I – HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Thảo luận chung về đề bài để xác định vấn đề nghị luận, hệ thống ý, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài viết.
2. Lập dàn ý tóm lược theo yêu cầu của đề bài :
Mở bài : Dẫn ý kiến cần nghị luận và giới thiệu hướng nghị luận.
Thân bài : Lần lượt triển khai các ý. Chú ý lựa chọn các dẫn chứng phù hợp. Ví dụ, với đề 1, cần triển khai một số ý sau :
– Khái niệm “tình thương”
– Ý nghĩa và tác dụng của tình thương giữa người với người, giữa người với thiên nhiên và tạo vật,...
– Những tấm gương giàu tình thương cần noi theo và những biểu hiện của lối sống ích kỉ, thiếu tình thương cần phê phán.
Kết bài : Bài học về cách sống, cách ứng xử của bản thân.
3. Sau khi nhận được bài trả, anh (chị) thực hiện tiếp các việc :
a) Đối chiếu với yêu cầu của đề, so sánh dàn ý vừa lập với bài viết, nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình.
b) Đọc kĩ lời nhận xét của thầy (cô) giáo để hiểu rõ, hiểu sâu hơn những điểm cần rút kinh nghiệm.
II – LUYỆN TẬP Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ CHO BÀI VIẾT SAU
1. Chữa lại những sai sót trong bài làm văn của mình, trước hết là sai sót về nội dung, sau đó là sai sót về chính tả, dùng từ, viết câu,...
2. Nếu cần, hãy lập lại dàn ý chi tiết hoặc viết lại bài (viết cả bài hoặc viết phần thân bài) để tự luyện tập, rút kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn cho bài làm văn sau.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn