Bài 17: Khái Quát Về Thiết Kế Kĩ Thuật | Công Nghệ 10 | Chương III: Thiết Kế Kĩ Thuật - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

NXB Giáo Dục Việt Nam Kết nối tri thức Công Nghệ 10 Chương III: Thiết Kế Kĩ Thuật Bài 17: Khái Quát Về Thiết Kế Kĩ Thuật


Trang 100

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-0

◾ Khái quát về thiết kế kĩ thuật Quy trình thiết kế kĩ thuật

◾ Những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật

◾ Nguyên tắc thiết kế kĩ thuật

◾ Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

◾ Dự án học tập: Thiết kế sản phẩm đơn giản

Trang 101

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

◾ Trình bày được vai trò, ý nghĩa của hoạt động thiết kế kĩ thuật.

◾ Mô tả được đặc điểm, tính chất của một số nghề nghiệp liên quan tới thiết kế.

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-1

Hình 17.1

Quan sát Hình 17.1 và cho biết tên gọi của sản phẩm trong hình, ai là người sáng chế ra nó, vào thời gian nào. Sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu nào trong cuộc sống? Hoạt động như thế nào? Theo thời gian, sản phẩm này đã thay đổi như thế nào?

I – HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ KĨ THUẬT

Thiết kế kỹ thuật là hoạt động đặc thù của các kĩ sư nhằm phát hiện và giải quyết vấn đề, nhu cầu thực tiễn trên cơ sở vận dụng toán học, khoa học tự nhiên và công nghệ hiện có. Kết quả của hoạt động thiết kế kĩ thuật là giải pháp, sản phẩm công nghệ.

Hoạt động thiết kế kĩ thuật bao gồm các bước chủ yếu như: xác định vấn đề; đề xuất, lựa chọn và hiện thực hoá giải pháp; thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh giải pháp giải quyết vấn đề. Quá trình trên được thực hiện trên cơ sở xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn.

Hoạt động thiết kế kĩ thuật giúp nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn tổng thể và mang tính hệ thống, rèn luyện thói quen quan sát, khả năng tư duy nhạy bén, đa chiều của nhà thiết kế.

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-2Khám phá

Thiết kế kĩ thuật khác với thiết kế mĩ thuật như thế nào?

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-3Thông tin bổ sung

Tháp Eiffel nổi tiếng ở trung tâm thủ đô Paris của nước Pháp được xây dựng xong vào năm 1889, phục vụ cuộc triển lãm về thành tựu phát triển của thành phố. Bản thiết kế đã được lập nên bởi sự kết hợp giữa một kiến trúc sư và nhiều thành viên làm việc tại phòng thiết kế và tính toán thuộc công tự do kĩ sư Gustave Eiffel đứng đầu.

Trang 102

II – VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ KĨ THUẬT

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, thiết kế kĩ thuật có vai trò to lớn trong cải tạo thế giới, kiến tạo môi trường sống của con người. Hoạt động kĩ thuật có hai vai trò chủ yếu sau:

Phát triển sản phẩm: Hoạt động thiết kế kĩ thuật thường gắn liền với phát triển sản phẩm. Đó có thể là những sản phẩm hoàn toàn mới, lần đầu được tạo ra hay là những sản phẩm được phát triển từ phiên bản trước của chính sản phẩm đó. Sản phẩm của hoạt động thiết kế kĩ thuật rất đa dạng, phong phú, từ đơn giản đến phức tạp và phản ánh mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Điều này sẽ thúc đầy xã hội ngày càng phát triển, làm cho cuộc sống con người ngày càng tiện nghi.

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-4Khám phá

Hình 17.2 thể hiện một số sản phẩm của hoạt động thiết kế kĩ thuật. Hãy quan sát và cho biết:

- Tên gọi và ứng dụng của các sản phẩm có trong hình.

- Những sản phẩm nào có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây?

- Chọn một sản phẩm, tìm kiếm về thời gian ra đời của sản phẩm trong quá khứ và mô tả sự thay đổi của sản phẩm đó theo thời gian.

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-5

Hình 17.2. Một số sản phẩm của hoạt động thiết kế kĩ thuật

Phát triển công nghệ: Hoạt động thiết kế kĩ thuật là hoạt động biến đổi những hiểu biết về khoa học – kĩ thuật thành các giải pháp thực tiễn về công nghệ – sản xuất, chịu sự chi phối, ảnh hưởng của kinh tế, chính trị, xã hội cùng các yếu tố về nghệ thuật và nhân văn.

Trang 103

Nhờ có thiết kế kĩ thuật, các công nghệ ngày càng được cải tiến và liên tục phát triển. Công nghệ sau bao giờ cũng tốt hơn, nhiều ưu điểm hơn công nghệ cùng loại trước đó.

III – NGHỀ NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ

1. Đặc điểm, tính chất chung của nghề nghiệp liên quan tới thiết kế

Trong xã hội, có nhiều ngành nghề liên quan thiết kế. Đây là những nghề đòi hỏi hiểu biết về nhiều lĩnh vực, chủ yếu là toán, khoa học và công nghệ, nghệ thuật.

Các bài toán thiết kế rất đa dạng, phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Sản phẩm thiết kế của một bài toán cho trước cũng rất đa dạng, phong phú, phản ánh đặc điểm đa phương án của các hoạt động thiết kế.

Người làm nghề thiết kế hoạt động trí óc là chính, cỗ tư duy không gian và lập luận logic tốt, có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mĩ. Ngoài ra, các nhà thiết kế còn có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm đồ hoạ hỗ trợ hoạt động thiết kế.

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-6Khám phá

Quan sát Hình 17.3 và thực hiện nhiệm vụ sau đây:

- Mô tả về từng chiếc điện thoại, cách sử dụng mỗi loại.

- Sắp xếp các điện thoại trong hình theo thứ tự thời gian xuất hiện và nhận xét sự phát triển về công nghệ giữa các phiên bản khác nhau của điện thoại.

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-7

Hình 17.3. Điện thoại với những công nghệ khác nhau

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-8Khám phá

Hình 17.4 là một số sản phẩm của hoạt động thiết kế. Hãy cho biết các sản phẩm đó thuộc nghề nghiệp nào.

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-9

Hình 17.4. Sản phẩm một số nghề nghiệp liên quan thiết kế

Trang 104

2. Một số nghề nghiệp thiết kế

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-10

Khám phá

Nghiên cứu nội dung về một số nghề liên quan tới thiết kế và cho biết đặc điểm công việc, cơ hội việc làm của từng nghề như thế nào.

Kiến trúc sư xây dựng: Công việc của kiến trúc sư xây dựng là thiết kế các toà nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí và lên kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng. Kiến trúc sư xây dựng có thể làm việc tại công ti xây dựng, kiến trúc, tư vấn thiết kế và các đơn vị quản lí, quy hoạch đô thị.

Kiến trúc sư cảnh quan: Kiến trúc sư cảnh quan lên kế hoạch và thiết kế cảnh quan, không gian mở cho các dự án như công viên, trường học, tổ chức, đường giao thông, khu vực bên ngoài cho các khu thương mại, công nghiệp, khu dân cư; lập kế hoạch và giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng. Kiến trúc sư cảnh quan có thể làm việc trong công ti kiến trúc, tư vấn và thiết kế, công viễn cây xanh, thiết kế cảnh quan, ...

Nhà thiết kế và trang trí nội thất: Hoạt động chính của nhà thiết kế trang trí nội thất là lên kế hoạch và thiết kế nội thất nhà thương mại, công nghiệp, công cộng, bán lẻ và nhà ở đề tạo ra một môi trường phù hợp với mục đích, có tính đến các yếu tố nâng cao môi trường sống, làm việc và xúc tiến bán hàng. Nhà thiết kế trang trí nội thất có cơ hội việc làm trong các công ti kiến trúc, nội thất, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hát, trường quay,...

Nhà thiết kế sản phẩm: Còn gọi là nhà thiết kế mĩ thuật công nghiệp. Công việc chính của nghề này là thiết kế hình thức của các sản phẩm chúng ta thường sử dụng hàng ngày sao cho hấp dẫn, hiệu quả và kinh tế. Nhà thiết kế sản phẩm có thể làm việc trong hầu hết các công ti sản xuất, chế tạo, thời trang, ...

Nhà thiết kế thời trang: Nhà thiết kế thời trang thiết kế quần áo, phụ kiện và giày dép và tạo ra những bộ sưu tập và dòng sản phẩm thời trang. Hoạt động thiết kế được thực hiện qua các công việc vẽ phác thảo lựa chọn chất liệu và hoa văn và chỉ dẫn cách sản xuất các sản phẩm vữa thiết kế. Nhà thiết kế thời trang có thể làm việc trong các công ti thiết kế, sản xuất hàng dệt may, thời trang; các nhà xuất khẩu, bán lẻ hàng dệt may, thời trang; các đơn vị tổ chức trình diễn thời trang và xuất bản tạp chí thời trang, ...

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-11Luyện tập

Hãy đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với mỗi nghề liên quan tới thiết kế có trong bài học này. Tìm kiếm thông tin về các cơ sở đào tạo các ngành nghề đó.

hinh-anh-bai-17-khai-quat-ve-thiet-ke-ki-thuat-11992-12Vận dụng

1. Tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học đào tạo về các ngành liên quan tới thiết kế kĩ thuật.

2. Hãy quan sát và phát hiện một vấn đề kĩ thuật đơn giản cần giải quyết trong cuộc sống; đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đó.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 17: Khái Quát Về Thiết Kế Kĩ Thuật | Công Nghệ 10 | Chương III: Thiết Kế Kĩ Thuật - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.