Nội Dung Chính
ĐỌC
Giới thiệu về một bức tranh em vẽ. Nói về những màu sắc trong bức tranh ấy.
VẼ MÀU
Màu đỏ cánh hoa hồng
Nhuộm bừng cho đôi má
Còn màu xanh chiếc lá
Làm mát những rặng cây.
Bình minh treo trên máy
Thả nắng vàng xuống đất
Gió mang theo hương ngát
Cho ong giỏ mật đầy.
Còn chiếc áo tím này
Tặng hoàng hôn sẫm tối
Những đôi mắt biết nói
Vẽ màu biển biếc trong.
Màu nâu này biết không
Từ đại ngàn xa thẳm
Riêng đêm như màu mực
Để thắp sao lên trời.
Mắt nhìn khắp muôn nơi
Sắc màu không kế hết
Em tô thêm màu trắng
Trên tóc mẹ sương rơi...
(Bảo Ngọc)
Từ ngữ
Đại ngàn: khu rừng rộng lớn, có nhiều loại cây to sống lâu năm.
1. Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật dưới đây:
hoa hồng nắng đêm
lá cây hoàng hôn rừng đại ngàn
2. Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào?
3. Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ "Em tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ sương rơi..."?
4. Chọn một sự vật được nói đến trong bài thơ (nắng, hoàng hôn, rừng đại ngàn,...), tả màu sắc của sự vật đó theo cách của em.
* Học thuộc lòng bài thơ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BIỆN PHÁP NHÂN HOÁ
1. Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn?
Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các ả cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,.... Đạo mạo như bác giang, bác dẽ cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.
(Theo Xuân Quỳnh)
2. Tìm trong đoạn thơ dưới đây những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để kế, tả về con vật.
Mỗi sáng mai về
Gió lo dậy trước
Tay gió vuốt ve
Mắt rờn mặt nước.
Con sông thức tỉnh
Uốn mình, vươn vai
Giấc ngủ còn dính
Trên mi sương dài.
Hàng cây dậy theo
Cây sấu lá nhiều
Cây bàng lá mượt
Tre ngà lá thêu.
Nghìn lá vỗ tay
Theo hơi gió nhịp
Trâu ơi! Buổi cày
Dậy mau cho kịp.
(Huy Cận)
3. Trong bài thơ dưới đây, những con vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?
Ngủ rồi
Gà mẹ hỏi gà con:
- Đã ngủ chưa đấy hả?
Cả đàn gà nhao nhao:
- Ngủ cả rồi đấy ạ!
(Phạm Hồ)
Ghi nhớ
Nhân hoá là biện pháp dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động,... của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật.... làm cho chúng trở nên gần gũi, sinh động hơn.
4. Đặt 1 – 2 câu về con vật hoặc cây cối, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
VIẾT
TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
1. Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gỗ cửa nhà chích choè, chích choè mải hót... Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.
(Theo Vũ Tú Nam)
a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây được viết thêm những gì so với đoạn văn của Vũ Tú Nam?
Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải mùa, chỉ trả lời: "Tớ còn bận tập múa.". Gõ kiến đến nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ kiến gõ cửa nhà chích choè, chích choè liến thoắng: “Tớ còn bận luyện giọng. Với lại, đường xa vạn dặm, tớ thì bé nhỏ, chân yếu cảnh mềm, làm sao đi được!”. Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.
b. Theo em, các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên có gì thú vị?
2. Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích cách viết nào?
Viết thêm chi tiết (lời kể, tả...) cho câu chuyện | Viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện | Thay hoặc viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện |
3. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
G:
- Theo em, còn những cách viết đoạn văn tưởng tượng nào khác ngoài những cách được nêu ở bài tập 2?
- Làm thế nào để viết được đoạn văn tưởng tượng thú vị, hấp dẫn?
Ghi nhớ
- Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.
- Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như:
+ Bổ sung chi tiết (lời kể, tả,...).
+ Bổ sung lời thoại của nhân vật.
+ Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.
+ (...)
Ngoài ra, có thể thay đổi, bổ sung thêm chỉ tiết cho câu chuyện gốc bằng những cách khác.
Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn