Bài 10: Tiếng Nói Của Cỏ Cây | Tiếng Việt 4 - Tập 1 | Tuần 5 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Tuần 5 - Bài 10

Nội Dung Chính

  1. ĐỌC
  2. VIẾT
  3. NÓI VÀ NGHE

ĐỌC

Chia sẻ với các bạn những điều em biết về cách trồng hoặc chăm sóc cây cối. Ví dụ:

- Trồng cây ở chỗ có đủ ánh sáng
- Làm cỏ vườn thường xuyên.
- Đảm bảo cây nhận được đủ nước
- (...)

TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY

Những ngày hè ở nhà ông bà. Ta-nhi-a được thoả thích chạy nhảy trong vườn. Thấy khóm hoa hồng bạch có vẻ chặt chỗ cô bé liền bứng một cây nhỏ nhất trồng vào chỗ đất trắng dưới cửa sổ. Ngắm nghía một hồi cảm thấy chưa hài lòng, cô đến bên khóm huệ huệ, chọn một cây đem trồng cạnh cây hoa hồng.

Những đêm hè thường có mưa rào làm cho đất dịu mặt. Sảng sáng mặt trời hiền hoà là rang trên bầu trời mới được tắm gội. Muôn hoa vui sướng chào đón ánh dương, cùng nhau lưng bừng nở và ở kia lại hoa hóng được chuyển chỗ mới đẹp làm sao! Những bông hoa màu trắng dịu, cánh hoa trong suốt lung linh. Hoa nở nhiều đến nỗi cả bụi như phủ đầy tuyết trắng. Hàng xóm đi qua trông thấy bụi hoa hồng dưới của số, đều hỏi:

- Đây là giống hoa mới phải không?

- Không ạ! Vẫn giống cây đó thôi.

Ta-nhi-a chỉ cho mọi người khóm hỏng cũ: Hoa của chúng nhỏ hơn và không rực rỡ bằng. Kì lạ thay, cây hoa huệ dưới cửa số giờ đây cũng đẹp trội hơn hẳn những cây mà nó sống cạnh trước kia. Những bông huệ trắng muốt, đẹp như một nàng tiên trong truyện cổ tích.

Ta-nhi-a nghĩ mãi về nguyên nhân biến đổi của cây. Có lẽ là do chỗ ở mới của chúng thoảng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất.

Đêm ấy, bên cửa số mở rộng, có tiếng thở nhẹ mơ hồ xen lẫn tiếng thì thầm:

- Bạn thân mến! - Bụi hoa hồng khẽ nói. - Hơi thở của bạn làm tôi dễ chịu quá.

- Cảm ơn bạn. - Cây hoa huệ cất giọng nhẹ nhàng. - Không có bạn, tôi làm sao được tươi tắn thế này.

(Theo Ben-la Đi-giua, Nguyễn Trung dịch)

Từ ngữ

- Bứng (cây): đào cây cùng bầu đất xung quanh rễ đề chuyến đi trồng ở nơi khác.
- Mơ hồ: không rõ ràng, không xác thực.

1. Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà?

2. Nêu công việc Ta-nhi-a đã làm trong vườn nhà ông bà theo các ý sau:

Việc đã làm → Lí do

3. Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây huệ nở hoa đẹp như thế nào?

4. Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đối của cây hồng và cây huệ là gì?

5. Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm gì trong mùa hè?

1. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp.

hinh-anh-bai-10-tieng-noi-cua-co-cay-5668-0

2. Đóng vai cây hoa hồng hoặc cây hoa huệ trong câu chuyện Tiếng nói của cỏ cây, đặt câu nêu cảm xúc của cây khi trở nên đẹp hơn trước. Tìm động từ chỉ trạng thái trong câu em đặt.

VIẾT

LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.

1. Chuẩn bị.

a. Chọn hoạt động trải nghiệm (ví dụ: tham quan làng nghề truyền thống, làm một số sản phẩm thủ công, tham gia hoạt động của một câu lạc bộ......

b. Liệt kê các việc đã làm, sắp xếp các việc theo trình tự hợp lí.

2. Lập dàn ý.

Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, lập dàn ý theo hướng dẫn dưới đây:

Mở bài: Giới thiệu hoạt động trải nghiệm
     Cách 1: Giới thiệu hoạt động (tên hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động,...)
     Cách 2: Nêu tên hoạt động và lí do em muốn tham gia hoạt động.

Thân bài: Kể lại hoạt động trải nghiệm
- Kể lần lượt các hoạt động theo trình tự (sử dụng các từ ngữ đầu tiên, tiếp theo, sau đó, trong khi đó, bên cạnh đó, cuối cùng....).
- Mỗi hoạt động cần nêu cụ thể (hoạt động diễn ra trong bao lâu, ở địa điểm nào, em tham gia cùng với ai.....).
- Có thể kết hợp nêu nhận xét, đánh giá về hoạt động (hoạt động ấn tượng nhất, thú vị nhất....).

Kết bài: Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc về hoạt động trải nghiệm

- Nêu kết quả của hoạt động (hiểu thêm về di tích, làng nghề.......
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động (yêu thích, thú vị, tự hào,...).

3. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

- Các hoạt động được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Nêu rõ kết quả của các hoạt động, việc làm.
- Chú ý thể hiện suy nghĩ, cảm xúc khi tham gia hoạt động.

NÓI VÀ NGHE

TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ

Yêu cầu: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về sự việc đó.

1. Nói.

- Dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động Viết, em hãy thuật lại hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu.
- Khi nói, cần thể hiện cảm xúc của mình qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ... để người nghe cảm nhận được hoạt động trải nghiệm đó thực sự đáng nhớ đối với em.
- Để làm nổi bật nội dung của hoạt động trải nghiệm em đã tham gia, có thể kết hợp sử dụng tranh ảnh, sơ đó, đồ vật,...

hinh-anh-bai-10-tieng-noi-cua-co-cay-5668-1

2. Trao đổi, góp ý.

- Hoạt động được giới thiệu rõ thời gian, địa điểm, những người tham gia....
- Nội dung các hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự.
- Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người nói được thể hiện qua lời nói, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ.....

1. Nói với người thân những trải nghiệm thú vị mà các bạn ở lớp đã chia sẻ.

2. Tìm đọc bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống giúp ta khôn lớn, trưởng thành

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 10: Tiếng Nói Của Cỏ Cây | Tiếng Việt 4 - Tập 1 | Tuần 5 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.