Nội Dung Chính
ĐỌC
Kể về tiết mục văn nghệ đáng nhớ nhất mà em đã được xem hoặc tham gia.
THI NHẠC
Hôm nay là ngày thi tốt nghiệp của các học trò thấy giáo vàng anh.
Ve sầu được thầy mời trình bày tác phẩm trước tiên. Mặc áo măng tô trong suốt, đôi mắt nâu lấp lánh, đầy vẻ tự tin, ve sầu biểu diễn bản nhạc "Mùa hè". Gian phòng tràn ngập âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cla-ri-nét trong sáng, xen-lô ấm áp,... Tiếng nhạc gợi màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng, bầu trời xanh mênh mông. Bên hàng giậu, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì. Thấy giáo xúc động, cúi xuống ghi điểm.
Sau ve sầu, gà trống đĩnh đạc bước lên, kiêu hãnh ngắng đầu với cái mũ đỏ chói. Gà mở đầu khúc nhạc "Bình mình" bằng tiết tấu nhanh, khoẻ, đấy hứng khởi: Tờ-réc... To-re-te-te-te... Phần cuối bản nhạc là niềm mãn nguyện khi thấy mặt trời lên rực rỡ. Tiết tấu trở nên vui nhộn khi gà sử dụng bộ gõ: Cục – cục!... Cục - cục!... Cục - cục!...
Đến lượt dế mèn. Dề bước ra khoẻ khoắn và trang nhã trong chiếc áo nâu ông. Bản nhạc "Mùa thu" gợi hình ảnh những chiếc lá khô xoay tròn, rơi rơi trong nắng. Tiếng gió xào xạc thắm thì với lá... Đôi mắt thấy vàng anh nhoà đi.
Trong tà áo dài tha thướt, hoạ mi trông thật dịu dàng, uyển chuyển. Bản nhạc "Mùa xuân" vang lên réo rắt, say đắm, rồi dần chuyển sang tiết tấu rạo rực, tưng bừng. Những giọt mưa xuân rơi trên đôi má nóng rực. Những chiếc mầm bật khỏi cành. Hoa đào rộ lên hoa mắt...
Thấy vàng anh đứng dậy, vẻ nghiêm trang. Các học trò im lặng, hồi hộp.
- Thấy rất vui vì sự thành công của các em. Các em đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai. Cảm ơn các em đã cho thấy niềm vui này.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
Từ ngữ
- Tiết tấu: nhịp điệu của âm nhạc.?
- Vi-ô-lông, cla-ri-nét, xen-lô: tên nhạc cụ.
1. Câu chuyện có những nhân vật nào? Những nhân vật đó có điểm gì giống nhau?
2. Giới thiệu về tiết mục của một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện.
- Tên nhân vật
- Ngoại hình, trang phục của nhân vật
- Những hình ảnh được gợi ra từ bản nhạc mà nhân vật biểu diễn
3. Vì sao thấy vàng anh rất vui và xúc động khi xem các học trò biểu diễn?
4. Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên? Chọn câu trả lời đúng.
A. Nhiều loài vật có tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót rất hay.
B. Thế giới của các loài vật muôn màu, muôn vẻ.
C. Mỗi người hãy tạo cho mình nét đẹp riêng.
1. Tìm danh từ trong các câu dưới đây:
a. Sau ve sầu, gà trống đĩnh đạc bước lên, kiêu hãnh ngẩng đầu với cái mũ đó chói.
b. Dế bước ra khoẻ khoắn và trang nhã trong chiếc áo nâu ông.
c. Trong tà áo dài tha thướt, hoạ mi trông thật dịu dàng, uyển chuyển.
2. Đặt 1 - 2 câu về nhân vật yêu thích trong bài đọc Thì nhạc. Chỉ ra danh từ trong câu em đặt.
VIỆT
TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN
1. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Đọc câu chuyện "Thi nhạc" của nhà văn Nguyễn Phan Hách, những dòng chữ cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim hoạ mi,... hoá thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng như vẻ ra trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,... Nhân vật thấy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thấy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí tôi,
a. Đoạn văn trên nói về điều gì? Chọn câu trả lời đúng.
A. Nội dung của câu chuyện Thi nhạc
B. Lí do yêu thích câu chuyện.
C Ý nghĩa của câu chuyện.
b. Người viết muốn nói gì ở câu mở đầu đoạn văn?
c. Vì sao người viết yêu thích câu chuyện? Những từ ngữ, câu văn nào cho biết điều đó?
G:
d. Câu kết đoạn nói gì?
2. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện "Bà cháu" của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khó nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người châu, vàng bạc, châu báu,... nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất, hai người cháu đã xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: "Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
(Vinh Nga)
a. Câu mở đoạn có điểm nào giống với đoạn văn ở bài tập 1?
b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?
c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?
Cách 1 - Mở đoạn: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ. - Thân đoạn: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện. | Cách 2 - Mở đoạn: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ. - Thân đoạn: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện. - Kết đoạn: Tiếp tục khẳng định ý kiến nêu ở mở đoạn. |
3. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Cách sắp xếp ý trong đoạn (mở đoạn, thân đoạn,...).
- Cách nêu lí do yêu thích câu chuyện.
- Cách thức trình bày đoạn văn.
Ghi nhớ
Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.
NÓI VÀ NGHE
TÔI VÀ BẠN
Yêu cầu: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của bản thân.
1. Nói về bản thân.
a. Giới thiệu bức chân dung tự hoạ (nếu có).
b. Nêu đặc điểm nổi bật của bản thân (giải thích rõ từng đặc điểm hoặc đưa ví dụ minh hoạ).
2. Trao đổi.
a. Nêu những điểm tốt của một người bạn mà em muốn học tập.
b. Nói điều em mong muốn ở bạn.
1. Giới thiệu với người thân về đặc điểm nổi bật của những người bạn mà em yêu quý.
2. Tìm đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn