Bài 46 : Cân bằng tự nhiên | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương VIII : Sinh vật và môi trường - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 46 : Cân bằng tự nhiên


(Trang 188)

MỤC TIÊU

  • Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên.
  • Trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên.
  • Phân tích được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.

hinh-anh-bai-46-can-bang-tu-nhien-9436-0

Cơ thể có quá trình tự điều chỉnh thích ứng với môi trường, ví dụ: quá trình điều hoà thân nhiệt ở động vật hằng nhiệt. Ở cấp độ tổ chức sống trên cơ thể cũng có quá trình tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên. Cân bằng tự nhiên là gì? Cân bằng tự nhiên biểu hiện như thể nào và có ý nghĩa ra sao đối với việc duy trì sự sống?

I- Khái niệm cân bằng tự nhiên

Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

Cân bằng tự nhiên biểu hiện ở trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã, trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,..

1. Trạng thái cân bằng của quần thể

Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi số cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể. Khi đo quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường (Hình 46.1)

hinh-anh-bai-46-can-bang-tu-nhien-9436-1

Hình 46.1 Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

Quần thể điều chỉnh làm giảm số lượng cá thể của quần thể

Quần thể điều chỉnh làm tăng số lượng cá thể của quần thể

Số lượng cá thể

Mức cân bằng

hinh-anh-bai-46-can-bang-tu-nhien-9436-2Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức, quần thể sẽ tự điều chỉnh như thế nào để đưa số lượng cá thể trở về mức cân bằng?

(Trang 189)

2. Khống chế sinh học trong quần xã

Số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại, hiện tượng này được gọi là khống chế sinh học.

hinh-anh-bai-46-can-bang-tu-nhien-9436-3Quan sát Hình 46.2, em hãy cho biết số lượng cá thể thỏ tuyết và linh miêu khống chế lẫn nhau như thế nào.

hinh-anh-bai-46-can-bang-tu-nhien-9436-4Hình 46.2 Hiện tượng khống chế sinh học giữa hai quần thể thỏ tuyết và linh miêu(*)

Số cá thể thỏ tuyết (nghìn con)

Số cá thể linh miêu (nghìn con)

Thỏ tuyết 

Linh miêu

Trong nông nghiệp, việc sử dụng thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho thuốc hoá học là ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học.

3. Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái

Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, thể hiện ở sự phân bố các quần thể trong hệ sinh thái phù hợp với điều kiện sống (Hình 46.3), mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã (Hình 46.4), đảm bảo sự ổn định và cân bằng với môi trường. Bên cạnh đó, cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái còn thể hiện ở sự thay đổi của quần xã sinh vật theo chu kì mùa và chu kì ngày đêm.

hinh-anh-bai-46-can-bang-tu-nhien-9436-5

Hình 46.3 Sự phân tầng của các quần thể            Hình 46.4 Mối quan hệ dinh dưỡng giữa                 thực vật trong rừng mưa nhiệt đới                            các loài trong quần xã                     

Tầng cây bụi nhỏ và cỏ                                                                                                     

Tầng cây gỗ nhỏ                                                     

Tầng cây gỗ vừa

Tầng cây gỗ lớn

Cỏ        Chuột      Thỏ      Châu chấu       Ếch        Cú      Chim      Đại bàng      Cáo     Rắn

--------------------------------------------------------------------------

(*) Dẫn theo: Sinh học (Campbell và các cộng sự) năm 2020

(Trang 190)

hinh-anh-bai-46-can-bang-tu-nhien-9436-61. Quan sát Hình 46.3, cho biết sự phân tầng của các quần thể thực vật trong hình phù hợp như thế nào với điều kiện môi trường.

2. Quan sát Hình 46.4, phân tích một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài và cho biết loài sinh vật nào có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Tại sao?

II – Nguyên nhân mất cân bằng tự nhiên và các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên

Khả năng tự điều chỉnh của quần thể và quần xã là có hạn. Nếu bị tác động quá mạnh, quần thể và quần xã sẽ không phục hồi được, khiến cho toàn hệ sinh thái mất cân bằng và suy thoái.

Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên chủ yếu do các hoạt động của con người như phá rừng và săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên quá mức, chất thải sinh hoạt và công nghiệp gây ô nhiễm môi trường,... Ngoài ra, các thảm hoạ thiên nhiên như động đất, núi lửa hoạt động,... cũng góp phần gây mất cân bằng tự nhiên.

Để bảo vệ và duy trì cân bằng tự nhiên, cần thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, điều tiết cấu trúc thành phần trong hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên,...

hinh-anh-bai-46-can-bang-tu-nhien-9436-7Đọc thông tin trên kết hợp thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Trong các nguyên nhân trên, hãy cho biết những nguyên nhân nào có tác động mạnh gây mất cân bằng tự nhiên ở Việt Nam.

2. Tìm hiểu và nêu thêm các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.

hinh-anh-bai-46-can-bang-tu-nhien-9436-8Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là khu vực sống tự nhiên của chúng(*), đe doạ nghiêm trọng đến hệ sinh thái bản địa và đa dạng sinh học.

EM ĐÃ HỌC

  • Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống. Ở cấp độ trên cơ thể, cân bằng tự nhiên biểu hiện ở trạng thái cân bằng của quần thể, sự khống chế sinh học trong quần xã và cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái.
  • Cân bằng tự nhiên là trạng thái động, phù hợp với sự biến đổi của môi trường.

EM CÓ THỂ

Vận dụng kiến thức về cân bằng tự nhiên vào việc duy trì cân bằng tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
--------------------------------------------------------------------------

(*)Dẫn theo : Luật Đa dạng sinh học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 46 : Cân bằng tự nhiên | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương VIII : Sinh vật và môi trường - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 8

  1. Lời nói đầu
  2. Chương I. Phản ứng hóa học
  3. Chương II: Một số hợp chất thông dụng
  4. Chương III: Khối lượng riêng và áp suất
  5. Chương IV: Tác dụng làm quay của lực
  6. Chương V: Điện
  7. Chương VI : Nhiệt
  8. Chương VII : Sinh học cơ thể người
  9. Chương VIII : Sinh vật và môi trường

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.