Bài tập cuối chương 7 | Giải bài tập Toán 11 Tập 2 | Chương 7: Quan Hệ Vuông Góc Trong Không Gian - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 Tập 2 - Bài tập cuối chương 7

Nội Dung Chính

  1. Trắc nghiệm
  2. Tự luận

Trắc nghiệm

Bài 7.33 trang 64 Toán 11 Tập 2: Cho các phát biểu sau:

(1) (P) và (Q) có giao tuyến là đường thẳng a và cùng vuông góc với mặt phẳng (R) thì a ⊥ (R).

(2) Hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau và có giao tuyến là đường thẳng a, một đường thẳng b nằm trong mặt phẳng (P) và vuông góc với đường thẳng a thì b ⊥ (Q).

(3) Mặt phẳng (P) chứa đường thẳng a và a vuông góc với (Q) thì (P) ⊥ (Q).

(4) Đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (P) và mặt phẳng (P) vuông góc với mặt phẳng (Q) thì a ⊥ (Q).

Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-0

Bài 7.34 trang 64 Toán 11 Tập 2: Cho mặt phẳng (P) vuông góc với mặt phẳng (Q) và a là giao tuyến của (P) và (Q). Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng?

A. Đường thẳng d nằm trên (Q) thì d vuông góc với (P).

B. Đường thẳng d nằm trên (Q) và d vuông góc với a thì d vuông góc với (P).

C. Đường thẳng d vuông góc với a thì d vuông góc với (P).

D. Đường thẳng d vuông góc với (Q) thì d vuông góc với (P).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-1

Bài 7.35 trang 64 Toán 11 Tập 2: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Số đo của góc nhị diện [S, AB, C] bằng SBC.

B. Số đo của góc nhị diện [D, SA, B] bằng 90°.

C. Số đo của góc nhị diện [S, AC, B] bằng 90°.

D. Số đo của góc nhị diện [D, SA, B] bằng BSD.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-2

Gọi O là giao điểm của AC và BD. Kẻ OE ⊥ AB tại E.

Do ABCD là hình vuông nên O là trung điểm của AC và BD.

Xét tam giác ABD có OE // AD (do cùng vuông góc với AB) mà O là trung điểm của BD nên E là trung điểm của AB.

Xét tam giác SAB có SA = SB (do S.ABCD là hình chóp tứ giác đều) nên SAB là tam giác cân tại S mà SE là trung tuyến nên SE đồng thời là đường cao hay SE ⊥ AB.

Do đó [S, AB, C] = SEO, suy ra A sai.

Vì ABCD là hình vuông nên BO ⊥ AC, S.ABCD là hình chóp đều nên SO ⊥ (ABCD) suy ra SO ⊥ AC, SO ⊥ BD.

Vì BO ⊥ AC, SO ⊥ AC nên [S, AC, B] = SOB = 90°, suy ra C đúng.

Kẻ DF ⊥ SA tại F.

Vì SO ⊥ BD và AC ⊥ BD nên BD ⊥ (SAC), suy ra BD ⊥ SA mà DF ⊥ SA nên SA ⊥ (BDF), suy ra SA ⊥ BF.

Vì SA ⊥ BF và DF ⊥ SA nên [D, SA, B] = BFD, suy ra B, D sai.

Bài 7.36 trang 64 Toán 11 Tập 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông và SA ⊥ (ABCD).

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đường thẳng BC vuông góc với mặt phẳng (SAB).

B. Đường thẳng BD vuông góc với mặt phẳng (SAC).

C. Đường thẳng AC vuông góc với mặt phẳng (SBD).

D. Đường thẳng AD vuông góc với mặt phẳng (SAB).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-3

Vì ABCD là hình vuông nên AB ⊥ BC mà SA ⊥ (ABCD) nên SA ⊥ BC.

Có AB ⊥ BC và SA ⊥ BC nên BC ⊥ (SAB). Vậy A đúng.

Vì ABCD là hình vuông nên AC ⊥ BD mà SA ⊥ (ABCD) nên SA ⊥ BD.

Có AC ⊥ BD và SA ⊥ BD nên BD ⊥ (SAC). Vậy B đúng.

Vì ABCD là hình vuông nên AD ⊥ AB mà SA ⊥ (ABCD) nên SA ⊥ AD.

Có AD ⊥ AB và SA ⊥ AD nên AD ⊥ (SAB). Vậy D đúng.

Bài 7.37 trang 64 Toán 11 Tập 2: Thể tích của khối chóp có diện tích đáy bằng S, chiều cao bằng h là:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-4

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có thể tích khối chóp là V = 1/3.S.h.

Tự luận

Bài 7.38 trang 65 Toán 11 Tập 2: Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau và OA = a, OB = a√2 và OC = 2a. Tính khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng ABC.

Lời giải:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-5

Kẻ OD ⊥ BC tại D.

Có OA ⊥ OB, OA ⊥ OC nên OA ⊥ (OBC), suy ra OA ⊥ BC mà OD ⊥ BC nên BC ⊥ (OAD).

Kẻ OE ⊥ AD tại E.

Vì BC ⊥ (OAD) nên BC ⊥ OE mà OE ⊥ AD nên OE ⊥ (ABC).

Do đó d(O, (ABC)) = OE.

Xét tam giác OBC vuông tại O, OD là đường cao có:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-6

Vì OA ⊥ (OBC) nên OA ⊥ OD.

Xét tam giác AOD vuông tại O, OE là đường cao nên

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-7

Bài 7.39 trang 65 Toán 11 Tập 2: Cho tứ diện ABCD có tam giác ABC cân tại A, tam giác BCD cân tại D. Gọi I là trung điểm của cạnh BC.

a) Chứng minh rằng BC ⊥ (AID).

b) Kẻ đường cao AH của tam giác AID. Chứng minh rằng AH ⊥ (BCD).

c) Kẻ đường cao IJ của tam giác AID. Chứng minh rằng IJ là đường vuông góc chung của AD và BC.

Lời giải:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-8

a) Vì tam giác ABC cân tại A, AI là trung tuyến nên AI đồng thời là đường cao hay AI ⊥ BC.

Vì tam giác BCD cân tại D, DI là trung tuyến nên DI đồng thời là đường cao hay DI ⊥ BC.

Có AI ⊥ BC và DI ⊥ BC nên BC ⊥ (AID).

b) Do AH là đường cao của tam giác AID nên AH ⊥ DI.

Vì BC ⊥ (AID) nên BC ⊥ AH mà AH ⊥ DI nên AH ⊥ (BCD).

c) Vì BC ⊥ (AID) nên BC ⊥ IJ, mà IJ là đường cao của tam giác AID nên IJ ⊥ AD. Do đó IJ là đường vuông góc chung của AD và BC.

Bài 7.40 trang 65 Toán 11 Tập 2: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, BC = a và CAB = 30°. Biết SA ⊥ (ABC) và SA = a√2.

a) Chứng minh rằng (SBC) ⊥ (SAB).

b) Tính theo a khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng SC và khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBC).

Lời giải:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-9

a) Do tam giác ABC vuông tại B nên AB ⊥ BC.

Vì SA ⊥ (ABC) nên SA ⊥ BC mà AB ⊥ BC nên BC ⊥ (SAB), suy ra (SBC) ⊥ (SAB).

b) Kẻ AD ⊥ SC tại D. Khi đó d(A, SC) = AD.

Vì SA ⊥ (ABC) nên SA ⊥ AC nên tam giác SAC vuông tại A.

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-10

Bài 7.41 trang 65 Toán 11 Tập 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a. Biết tam giác SAD vuông cân tại S và (SAD) ⊥ (ABCD).

a) Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABCD.

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AD và SC.

Lời giải:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-11

a) Kẻ SE ⊥ AD tại E. Vì tam giác SAD vuông cân tại S nên E là trung điểm của AD.

Có (SAD) ⊥ (ABCD), (SAD) ∩ (ABCD) = AD, SE ⊥ AD nên SE ⊥ (ABCD).

Vì tam giác SAD vuông cân tại S, SE là trung tuyến nên SE = AD/2 = a/2.

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-12

b) Do ABCD là hình vuông nên AD // BC mà BC ⊂(SBC) nên AD // (SBC).

Khi đó d(AD, SC) = d(AD, (SBC)) = d(E, (SBC)).

Kẻ EF // AB (F thuộc BC). Khi đó EF ⊥ BC (vì AB ⊥ BC).

Mà SE ⊥ (ABCD) nên SE ⊥ BC mà EF ⊥ BC nên BC ⊥ (SEF).

