Bài 11: Hình Chiếu Trục Đo | Công Nghệ 10 | Chương II: Vẽ Kĩ Thuật - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

NXB Giáo Dục Việt Nam Kết nối tri thức Công Nghệ 10 Chương II: Vẽ Kĩ Thuật Bài 11: Hình Chiếu Trục Đo


Trang 64

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

Vẽ được hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-0

Hình 11.1

Hai hình trên cùng biểu diễn một vật thể. Hãy cho biết, cách biểu diễn nào giúp người xem dễ hình dung về hình dạng của vật thể hơn.

I - NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-1

Hình 11.2. Xây dựng hình chiếu trục đo

Hình chiếu trục đo được xây dựng như sau (Hình 11.2):

- Gắn hệ trục toạ độ Oxyz vào vật thể, với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng và cao của vật thể. Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ theo hướng l lên mặt phẳng hình chiếu P (l không song song P và không song song với mặt phẳng toạ độ nào). Kết quả trên mặt phẳng P nhận được một hình chiếu của vật thể và hệ toạ độ O'x'y'z'. Hình chiếu đó gọi là hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể.

- Các trục Ox, Oy và O'z gọi là các trục đo.

- Góc giữa các trục đo hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-2,hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-3hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-4 gọi là các góc trục đo.

Trang 65

- Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu một đoạn thẳng song song hoặc nằm trên trục toạ độ với độ dài thực tế của đoạn thẳng đó. Theo từng trục toạ độ, có các hệ số biến dạng như sau:

p = hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-5

là hệ số biến dạng theo trục O'x'.

q = hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-6 là hệ số biến dạng theo trục Oy.

r = hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-7 là hệ số biến dạng theo trục Oz'.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-8Khám phá

a)

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-9

b)

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-10

Hình 11.3. Vị trí hệ toạ độ ảnh hưởng đến hình chiếu của vật thể

Hãy quan sát Hình 11.3 và cho biết:

1. Các phép chiếu được sử dụng trên hình là những phép chiếu gì?

2. Vị trí tương đối giữa các trục toạ độ và mặt phẳng hình chiếu. Vị trí vật thể ở Hình 11.3b đã thay đổi như thế nào so với Hình 11.3a?

3. Nhận xét về hình chiếu thu được ở hai Hình 11.3a và Hình 11.3.

II – HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-11

Hình 11.4. Hình chiếu trục đo vuông góc đều

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-12

Hình 11.5. Góc trục đo và hệ số biến dạng

Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, phương chiếu I vuông góc với mặt phẳng hình chiếu P và các trục toạ độ Ox, Oy, Oz làm với mặt phẳng hình chiếu P các góc bằng nhau (Hình 11.4).

- Góc trục đo hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-13 = hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-14 = hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-15

= 120°.

- Hệ số biến dạng p = q = r ≈ 0,82. Để thuận tiện cho việc dựng hình, quy ước lấy p = q = r = 1.

- Hình chiếu trục đo của hình tròn: hình chiếu trục đo vuông góc đều của những hình tròn nằm trên các mặt phẳng song song với các mặt phẳng toạ độ là các hình elip có phương của trục dài khác nhau (Hình 11.6).

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-16

Hình 11.6. Các elip trong HCTĐ vuông góc đều

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-17Khám phá

Quan sát Hình 11.6 và cho biết:

1. Phương trục dài của elip khi hình tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt xOy, yOz và zOx có vị trí tương đối như thế nào so với các trục O'x', O'y', O'z'?

2. Kích thước của trục dài và trục ngắn của elip bằng bao nhiêu?

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-18Thông tin bổ sung

1. Có thể dùng thước elip để vẽ hình chiếu trục đo của các đường tròn nằm trên mặt phẳng song song với các mặt toạ độ như sau (Hình 11.7):

- Bước 1. Xác định tâm elip.

- Bước 2. Vẽ các trục dài và trục ngắn của elip.

