Bài 23: Bét-tô-ven Và Bản Xô-nát Ánh Trăng | Tiếng Việt 4 - Tập 1 | Tuần 13 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Bài 23


ĐỌC

Kể tên một số bài hát thiếu nhi em yêu thích. Tác giả của những bài hát đó là ai?

BÉT-TÔ-VEN VÀ BẢN XÔ-NÁT ÁNH TRĂNG

Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trên thế giới. Ông đã sáng tác nhiều bản nhạc nổi tiếng, trong số đó có Bản xô-nát Ánh trăng.

Tương truyền, vào một đêm trăng sáng, Bét-tô-ven đến cây cầu bắc qua dòng sông Đa-nuýp xinh đẹp trong thành Viên. Đứng trên cầu, ông say sưa ngắm dòng sông lấp lánh ánh trăng trong một không gian tĩnh lặng. Bỗng Bét-tô-ven nghe thấy tiếng dương cầm văng vẳng ở phía xа. Tiếng đàn đã đưa bước chân Bét-tô-ven đến một ngôi nhà trong khu lao động. Đến đó, ông bắt gặp một người cha đang chăm chú ngồi nghe cô con gái mù của mình chơi đàn. Thấy Bét-tô-ven, người cha đau khổ chia sẻ rằng: Con gái ông có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp. Nhưng ông rất buồn vì chẳng bao giờ ông có thể giúp con thực hiện được ước mơ của mình.

hinh-anh-bai-23-bet-to-ven-va-ban-xo-nat-anh-trang-7791-0

Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp. Trong tâm trí của hai cha con, dường như không còn cuộc sống khổ đau vì tật bệnh, chỉ còn một thế giới huyền ảo, lung linh, tràn ngập ánh trăng. Cô gái mù có cảm giác mình đang được ngắm nhìn, đùa giỡn với ánh trăng. trên dòng sông Đa-nuýp.

Bản xô-nát Ánh trăng ra đời từ đó.

(Theo Bét-tô-ven – Nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thế giới)

Từ ngữ

- Xô-nát: bản nhạc gồm ba hoặc bốn chương khác nhau về nhịp điệu nhưng nối tiếp nhau.

- Sông Đa-nuýp: sông dài thứ hai ở Châu Âu, chảy qua nhiều nước Trung Âu và Đông Âu, trong đó có nước Áo.

- Viên: thủ đô của nước Áo.

- Đàn dương cầm: tên gọi khác của đàn piano.

1. Đoạn mở đầu giới thiệu những gì vé Bét-tô-ven?

2. Bét-tô-ven đã gặp cha con cô gái mù trong hoàn cảnh nào? Cô gái mù có ước mơ gì?

3. Bét-tô-ven đã làm gì để giúp cô gái thực hiện ước mơ của mình?

4. Tìm những câu văn miêu tả vẻ đẹp của bản nhạc mà Bét-tô-ven đã dành tặng cô gái mù.

5. Vì sao bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là "Bản xô-nát Ánh trăng"?

hinh-anh-bai-23-bet-to-ven-va-ban-xo-nat-anh-trang-7791-1

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH TỪ

1. Tìm tính từ trong bài đọc Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng theo yêu cầu dưới đây:

Tính từ chỉ đặc điểm của tiếng nhạc (da diết,...)

Tính từ chỉ đặc điểm của dòng sông (xinh đẹp,...)

2. Chọn tính từ trong khung để hoàn thiện các thành ngữ sau:

trắng     hiền
đen        xấu
đỏ         đẹp

(...) như bụt

(...) như than

(...) như gấc

(...) như ma

(...) như tuyết

(...) như tiên

3. Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu.

Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ...
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Hoa nở chói ngời
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
A, nắng lên rồi
Mặt trời đỏ chót...

                   (Theo Định Hải)

hinh-anh-bai-23-bet-to-ven-va-ban-xo-nat-anh-trang-7791-2

a. Tìm các tính từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ. Mỗi tính từ đó được dùng để tả đặc điểm của sự vật nào?

b. Viết 2-3 câu có sử dụng tính từ em tìm được ở bài tập a.

VIẾT

TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐƠN

1. Đọc đơn dưới đây và trả lời câu hỏi.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN THAM GIA CÂU LẠC BỘ SÁNG TẠO

Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Trung Hoà.

Em tên là: Vũ Nam Hải, học sinh lớp 4C.

Em viết đơn này xin được trình bày với Ban Giám hiệu nhà trường một việc như sau:

Hiện nay, nhà trường đang mở nhiều câu lạc bộ sau giờ học để học sinh phát huy năng khiếu và sở thích. Em thấy mình phù hợp với các hoạt động của Câu lạc bộ Sáng tạo. Vì thế, em viết đơn này đề nghị nhà trường cho phép em tham gia Câu lạc bộ Sảng tạo vào chiều thứ Ba và thứ Năm hằng tuần.

Em xin hứa sẽ nhiệt tình tham gia các hoạt động do Câu lạc bộ tổ chức và luôn chấp hành nội quy của Câu lạc bộ.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trung Hoà, ngày 11 tháng 10 năm 2022
Người viết đơn                

Ý kiến phụ huynh

Vũ Nam Hải                  

 

a. Đơn trên được viết nhằm mục đích gì?

b. Đơn do ai viết? Đơn được gửi cho ai?

c. Người viết đã trình bày những gì trong đơn?

d. Đơn gồm có những mục nào? Nêu cách sắp xếp các mục đó.

2. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đơn.

- Thông tin về người viết, người nhận đơn.

- Cách viết nội dung đơn (giới thiệu bản thân, lí do viết đơn, lời hứa,...).

- (...)

Ghi nhớ

Cần trình bày đơn đúng quy định:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ

- Nơi và ngày viết đơn

- Nơi nhận đơn

- Nội dung đơn (giới thiệu bản thân, lí do viết đơn, lời hứa, lời cảm ơn)

- Địa điểm, thời gian viết đơn

- Chữ kí và họ tên người viết đơn

Trao đổi với người thân về một tình huống cần viết đơn.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 23: Bét-tô-ven Và Bản Xô-nát Ánh Trăng | Tiếng Việt 4 - Tập 1 | Tuần 13 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.