Lại có BC ⊂ (SBC) nên (SBC) ⊥ (SEF) và (SBC) ∩ (SEF) = SF.

Kẻ EG ⊥ SF tại G nên EG ⊥ (SBC). Khi đó d(E, (SBC)) = EG.

Do ABCD là hình vuông nên EF = AB = a.

Xét tam giác SEF vuông tại E, EG là đường cao, có

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-13

Bài 7.42 trang 65 Toán 11 Tập 2: Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có độ dài tất cả các cạnh bằng a, AA' ⊥ (ABCD) và BAD = 60°.

a) Tính thể tích của khối hộp ABCD.A'B'C'D'.

b) Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (A'BD).

Lời giải:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-14

a) Gọi O là giao điểm của AC và BD.

Vì hình hộp ABCD.A'B'C'D' có độ dài tất cả các cạnh bằng a nên ABCD là hình thoi, suy ra AO = OC và AC ⊥ BD.

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-15

b) Vì AO ⊥ BD mà AA' ⊥ (ABCD) nên AA' ⊥ BD. Do đó BD ⊥ (AOA').

Suy ra (A'BD) ⊥ (AOA').

Kẻ AE ⊥ A'O tại E. Vì (A'BD) ⊥ (AOA'), (A'BD) ∩ (AOA') = A'O và AE ⊥ A'O nên AE ⊥ (A'BD). Do đó d(A, (A'BD)) = AE.

Xét tam giác ABD có AB = AD = a nên tam giác ABD là tam giác cân tại A mà BAD = 60° nên tam giác ABD đều, suy ra BD = a mà hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-16

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-17

Bài 7.43 trang 65 Toán 11 Tập 2: Cho hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D'. Biết A'.ABCD là hình chóp đều có tất cả các cạnh đều bằng nhau và bằng a. Tính theo a thể tích của khối lăng trụ ABCD.A'B'C'D' và thể tích của khối chóp A'.BB'C'C.

Lời giải:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-18

a) Gọi O là giao điểm của AC và BD.

Do A'.ABCD là hình chóp đều có tất cả các cạnh đều bằng nhau và bằng a nên A'O ⊥ (ABCD).

Vì ABCD là hình vuông cạnh a nên SABCD = a2.

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-19

Bài 7.44 trang 65 Toán 11 Tập 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cân, AB // CD và AB = BC = DA = a, CD = 2a. Biết hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) cùng vuông góc với mặt phẳng đáy (ABCD) và SA = a√2. Tính theo a khoảng cách từ S đến mặt phẳng (ABCD) và thể tích của khối chóp S.ABCD.

Lời giải:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-20

Gọi O là giao điểm của AC và BD.

Vì hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) cùng vuông góc với mặt phẳng đáy (ABCD) nên SO ⊥ (ABCD).

Khi đó d(S, (ABCD)) = SO.

Kẻ AH ⊥ DC tại H, BK ⊥ DC tại K.

Khi đó ABKH là hình chữ nhật nên AB = HK = a.

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-21

Bài 7.45 trang 65 Toán 11 Tập 2: Trên mặt đất phẳng, người ta dựng một cây cột AB có chiều dài bằng 10 m và tạo với mặt đất góc 80°. Tại một thời điểm dưới ánh sáng mặt trời, bóng BC của cây cột trên mặt đất dài 12 m vào tạo với cây cột một góc bằng 120° (tức là ABC = 120°). Tính góc giữa mặt đất và đường thẳng chứa tia sáng mặt trời tại thời điểm nói trên.

Lời giải:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-22

Gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên mặt đất. Khi đó AH ⊥ (BCH).

Ta có góc giữa mặt đất và đường thẳng chứa tia sáng mặt trời là ACH = α.

Xét tam giác AHB vuông tại H, có AH = AB . sin80° = 10 . sin80° (m).

Áp dụng định lí Côsin trong tam giác ABC, có:

AC2 = AB2 + BC2 – 2.AB.BC.cosABC = 102 + 122 – 2.10.12.cos120° = 364

⇒ AC = 2√91 (m).

Xét tam giác AHC vuông tại H, có hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-7-3586-23

Vậy góc giữa mặt đất và đường thẳng chứa tia sáng mặt trời tại thời điểm nói trên khoảng 31°.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài tập cuối chương 7 | Giải bài tập Toán 11 Tập 2 | Chương 7: Quan Hệ Vuông Góc Trong Không Gian - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.