một số ứng dụng của sulfuric acid

Sử dụng Hình 8.1 để trình bày về các ứng dụng của sulfuric acid.

2. Hydrochloric acid

Dung dịch hydrochloric acid (HCl) là chất lỏng không màu.

Hydrochloric acid được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp (Hình 8.2).

hinh-anh-bai-8-acid-6378-15

Tẩy gỉ thép                                   Tổng hợp chất hữu cơ            Xử lí pH nước bể bơi

Hình 8.2 Một số ứng dụng của hydrochloric acid

Sử dụng Hình 8.2 để trình bày về một số ứng dụng của hydrochloric acid.

Hydrochloric acid có trong dạ dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá như: thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn; kích thích ruột non và tuy sản xuất ra các enzyme tiêu hoá để phân giải chất béo, protein,...; tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày... Khi nồng độ acid trong dạ dày lớn hơn hoặc nhỏ hơn quá mức cần thiết đều gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá của dạ dày nói riêng và sức khoẻ nói chung.

(Trang 38)

3. Acetic acid

Acetic acid (hinh-anh-bai-8-acid-6378-16) là chất lỏng không màu, có vị chua. Trong giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ 2 – 5%.

hinh-anh-bai-8-acid-6378-17

Sản xuất sợi poly (vinyl acetate)

Chế biến thực phẩm

Sản xuất sơn

Sản xuất dược phẩm

Hình 8.3 Một số ứng dụng của acetic acid

? Sử dụng Hình 8.3 để trình bày về các ứng dụng của acetic acid.

Tìm hiểu ứng dụng của một số acid quan trọng

1. Hãy tìm hiểu về nhu cầu sử dụng và ứng dụng của một trong các acid sau: HCI, hinh-anh-bai-8-acid-6378-18, hinh-anh-bai-8-acid-6378-19 và trình bày trước lớp.

2. Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Em hãy tìm hiểu về các tác hại này và trình bày trước lớp.

EM ĐÃ HỌC EM CÓ THỂ
  • Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên hydrogen liên kết. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
  • Công thức phân tử của acid gồm một hay nhiều nguyên tử hydrogen và gốc acid.
  • Dung dịch acid làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Một số kim loại tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và khí hydrogen.
  • Các acid như sulfuric acid, hydrochloric acid, acetic acid,... có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn sản xuất và trong đời sống.
  • Loại bỏ chất cặn trong các dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hay nước quả chanh.
  • Biết cách sử dụng các sản phẩm chất tẩy rửa có thành phần acid mạnh: cần đeo găng tay, không để các sản phẩm này dính vào da, quần áo,...

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 8: Acid | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương II: Một số hợp chất thông dụng - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 8

  1. Lời nói đầu
  2. Chương I. Phản ứng hóa học
  3. Chương II: Một số hợp chất thông dụng
  4. Chương III: Khối lượng riêng và áp suất
  5. Chương IV: Tác dụng làm quay của lực
  6. Chương V: Điện
  7. Chương VI : Nhiệt
  8. Chương VII : Sinh học cơ thể người
  9. Chương VIII : Sinh vật và môi trường

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.