Bài 20: Bầu Trời Mùa Thu | Tiếng Việt 4 - Tập 1 | Tuần 11 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Bài 20

Nội Dung Chính

  1. ĐỌC
  2. VIẾT
  3. ĐỌC MỞ RỘNG

ĐỌC

Trao đổi với bạn: Bầu trời đẹp nhất vào lúc nào? Vì sao?

BẦU TRỜI MÙA THU

Giờ học hôm nay, thầy giáo cùng cả lớp đi ra cánh đồng. Buổi sáng mùa thu mát mẻ. Thầy nói:

- Các em hãy nhìn lên bầu trời. Mùa hè, nó rất nóng với những tia nắng mặt trời chói chang. Còn bây giờ, bầu trời thế nào? Các em hãy suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để nói về bầu trời.

Các cô cậu học trò nhìn lên trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:

- Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

- Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – Thầy hỏi.

- Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt nên đừng yên với màu xanh nhạt.

Các bạn khác tiếp tục nói:

- Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.

- Bầu trời xanh biếc.

Thấy cô bé Va-li-a vẻ mặt đăm chiêu, thấy giáo hỏi:

- Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thế?

- Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình.

- Em đã tìm được chưa?

- Bầu trời dịu dàng. - Va-li-a khẽ nói và mỉm cười.

Sau đó, mỗi em đều muốn nói về bầu trời bằng những từ ngữ của riêng mình:

- Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.

- Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

- Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ, chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.

Cứ thế, các cô cậu hào hứng suy nghĩ và tưởng tượng để nói về bầu trời theo cách của riêng mình.

(Theo Xu-khóm-lin-xki, Mạnh Hưởng dịch)

Từ ngữ

Trầm ngâm: có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì.

1. Các bạn học sinh được thầy giáo giao cho nhiệm vụ gì?

2. Em có nhận xét gì về cách tả bầu trời của các bạn nhỏ trong những câu văn dưới đây?

Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.

Bầu trời dịu dàng.

Bầu trời buồn bã.

Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

Bầu trời ghé sát mặt đất... Bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.

3. Trong bài có rất nhiều câu văn tả bầu trời, em thích câu văn nào? Vì sao?

4. Theo em, vì sao hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau?

5. Viết 1 – 2 câu văn tả bầu trời theo quan sát và cảm nhận của em.

 

1. Câu văn nào dưới đây sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hoá?

   A. Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

   B. Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng.

   C. Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.

   D. Bầu trời dịu dàng.

2. Đặt câu kể, tả về một hiện tượng thiên nhiên, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.

mây   gió   nắng   mưa   bão

VIẾT

TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG

1. Nghe thầy cô giáo nhận xét bài làm của cả lớp.

2. Đọc nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong đoạn văn em viết.

- Đoạn văn có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn không?

- Những điều em tưởng tượng có kết nối với câu chuyện không?

- Đoạn văn có mắc lỗi về dùng từ, viết câu, chính tả không?

3. Trao đổi với bạn để tìm cách sửa lỗi, khắc phục nhược điểm trong bài làm của mình. Viết lại câu văn em muốn chỉnh sửa cho hay hơn.

4. Đọc bài làm của các bạn trong nhóm hoặc bài làm được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập.

Cách viết mở đoạn có sức cuốn hút.

Cách viết kết đoạn gây bất ngờ hoặc có sức gợi mở.

Những chi tiết tưởng tượng độc đáo, thú vị, có nhiều sáng tạo

ĐỌC MỞ RỘNG

1. Đọc sách báo viết về các thông tin khoa học và công nghệ.

"Mười vạn câu hỏi vì sao" là bộ sách gồm 12 tập, chứa đựng một khối lượng kiến thức khoa học đồ sộ, thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, được trình bày một cách dễ hiểu, sinh động.

Cuốn truyện tranh "Tìm hiểu về các phát minh" kế về những phát minh đầy vui nhộn, giúp các em có thêm hiểu biết về khoa học, học hỏi ý chí bền bỉ, lòng quyết tâm và tính sáng tạo của các nhà khoa học.

Cuốn sách “Một trăm phát minh làm nên lịch sử cung cấp những thông tin thú vị về sự ra đời của các loại dụng cụ và thiết bị hữu dụng như bóng điện, ti vi, ô tô....

2. Viết phiếu đọc sách theo mâu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH
Tên sách báo: (...) Tác giả: (...) Ngày đọc: (...)
Nội dung chính: (...)
Kiến thức hoặc phát minh khoa học được nói tới: (...)
Thông tin bổ ích đối với em: (...)
Mức độ yêu thích: ☆☆☆☆☆

3. Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc.

Chia sẻ với người thân về những thông tin bổ ích trong sách báo em và các bạn đã đọc.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 20: Bầu Trời Mùa Thu | Tiếng Việt 4 - Tập 1 | Tuần 11 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.