Bài 15: Bản Vẽ Xây Dựng | Công Nghệ 10 | Chương II: Vẽ Kĩ Thuật - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

NXB Giáo Dục Việt Nam Kết nối tri thức Công Nghệ 10 Chương II: Vẽ Kĩ Thuật Bài 15: Bản Vẽ Xây Dựng


Trang 85

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

Lập và đọc được bản vẽ xây dựng đơn giản.

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-0

Hình 15.1

Em hãy đọc bản vẽ mặt bằng ở Hình 15.1 và cho biết các nội dung của bản vẽ.

I – KHÁI NIỆM CHUNG

Bản vẽ xây dựng là bản vẽ mô tả các công trình xây dựng nói chung như nhà dân dụng. nhà công nghiệp, cầu đường, bến cảng, công trình thuỷ lợi,...

- Quá trình thiết kế một công trình thường trải qua ba giai đoạn. Ứng với mỗi giai đoạn có một loại bản vẽ riêng:

+ Bản vẽ thiết kế phương án: Gồm các bản vẽ thể hiện ý tưởng của người thiết kế.

+ Bản vẽ thiết kế kĩ thuật: Gồm các bản vẽ thể hiện toàn bộ công trình và của các bộ phận trong công trình, thể hiện cấu tạo kiến trúc, vật liệu, ... tạo thành công trình đó.

+ Bản vẽ kĩ thuật thi công: Trình bày cách tổ chức, xây dựng công trình.

Trang 86

- Các hình vẽ cơ bản của hồ sơ kiến trúc bao gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

+ Các hình chiếu thẳng góc của công trình bao gồm mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.

+ Hình chiếu phối cảnh.

+ Các bản vẽ thể hiện các chi tiết kiến trúc, chi tiết cấu tạo, ...

+ Các bản vẽ thiết kế về điện, nước, kết cấu, thông hơi, cấp nhiệt, ...

- Theo tính chất của bản vẽ, có thể chia ra các loại: bản vẽ kiến trúc (kí hiệu là KT), bản vẽ kết cấu (kí hiệu là KC), bản vẽ về điện (kí hiệu là Đ), cấp nước (kí hiệu là NC), thoát nước (kí hiệu là Nt) , ....

Hình 15.2 giới thiệu một bản vẽ mặt bằng tổng thể và phối cảnh kiến trúc của một trường học. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể Hình 15.2a, thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh, ...

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-1

GHI CHÚ:

1 - KHỐI NHÀ HỌC

2 - KHỐI NHÀ BAN GIÁM HIỆU + NHÀ HỌC

3 - KHỎI NHÀ HỌC + THÍ NGHIỆM + THƯ VIỆN

4 - KHỐI NHÀ HỌC

5 - CÔNG CHÍNH, THƯỜNG TRỰC

6 - NHÀ ĐỂ XE HỌC SINH

7 - NHÀ ĐỂ XE GIÁO VIÊN

8 - GIẾNG NƯỚC, TRẠM BƠM

9 - VƯỜN TRƯỜNG

10 - SÂN TRƯỜNG

11 - VƯỜN HOA CÂY CẢNH

Hình 15.2. a) Bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường trung học cơ sở

Trang 87

Hình chiếu phối cảnh (Hình 15.2b) thể hiện một cách trực quan cấu trúc không gian của ngôi trường, từ đó dễ dàng nhận ra được các ưu, nhược điểm của công trình.

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-2

Hình 15.2. b) Hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình

Trong bài này chỉ trình bày bản vẽ công trình xây dựng hay gặp nhất, đó là bản vẽ nhà.

Bản vẽ nhà là bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà. Trên bản vẽ nhà thường có bản vẽ các hình chiếu vuông góc và hình cắt của ngôi nhà. Ngoài ra có thể có thêm hình chiếu phối cảnh để làm tăng thêm tính trực quan và tinh thầm mĩ của bản vẽ.

II – CÁC KÍ HIỆU QUY ƯỚC

Để biểu diễn các bộ phận cấu tạo ngôi nhà hay đồ đạc, thiết bị như: cửa đi, cửa sổ, cầu thang, đường dốc, đồ đạc, thiết bị cấp và thoát nước,... trên bản vẽ các hình biểu diễn ngôi nhà, người ta dùng các kí hiệu quy ước. Một số kí hiệu quy ước được trình bày trong các Bảng 15.1 và 15.2.

Bảng 15.1. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà (TCVN 46 14:1988) 

     Tên gọi       Kí hiệu       Tên gọi       Kí hiệu
1. Cửa đi đơn một cánh hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-3 6. Cửa sổ kép cố định hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-4
2. Cửa đi đơn hai cánh hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-5
3. Cửa nâng hay cửa cuốn hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-6 7. Cầu thang trên mặt cắt hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-7
4. Cửa lùa một cánh hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-8
5. Cửa kép một cánh hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-9 8. Cầu thang trên mặt bằng hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-10

 

Trang 88

Bảng 15.2. Kí hiệu quy ước một số thiết bị, đồ đạc trong ngôi nhà (TCVN 4609:1988)

      Tên gọi       Kí hiệu       Tên gọi      Kí hiệu
1. Giường đơn hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-11 5. Bộ bàn ăn hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-12
2. Giường đôi hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-13 6. Bộ bàn ghế tiếp khách hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-14
3. Bàn làm việc hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-15
7. Bồn cầu hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-16
4. Bếp hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-17 8. Chậu rửa hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-18


Bảng sau đây là quy định của TCVN 7:1993 về kí hiệu trên mặt cắt của một số loại vật liệu phổ biến trong xây dựng.

Bảng 15.3. Kí hiệu vật liệu

  Tên vật liệu      Kí hiệu   Tên vật liệu      Kí hiệu
Kim loại   Bê tông hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-19
Chất dẻo, vật liệu cách nhiệt, cách âm   Đá hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-20
Gạch các loại   Kính, vật liệu
trong suốt
hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-21

 

Trang 89

III – CÁC HÌNH BIỂU DIỄN NGÔI NHÀ 

Các hình biểu diễn chính của một ngôi nhà gồm có: mặt bằng, mặt đứng và hình cắt.

Mặt bằng

Mặt bằng các tầng của ngôi nhà là hình cắt bằng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang đi qua cửa sổ (cách mặt sàn khoảng 1,5 m). Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc.

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-22Luyện tập

Đọc bản vẽ các mặt bằng tầng 1 và tầng 2 của ngôi nhà hai tầng (Hình 15.3 c,d) và cho biết:

1. Số phòng, chức năng, kích thước và trang thiết bị mỗi phòng.

2. Số lượng và chủng loại các cửa đi và số cửa sổ.

3. Vị trí các bộ phận khác (hành lang, cầu thang, ban công,...)

Mặt đứng

Mặt đứng của ngôi nhà là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà. Mặt đứng của ngôi nhà có thể là hình chiếu từ trước, từ sau, từ phải hoặc từ trái. Mặt đứng chính là hình chiếu nhìn từ phía trước của ngôi nhà.

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-23Luyện tập

Đọc bản vẽ mặt đứng của ngôi nhà hai tầng (Hình 15.3a) và cho biết: 

1. Hình dáng chung của nhà.

2. Cách bố trí các bậc thêm, cửa ra vào, cửa sổ, bồn hoa, ban công, mái. 

Trong bản vẽ nhà, mặt cắt của ngôi nhà là hình cắt thu được khi dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng thẳng đứng cắt qua không gian trống của ngôi nhà. Nếu mặt phẳng cắt bố trí dọc theo chiều dài ngỗi nhà thì thu được mặt cắt dọc, nếu bố trí theo chiều ngang của ngôi nhà thì thu được mặt cắt ngang. Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ, kích thước cầu thang. tường, sàn, mái, móng.

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-24Luyện tập

Đọc bản vẽ mặt cắt A-A của ngôi nhà hai tầng (Hình 15.3b) và cho biết:

1. Vị trí của mặt phẳng cắt tưởng tượng

2. Chiều cao các bộ phận: nền, tường, mái.

3. Kích thước cửa đi, cửa sổ, cầu thang.

Trang 90

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-25

a) Mặt đứng

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-26

b) Mặt cắt A-A

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-27

c) Mặt bằng tầng 1

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-28

d) Mặt bằng tầng 2

Hình 15.3. Bản vẽ nhà hai tầng

IV – ĐỌC BẢN VẼ NHÀ

Đọc bản vẽ nhà thường tiến hành theo trình tự sau:

- Trước hết đọc bản vẽ các mặt đứng để hình dung ra hình dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà.

- Lần lượt đọc bản vẽ mặt bằng các tầng để hiểu cách bố trí các khu chức năng bên trong ngôi nhà: hành lang, các phòng, các loại cửa, cầu thang, khu phụ,...

- Đọc các hình cắt theo vị trí của mặt phẳng cắt ghi trên mặt bằng tầng một, kết hợp việc đọc mặt bằng mỗi tầng để hiểu rõ hơn không gian mỗi tầng bên trong nhà.

Trang 91

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-29Thực hành

Đọc bản vẽ nhà trên Hình 15.4.

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-30

a) Mặt đứng

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-31

PHÒNG NGỦ 3

PHÒNG NGỦ 2

WC

PHÒNG NGỦ 1

PHÒNG KHÁCH

PHÒNG BẾP - ĂN

b) Mặt bằng

Hình 15.4. Bản vẽ ngôi nhà một tầng

V – LẬP BẢN VẼ NGÔI NHÀ

Lập bản vẽ ngôi nhà là vẽ các hình biểu diễn của ngôi nhà. Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng. Khi thiết kế ngôi nhà, người ta quan tâm hàng đầu tới mặt bằng của ngôi nhà vì việc bố trí: cửa đi, các phòng ngủ, phòng khách, đồ dùng, ... trong ngôi nhà được thể hiện trên các mặt bằng. Các bước lập bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà như sau:

Trang 92

1. Vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh. Các trục này được đánh số bằng các chữ in hoa A, B, C, ... và các số 1, 2, 3, ... (Hình 15.5a).

2. Vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngăn (Hình 15.5b).

3. Vẽ kí hiệu cầu thang các tầng. Vẽ các bộ phận nằm phía dưới mặt phẳng cắt như cửa sổ, các thiết bị nội thất, vệ sinh,... bằng nét liền mảnh (Hình 15.5c).

4. Ghi kích thước (Hình 15.5d).

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-32Kết nối năng lực

Em hãy tìm hiểu cách vẽ mặt đứng và hình cắt của ngôi nhà.

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-33

(a) (b) (c) (d)

Hình 15.5. Trình tự vẽ bản vẽ mặt bằng ngôi nhà

hinh-anh-bai-15-ban-ve-xay-dung-11982-34Vận dụng

Hãy vẽ mặt bằng của ngôi nhà một tầng có diện tích 90 m2, có 2 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung, 1 bếp ăn và 2 nhà vệ sinh.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 15: Bản Vẽ Xây Dựng | Công Nghệ 10 | Chương II: Vẽ Kĩ Thuật - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.