Giải thích một số thuật ngữ dùng trong sách | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương VIII : Sinh vật và môi trường - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải thích một số thuật ngữ dùng trong sách

Nội Dung Chính


(Trang 195)

  Thuật ngữ Trang
A Ampe kế (ammeter): dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch điện. 9
Áp lực: lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 64
Áp suất: đặc trưng cho tác dụng của áp lực lên mặt bị ép, được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. 64
B Biến đổi hoá học: là quá trình biến đổi chất, trong đó có sự tạo thành chất mới.  12
Biến đổi vật lí: là quá trình biến đổi chất, trong đó không có sự tạo thành chất mới. 11
Biến trở: loại điện trở mà giá trị có thể thay đổi. 10
Biệt hoá: hiện tượng các tế bào sinh ra có cấu trúc và chức năng không giống tế bào đã sinh ra nó, tức là xuất hiện một loại tế bào mới. 136
Bức xạ nhiệt: hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng (chủ yếu là tia hồng ngoại) mang năng lượng từ nguồn nóng bởi vật khác.  112
C Cầu dao tự động: bộ phận bảo vệ mạch điện, tự động ngắt mạch điện khi dòng điện chạy trong mạch tăng lên vượt mức cho phép. 91
Chất xúc tác: là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hoá học.. 33
Cholesterol: một loại lipid có trong máu, tham gia vào quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, sản xuất một số loại hormone, đóng vai trò quan trọng giúp c thể hoạt động bình thường và khoẻ mạnh. 139
Chuông điện: dụng cụ phát ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua. 91
Cơ quan đích: nơi tác động của một loại hormone, đó có thể là một cơ quan hoặc một tuyến nội tiết. Ví dụ: tuyến giáp là cơ quan đích của hormone TSH do tuyến yên - tiết ra. Các tế bào của các cơ quan đích có thụ thể đặc hiệu để tiếp nhận hormone. Mặc dù cùng được vận chuyển trong máu nhưng mỗi hormone đều có một cơ quan đích xác định. 157
Cường độ dòng điện: đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. 9
D Dòng điện: dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. 88
Đ Điốt (diode): linh kiện điện tử chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại. 10
Điện trở: của vật dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật thể. 91
Đòn bẩy: loại máy cơ đơn giản gồm một thanh cũng có thể quay quanh một điểm tựa. 79
Độ tan: độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ, áp suất xác định. 21
Đối lưu: hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. 112
H Hiệu suất của phản ứng: được tính bằng tỉ số giữa lượng chất sản phẩm thu được theo thực tế và lượng chất đó tính theo lí thuyết. 29
Hoạt hoá: quá trình chuyển từ trạng thái không hoạt động hoặc kém hoạt động sang trạng thái hoạt động hơn. 136
Huyết áp: áp lực máu tác động lên thành mạch. 138
Huyết sắc tố :còn gọi là hemoglobin, là một protein phức tạp chứa sắt, có nhiệm vụ vận chuyển oxygen trong cơ thể. Huyết sắc tố có màu đỏ, được chia trong tế bào hồng cầu của người và động vật có vú. 138

(Trang 196)

  Thuật ngữ Trang
J Joulemeter (Jun kế): là thiết bị có chức năng dùng để đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện. 9
K Khối lượng riêng: đặc trưng cho sự phân bố chất ở các điểm khác nhau của một vật, được xác định bằng thương số giữa khối lượng và thể tích của vật. 56
L Lực đẩy Archimedes: lực tác động bởi chất lưu (chất lỏng hoặc chất khí) lên một vật thể nhúng trong nó. 73
M Mạch điện: tập hợp gồm nguồn điện và các thiết bị tiêu thụ điện được kết nối với nhau bởi dây dẫn tạo thành mạch kín. 91
Miễn dịch chủ động: cơ thể sản xuất kháng thể trước sự hiện diện của một kháng nguyên. 164
Miễn dịch nhân tạo: loại miễn dịch mang tính đặc hiệu, được hình thành sau quá trình nhiễm mầm bệnh hoặc tiêm vaccine. 136
Mol: Mol là lượng chất có chứa hinh-anh-giai-thich-mot-so-thuat-ngu-dung-trong-sach-9461-0
(6,022 - hinh-anh-giai-thich-mot-so-thuat-ngu-dung-trong-sach-9461-1) nguyên tử hoặc phân tử chất đó. 
16
Moment lực: đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. 76
N  Nang trứng: vỏ bọc chứa tế bào trứng ở bên trong, sau khi trứng rụng, phần vỏ bọc còn lại sẽ phát triển thành thẻ vàng. 167
Nguyên bào sợi: loại tế bào dạng bầu dục có trong mô liên kết, có khả năng phân chia và phân hoá cho ra các tế bào sợi, tổng hợp collagen tạo nên sợi collagen, có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo da và làm lành tổn thương da.

164

Nguyên bào lympho: dạng lympho bào vẫn giữ nguyên ở trạng thái chưa trưởng thành. 136
Nhũ chấp: chất dịch gồm bạch huyết và các chất béo tự do hình thành ở ruột non, có màu như sữa (do đó trong tên gọi mới có từ nhũ, nghĩa là sữa) và được vận chuyển trong mạch nhũ chấp, một dạng mạch bạch huyết. 134
Nội năng: tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 105
P Phản ứng toả nhiệt: là phản ứng giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường xung quanh. 14
Phản ứng thu nhiệt: là phản ứng hấp thụ năng lượng (dạng nhiệt) từ môi trường trong suốt quá trình phản ứng. 14
T Thể vàng: tuyến nội tiết tạm thời được phát triển từ phần nang trứng sau khi trứng rụng, có vai trò tiết hormone duy trì lớp niêm mạc tử cung. 166
Tốc độ phản ứng: là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học.  31
Tương bào: những tế bào phát triển và biệt hoá từ những tế bào lympho B (lympho bào B), sản xuất các kháng thể miễn dịch. 136
R Rơle (relay): thiết bị được mắc trong mạch điện có tác dụng tự động đóng/ngắt mạch điện. 91
S Sự nở vì nhiệt: sự tăng kích thước của vật khi nhiệt độ tăng. 118
V Vật cách nhiệt: là vật được cấu tạo từ những chất, vật liệu cản trở sự dẫn nhiệt.  112
Vật dẫn điện: là vật cho dòng điện chạy qua. 88
Vật dẫn nhiệt: là vật được cấu tạo từ những chất, vật liệu dẫn nhiệt tốt. 112
Vật không dẫn điện: là vật không cho dòng điện chạy qua. 88
Vôn kế (voltmeter): dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. 9

 






Tin tức mới


Đánh giá

Giải thích một số thuật ngữ dùng trong sách | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chương VIII : Sinh vật và môi trường - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 8

  1. Lời nói đầu
  2. Chương I. Phản ứng hóa học
  3. Chương II: Một số hợp chất thông dụng
  4. Chương III: Khối lượng riêng và áp suất
  5. Chương IV: Tác dụng làm quay của lực
  6. Chương V: Điện
  7. Chương VI : Nhiệt
  8. Chương VII : Sinh học cơ thể người
  9. Chương VIII : Sinh vật và môi trường

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.