- Bước 3. Chọn elip có chỉ số bằng đường kính đường tròn, đặt thước sao cho hai trục của nó trùng với hai trục vẽ ở bước 2 và tô.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-19

Hình 11.7. Cách đặt thước elip để tô

2. Cho phép dùng cách vẽ gần đúng hình elip bằng com pa. Các bước vẽ được trình bày trên Hình 11.8.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-20

a) Các elip ở các mặt khác nhau

b) Vẽ 4 cung tròn

Hình 11.8. Cách vẽ gần đúng elip bằng com pa

III – HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC GÂN

Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, mặt phẳng toạ độ xOz song song với mặt phẳng hình chiếu P, I không vuông góc với P (Hình 11.9).

- Góc trục đo hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-21 = 90°, hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-22 = hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-23 = 135°.

- Hệ số biến dạng p = r = 1, q = 0,5.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-24

Hình 11.9. Hình chiếu trục đo xiên góc cân

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-25

Hình 11.10. Góc trục đo và các hệ số biến dạng

Hình 11.11 là hình chiếu trục đo xiên góc cân của một hình lập phương có các hình tròn nội tiếp trong các mặt. Hình chiếu trục đo của hình tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng toạ độ xOz là hình tròn. Hình tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt toạ độ xOy hoặc yOz có hình chiếu trục đo là elip. Trục dài của elip bằng 1,06d, trục ngắn bằng 0,33d (d là đường kính của đường tròn). Trục dài của elip làm với trục nằm ngang hoặc trục thẳng đứng một góc 7°.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-26

Hình 11.11. Các elip trong HCTĐ xiên góc cân

Trang 68

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-27Luyện tập

Quan sát Hình 11.12 và cho biết:

1. Hình nào là hình chiếu trục đo vuông góc đều, hình nào là hình chiếu trục đo xiên góc cân?

2. Cặp hình nào là hình chiếu trục đo của cùng một vật thể?

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-28

Hình 11.12. Hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân

IV – VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

1. Vẽ hình chiếu trục đo của một điểm

Một điểm A có hình chiếu đứng là hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-29, hình chiếu bằng hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-30

thì điểm A có các toạ độ hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-31, hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-32, hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-33 được đo như trên Hình 11.13a. Hình chiếu trục đo của điểm A là điểm A' có các toạ độ trục đo là hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-34; hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-35
, hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-36, với hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-37 = p × hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-38hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-39 = q × hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-40
, hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-41 = r × hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-42 và được vẽ như Hình 11.13b.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-43

a) Hình chiếu vuông góc

b) Hình chiếu trục đo

Hình 11.13. Cách vẽ hình chiếu trục đo của một điểm

Trang 69

2. Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể

Bước 1. Gắn hệ trục toạ độ Oxyz vào vật thể. Từ các hình chiếu vuông góc đã cho, phác hoạ hình dáng không gian của vật thể.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-44

Hình 11.14. Gắn hệ trục và phác hoạ vật thể

Bước 2. Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp bao ngoài vật thể có kích thước: dài a rộng b và cao c đặt lên ba trục đo theo hệ số biến dạng của chúng.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-45

a) HCTĐ xiên góc cân

b) HCTĐ vuông góc đều

Hình 11.15. Vẽ hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể

Bước 3. Vẽ các thành phần của vật thể.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-46

a) HCTĐ xiên góc cân

b) HCTĐ vuông góc đều

Hình 11.16. Vẽ các thành phần của vật thể

Trang 70

Bước 4. Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm các cạnh thấy.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-47

a) HCTĐ xiên góc cân

b) HCTĐ vuông góc đều

Hình 11.17. Hoàn thiện hình chiếu trục đo

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-48Thực hành

Cho hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của Gối đỡ (Hình 11.18) và Đế (Hình 11.19). Hãy vẽ hình chiếu trục đo của một trong hai vật thể đó.

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-49

Hình 11.18. Gối đỡ

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-50

Hình 11.19. Đế

hinh-anh-bai-11-hinh-chieu-truc-do-11973-51Vận dụng

Hãy vẽ hình chiếu trục đo của các đồ vật trong gia đình.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 11: Hình Chiếu Trục Đo | Công Nghệ 10 | Chương II: Vẽ Kĩ Thuật - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.