Đọc thêm: Dọn Về Làng | Ngữ Văn 12 - Tập Một | Tuần 12 - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 12 - Tập 1 - Tuần 12


TIỂU DẪN

Nông Quốc Chấn (1923 – 2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh, dân tộc Tày, quê ở xã Châu Khê (nay là xã Cốc Đán), huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn. Ông tham gia cách mạng từ trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Nông Quốc Chấn công tác ở Tỉnh uỷ Bắc Cạn và bắt đầu hoạt động văn hoá, văn nghệ. Ông từng giữ nhiều trọng trách : Chủ tịch Hội Văn nghệ Khu Việt Bắc, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội,...

Tác phẩm chính : Tiếng ca người Việt Bắc (thơ, 1959), Đèo gió (thơ, 1968), Suối và biển (thơ, 1984), cùng một số tập thơ sáng tác bằng tiếng Tày như Việt Bắc đánh giặc, Tiếng lượn cần Việt Bắc, Dám kha Pác Bó,...

Nông Quốc Chấn là một trong những gương mặt văn hoá tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp trí thức các dân tộc thiểu số trưởng thành trong đấu tranh cách mạng và chiến tranh vệ quốc. Đóng góp nổi trội của ông trong lĩnh vực sáng tác là thơ. Thơ Nông Quốc Chấn mang xúc cảm chân thành, chất phác, lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi : giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

hinh-anh-doc-them-don-ve-lang-2731-0

NÔNG QUỐC CHẤN

Dọn về làng (1950) là bài thơ viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều đau thương mà anh dũng. Bài thơ được trao giải Nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc-lin, sau đó được dịch đăng trên tạp chí Châu Âu.

VĂN BẢN

            Mẹ ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng
            Tay bị chết bị bắt sống hàng đàn
            Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
            Người đồng như kiến, súng đầy như củi
            Sáng mai về làng, sửa nhà phát cỏ
            Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai

         Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy
            Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi
            Nhớ một hôm mịt mù mưa rơi
            Cơn gió bão trên rừng cây đổ
            Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
            Đường đi lại vắt bám đầy chân.

            Súng nổ kìa ! Giặc Tây lại đến lùng,
            Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi,
            Nó vét hết áo quần trong túi,
            Mẹ địu em chạy tót lên rừng
            Lần đi trước, mẹ vẫy con sau lưng
            Tay dắt bà, vai đeo đầy tay nải
            Bà bị loà mắt không biết lối bước đi.

            Làm sao bây giờ ? Ta phải chống
            Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh
            Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây
            Súng liền nổ ngay cùng một loạt
            Cha ngã xuống nằm trên mặt đất Cha ơi !
            Cha không biết nói rồi...
            Chúng con còn thơ, ai dạy nuôi
            Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời !
            Mẹ ngồi khóc con cúi đầu cũng khóc
            Sợ Tây nghe, mẹ dỗ “nín”, con im
            Lán anh em rải rác không biết nơi tìm
            Không ván, không người đưa cha đi chôn cất
            Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
            Con cởi áo liệm thân cho bố,
            Mẹ con ẵm cha đi nằm ở chân rừng
            Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt...
            Mày sẽ chết ! Thằng giặc Pháp hung tàn
            Băm xương thịt mày, tao mới hả !

            Hôm nay Cao – Bắc – Lạng cười vang|
            Dọn lán, rời rừng, người xuống làng
            Người nói cỏ lay trong rừng rậm
            Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con
            Đường cái kêu vang tiếng ô tô
            Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ
            Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá
            Từ nay không ngập cỏ lối đi
            Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối
            Quả trong vườn không lo tự chín, tự rụng
            Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vũng

            Mặt trời lên ! Sáng rõ rồi mẹ ạ !
            Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà
            Giặc Pháp, Mĩ còn giết người, cướp của trên đất ta
            Đuổi hết nó đi, con sẽ về trong mẹ.

Mùa đông, 1950               

(Tác giả dịch từ tiếng Tày,
Tuyển tập Nông Quốc Chấn, NXB Văn học, Hà Nội, 1988)

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp đã được diễn tả như thế nào ?

2. Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ?

3. Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Đọc thêm: Dọn Về Làng | Ngữ Văn 12 - Tập Một | Tuần 12 - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 - Tập Một

  1. Tuần 1
  2. Tuần 2
  3. Tuần 3
  4. Tuần 4
  5. Tuần 5
  6. Tuần 6
  7. Tuần 7
  8. Tuần 8
  9. Tuần 9
  10. Tuần 10
  11. Tuần 11
  12. Tuần 12
  13. Tuần 13
  14. Tuần 14
  15. Tuần 15
  16. Tuần 16
  17. Tuần 17
  18. Tuần 18

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.